“Tăng giờ làm thêm là đi ngược lại sự tiến bộ của xã hội“

VOV.VN - Theo đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm, nhìn vào bản chất vấn đề, nếu đặt vấn đề làm thêm giờ là đang đi ngược lại sự tiến bộ của xã hội.

Chiều 12/6, tiếp tục kỳ họp thứ 7, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi).

Làm sao công nhân làm ít giờ nhưng thu nhập tăng lên

Bàn về quy định mở rộng khung làm thêm giờ tối đa lên đến 400 giờ/năm, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (đoàn TPHCM) cho rằng, vấn đề này có tính 2 mặt, xem xét ở mức độ nào thì Quốc hội sẽ đem lại quyền và lợi ích gì cho người lao động, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động là rất khó.

Quy định này có vẻ như quan tâm đến lợi ích của người lao động và cũng đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng lao động khi cần đáp ứng những đơn hàng hay lúc cần thiết, cấp bách trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, nhìn vào bản chất vấn đề thì nếu đặt ra vấn đề làm thêm giờ là đang đi ngược lại sự tiến bộ của xã hội.

Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (đoàn TPHCM).

“Thử tính 1 năm, người lao động làm bao nhiêu giờ, có bao thời gian để nghỉ ngơi, học tập, giải trí, xây dựng gia đình, con cái. Công nhân cần làm thêm không? Công nhân cần, cần để có thêm thu nhập bởi vì đồng lương, thu nhập hiện nay so với nhu cầu tối thiểu của cuộc sống còn eo hẹp, khó khăn, thiếu thốn nên họ cần thu nhập để trang trải cuộc sống. Nhưng đó có phải là nhu cầu của công nhân không, theo tôi nghĩ là không”- bà Nguyễn Thị Quyết Tâm nói.

Theo bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, ai cũng có nhu cầu nghỉ ngơi, hưởng thụ, giải trí, chăm lo con cái, chứ không phải nhu cầu đi làm quần quật, một ngày làm đến mười mấy tiếng. Quốc hội nên đưa ra chính sách để làm sao công nhân làm ít giờ nhưng tiền lương và thu nhập tăng lên, để người lao động có thời gian tái tạo lại sức lao động để làm việc tốt hơn. Việc này vừa có lợi cho người công nhân, vừa có lợi cho người sử dụng lao động.

“Đừng nghĩ rằng vắt kiệt sức người lao động mới là tốt và đừng nói rằng người công nhân có nhu cầu làm thêm, mà là họ cần làm thêm vì đó là một sự bức thiết để có tiền trang trải cuộc sống. Đề nghị Quốc hội nên bàn theo hướng đưa chính sách gì vào Bộ luật Lao động để cải thiện thu nhập cho người lao động để họ có thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc con cái” – bà Quyết Tâm nói và chia sẻ rất chua xót khi có công nhân hàng chục năm không về thăm gia đình được, không có thời gian chăm sóc con cái nên phải gửi về quê cho ông bà, cha mẹ nuôi.

Về góc độ người sử dụng lao động, nếu cần thiết phải làm thêm để đảm bảo đơn hàng thì tự thỏa thuận với công nhân; mức lương trả cho thời gian làm thêm cũng phải được tính theo phương pháp lũy tiến.

“Không phải không tăng giờ làm thêm là không quan tâm đến người lao động. Chúng ta quan tâm đến người lao động theo một chính sách khác thì sẽ ưu việt, thỏa đáng hơn”- bà Tâm nói.

Cần quy định một số nghề nghiệp không tăng thêm giờ làm

Không đồng ý với quan điểm của đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm, đại biểu Nguyễn Quang Tuấn - Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội (Đoàn Hà Nội) tranh luận rằng, trong luật, người lao động được tự nguyện tham gia và không bắt buộc phải làm thêm giờ.

Theo đại biểu, bất kỳ người lao động nào cũng có quyền làm thêm giờ, làm thêm việc để có thêm thu thập cho gia đình và xây dựng xã hội tốt hơn.

Tuy nhiên, cần đưa ra quy định rõ ràng với một số nghề nghiệp gây nguy hiểm cho nhiều người như lái xe đường dài, lái xe buýt, lái máy bay... có thể không cho tăng thêm giờ, thậm chí nên có quy định riêng sau một số giờ làm việc nhất định phải nghỉ để bảo đảm sức khỏe, sự tỉnh táo, không gây tai nạn giao thông.

“Xã hội hiện nay có trường hợp không muốn tăng thêm giờ nhưng vẫn phải làm thêm giờ. Đó là câu chuyện 400.000 cán bộ y tế”, đại biểu Tuấn nói và cho biết, tính trung bình 1 cán bộ y tế trong 1 tháng làm thêm khoảng 80 giờ, mỗi năm khoảng 1.000 giờ.

Với đơn vị thiếu người, đặc biệt là đơn vị công lập có bác sĩ ra ngoài làm ở đơn vị tư nhân thì thời gian làm thêm có thể tăng từ 1.500 – 2000 giờ. Giờ làm thêm nhiều, nhưng theo phản ánh của đại biểu, tiền trực lại quá thấp. Cụ thể, với cán bộ y tế trực suốt ngày đêm tại các đơn vị y tế loại 1 sẽ được chi trả 115.000 đồng và tại đơn vị loại 2 là 95.000 đồng. Số tiền phụ cấp này không đủ để tái tạo lao động./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đề xuất công dân mỗi lần xuất cảnh phải đóng “phí chia tay”
Đề xuất công dân mỗi lần xuất cảnh phải đóng “phí chia tay”

VOV.VN - Theo đại biểu, nên quy định khi công dân ra nước ngoài thì có trách nhiệm đóng góp một khoản tiền gọi là “phí chia tay", khoảng 3-5 USD/người.

Đề xuất công dân mỗi lần xuất cảnh phải đóng “phí chia tay”

Đề xuất công dân mỗi lần xuất cảnh phải đóng “phí chia tay”

VOV.VN - Theo đại biểu, nên quy định khi công dân ra nước ngoài thì có trách nhiệm đóng góp một khoản tiền gọi là “phí chia tay", khoảng 3-5 USD/người.

Xử lý cán bộ về hưu vi phạm có cần truy thu phụ cấp chức vụ không?
Xử lý cán bộ về hưu vi phạm có cần truy thu phụ cấp chức vụ không?

VOV.VN - Đại biểu đặt vấn đề không chỉ xử lý kỷ luật cán bộ về hưu vi phạm mà cần phải truy thu toàn bộ chế độ chính sách mà đối tượng này được hưởng.

Xử lý cán bộ về hưu vi phạm có cần truy thu phụ cấp chức vụ không?

Xử lý cán bộ về hưu vi phạm có cần truy thu phụ cấp chức vụ không?

VOV.VN - Đại biểu đặt vấn đề không chỉ xử lý kỷ luật cán bộ về hưu vi phạm mà cần phải truy thu toàn bộ chế độ chính sách mà đối tượng này được hưởng.

Vụ Trịnh Sướng làm xăng giả: Quản lý nhà nước “có vấn đề” ở khâu nào?
Vụ Trịnh Sướng làm xăng giả: Quản lý nhà nước “có vấn đề” ở khâu nào?

VOV.VN - Cơ quan chức năng đã kiểm tra mà không phát hiện doanh nghiệp của Trịnh Sướng làm xăng giả, có nghĩa là thủ đoạn của các đối tượng rất tinh vi. 

Vụ Trịnh Sướng làm xăng giả: Quản lý nhà nước “có vấn đề” ở khâu nào?

Vụ Trịnh Sướng làm xăng giả: Quản lý nhà nước “có vấn đề” ở khâu nào?

VOV.VN - Cơ quan chức năng đã kiểm tra mà không phát hiện doanh nghiệp của Trịnh Sướng làm xăng giả, có nghĩa là thủ đoạn của các đối tượng rất tinh vi. 

“Sẽ giao Chính phủ quy định tăng mức xử phạt lái xe uống rượu, bia“
“Sẽ giao Chính phủ quy định tăng mức xử phạt lái xe uống rượu, bia“

VOV.VN - Ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết điều này tại buổi thông tin thêm về Dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia. 

“Sẽ giao Chính phủ quy định tăng mức xử phạt lái xe uống rượu, bia“

“Sẽ giao Chính phủ quy định tăng mức xử phạt lái xe uống rượu, bia“

VOV.VN - Ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết điều này tại buổi thông tin thêm về Dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia. 

Chánh án TANDTC được trình Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm thẩm phán
Chánh án TANDTC được trình Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm thẩm phán

VOV.VN - Từ ngày 10/6/2019 -1/2/2022, cho phép Chánh án TANDTC trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Chánh án TANDTC được trình Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm thẩm phán

Chánh án TANDTC được trình Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm thẩm phán

VOV.VN - Từ ngày 10/6/2019 -1/2/2022, cho phép Chánh án TANDTC trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Phó Tổng LĐLĐVN: Phản ứng của trường Tôn Đức Thắng là không cần thiết
Phó Tổng LĐLĐVN: Phản ứng của trường Tôn Đức Thắng là không cần thiết

VOV.VN - Theo ông Ngọ Duy Hiểu, phản ứng của trường ĐH Tôn Đức Thắng là không cần thiết, bởi Tổng Liên đoàn Lao động VN luôn lắng nghe và không làm sai.

Phó Tổng LĐLĐVN: Phản ứng của trường Tôn Đức Thắng là không cần thiết

Phó Tổng LĐLĐVN: Phản ứng của trường Tôn Đức Thắng là không cần thiết

VOV.VN - Theo ông Ngọ Duy Hiểu, phản ứng của trường ĐH Tôn Đức Thắng là không cần thiết, bởi Tổng Liên đoàn Lao động VN luôn lắng nghe và không làm sai.