Tân Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: “MXH không phải ảo nữa mà thật rồi“

VOV.VN - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định điều này khi lần đầu tiên trả lời chất vấn trước Quốc hội về thông tin sai trên mạng và xử lý "sim rác".

Tại phiên chất vấn chiều nay (31/10), Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương – Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội cho rằng lâu nay một số cá nhân trên mạng xã hội cho mình cái quyền thích nói gì thì nói, xúc phạm ai thì xúc phạm. Ví dụ sau lấy phiếu tín nhiệm, có nhiều phát ngôn xúc phạm đến các Bộ trưởng.

“Tôi xin hỏi Chính phủ, Bộ Công an có cần xử lý và xử lý được tình trạng này không?” – ông Nguyễn Sỹ Cương đặt câu hỏi.

Một vấn đề khác mà vị đại biểu này đặt ra là tình trạng "sim rác", dù có giảm nhưng vẫn tồn tại. “Nay ta có một Bộ trưởng Bộ TT-TT xuất thân từ một nhà mạng. Vậy xin hỏi Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng là có chấm dứt được tình trạng "sim rác" không?”

"Không thể bỏ trận địa không gian mạng"

Lần đầu tiên trả lời trước Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, câu chuyện thông tin sai trên mạng xã hội là câu chuyện toàn cầu, kể cả nước lớn như Mỹ hay nhỏ như Timor Leste cũng gặp phải và “càng ngày càng nặng hơn”.

Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng (Ảnh:Zing.vn)

Vị Bộ trưởng này cho rằng, chúng ta "sống" trên không gian mạng chục năm, chưa nhiều kinh nghiệm và sự phát triển còn tiếp tục. Trong khi đời sống thực có kinh nghiệm nhiều nghìn năm và có những kinh nghiệm trong đời sống có thể “mang sang không gian mạng”.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, trước tiên phải tường minh thế nào là thông tin sai thì phải sửa quy định pháp luật. Thứ hai là phải có công cụ giám sát, phân tích, đánh giá, tức phải dùng công nghệ.

Hiện trên không gian mạng thì bằng tiếng Việt có khoảng 100 triệu thông tin, con người không thể làm được mà phải dùng công nghệ. Do đó, Bộ bước đầu xây dựng trung tâm quốc gia giám sát an toàn thông tin trên không gian mạng, có thể phân tích đánh giá số lượng thông tin trên.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng nhấn mạnh phải có công cụ “quét rác”. Đây cũng là câu chuyện vừa pháp luật vừa công nghệ. Thứ nhất là chỉ ra đầu mối và Chính phủ sẽ quyết định điều này. Thứ hai công cụ “dọn dẹp” là công nghệ có thể làm được.

“Cái khó của ta là mạng xã hội xuyên biên giới, họ cung cấp ở nước ngoài vào Việt Nam. Ta cần mạnh tay hơn yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ tuân thủ luật pháp Việt Nam” – ông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh và cho biết có thể học kinh nghiệm quốc tế như EU và một số nước ASEAN đã làm, cương quyết thượng tôn pháp luật. Cùng với đó là có chế tài xử lý người đưa thông tin sai.

“Mạng xã hội không phải ảo nữa mà thật rồi, không thể bỏ trận địa này” – Bộ trưởng Bộ TT-TT khẳng định.

Xử lý căn cơ "sim rác" cần cơ sở dữ liệu công dân

Về băn khoăn của đại biểu liên quan đến “sim rác”, ông Nguyễn Mạnh Hùng phân tích, gốc của vấn đề nằm ở chỗ ta phải có cơ sở dữ liệu công dân chính xác, phải xác định mối quan hệ của người đăng ký gắn vào sim và chứng minh nhân dân.

Theo ông, nhiều nước cài vào chứng minh nhân dân thông tin ID duy nhất như ảnh, vân tay. Khi đăng ký chỉ cần cắm chứng minh nhân dân vào máy là các thông tin hiện lên để xác thực với cơ sở dữ liệu và chứng minh chủ sở hữu sim. Đây là giải pháp căn cơ nhất.

“Ta chưa làm căn cơ được thì dùng nhiều biện pháp và tình hình cũng tốt lên, nhưng cần nhanh chóng xây dựng cơ sở dữ liệu công dân, không chỉ cho vấn đề “sim rác” mà cho cả Chính phủ điện tử” – tân Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trả lời trước Quốc hội.

"Vu khống, tống tiền, phỉ báng cũng từ "sim rác"

Nêu ý kiến sau phần trả lời của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Đại biểu Nguyễn Thanh Hồng cho rằng thông tin bịa đặt, nói xấu thì Luật An ninh mạng quy định cụ thể, có biện pháp bảo vệ để giải quyết nội dung như đại biểu Nguyễn Sỹ Cương đã nêu.

Còn vấn đề “sim rác” được đặt ra từ rất lâu, đến nay tình hình có giảm nhưng vẫn diễn ra. Theo đại biểu, tin độc, tin xấu, vu khống, tống tiền, phỉ báng cũng bắt đầu từ “sim rác”.

“Quản lý là một chuyện nhưng các doanh nghiệp có đồng hành và thực hiện quy định hay không. Viettel cung cấp một lượng "sim rác" lớn ra thị trường. Nói chờ đến bao giờ có cơ sở dữ liệu công dân thì quá bị động” – ông Nguyễn Thanh Hồng nói.

Cũng tranh luận với Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương cho rằng thông tin xúc phạm cá nhân trên mạng rất nặng nề, nhất là với các thành viên Chính phủ và đại biểu Quốc hội cũng không phải ngoại lệ.

“Tôi đề nghị Bộ Công an trả lời là có xử lý và xử lý được không” – vị đại biểu này một lần nữa đặt vấn đề./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chân dung tân Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng
Chân dung tân Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng

VOV.VN - Quốc hội đã phê chuẩn việc bổ nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đối với ông Nguyễn Mạnh Hùng.

Chân dung tân Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng

Chân dung tân Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng

VOV.VN - Quốc hội đã phê chuẩn việc bổ nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đối với ông Nguyễn Mạnh Hùng.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng chính thức giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ TT-TT
Ông Nguyễn Mạnh Hùng chính thức giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ TT-TT

VOV.VN - Kết quả kiểm phiếu cho thấy, ông Nguyễn Mạnh Hùng đã được Quốc hội phê chuẩn giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ TT-TT, nhiệm kỳ 2016-2021.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng chính thức giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ TT-TT

Ông Nguyễn Mạnh Hùng chính thức giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ TT-TT

VOV.VN - Kết quả kiểm phiếu cho thấy, ông Nguyễn Mạnh Hùng đã được Quốc hội phê chuẩn giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ TT-TT, nhiệm kỳ 2016-2021.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Phải đón nhận cái mới sớm hơn nước khác!
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Phải đón nhận cái mới sớm hơn nước khác!

VOV.VN - IoT chính là cách để  giúp từng người Việt Nam có thể sáng tạo, mà điều này là rất phù hợp với tính cách đa dạng của người Việt Nam.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Phải đón nhận cái mới sớm hơn nước khác!

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Phải đón nhận cái mới sớm hơn nước khác!

VOV.VN - IoT chính là cách để  giúp từng người Việt Nam có thể sáng tạo, mà điều này là rất phù hợp với tính cách đa dạng của người Việt Nam.