Thách thức nào đang đặt ra với đối ngoại Quốc hội?

VOV.VN - Đối ngoại của Quốc hội là một trong những kênh đối ngoại quan trọng trong tổng thể ngoại giao Nhà nước.

“Đối ngoại Quốc hội vừa mang tính Nhà nước vừa mang tính nhân dân. Mang tính Nhà nước vì Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, thể hiện ý chí của Nhà nước trong công tác thực hiện các chính sách đối ngoại. Mang tính nhân dân vì mang tiếng nói, ý chí, nguyện vọng của cử tri đến với bạn bè quốc tế. Do vậy, sự đóng góp của ngoại giao Quốc hội trong tổng thể ngoại giao Nhà nước  có ý nghĩa hết sức quan trọng”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội - ông Vũ Hải Hà chia sẻ bên lề Hội Nghị Ngoại giao lần thứ 30 đang diễn ra tại Hà Nội.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Vũ Hải Hà.

Hoạt động đối ngoại của Quốc hội dựa trên chức năng nhiệm vụ của Quốc hội. Cụ thể, Quốc hội có chức năng lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Đối với chức năng lập pháp, Quốc hội đã hoàn thiện các thể chế trong công tác đối ngoại như các luật về điều ước quốc tế, luật cơ quan đại diện và đóng góp vào những yếu tố đối ngoại trong các dự án luật được Quốc hội thông qua.

Đối với chức năng giám sát, Quốc hội giám sát việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Về chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, Quốc hội quyết định những chính sách lớn về đối ngoại như vấn đề biên giới, lãnh thổ; vấn đề liên quan đến việc gia nhập các tổ chức quốc tế lớn, quan trọng; quyết định ngân sách cho các hoạt động đối ngoại.

Đây là những nội dung mà hoạt động đối ngoại của Quốc hội trong thời gian qua đã triển khai. Ngoài ra, Quốc hội cũng trực tiếp thực hiện các hoạt động đối ngoại với nghị viện các nước để tăng cường sự hiểu biết của nghị viện, nghị sĩ, của nhân dân các nước đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của Việt Nam; tham gia tích cực vào các diễn đàn liên nghị viện quốc tế và khu vực để góp tiếng nói chung vào cộng đồng quốc tế vì hòa bình, phát triển.

Ông Vũ Hải Hà nói: “Với đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, đặc biệt với tinh thần chủ động, tích cực trong các hoạt động đối ngoại đa phương, Quốc hội Việt Nam đã tham gia rất tích cực trong các diễn đàn liên nghị viện quốc tế và khu vực như Liên minh Nghị viện thế giới (IPU), Đại hội đồng Liên nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông - Nam Á (AIPA), Diễn đàn Nghị viện châu Á-Thái Bình Dương (APPF)…”.

Ngoài việc chủ động tích cực tham gia, đóng góp nội dung vào các diễn đàn này, Quốc hội Việt Nam cũng chủ động đăng cai các kỳ đại hội đồng của các diễn đàn liên nghị viện. Ví dụ như IPU-132 được tổ chức tại Việt Nam với dấu ấn là Tuyên bố Hà Nội: “Biến lời nói thành hành động”, có những đóng góp tích cực vào tiến trình xây dựng chương trình nghị sự 2030 của Liên Hợp Quốc.

Trong năm 2018, Quốc hội cũng đã đăng cai Diễn đàn Nghị viện châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 26 (APPF-26). Tại diễn đàn này, Việt Nam đã đóng góp rất nhiều nội dung thiết thực cho tiến trình hội nhập kinh tế khu vực cũng như đảm bảo duy trì hòa bình, an ninh trong khu vực và đặc biệt đây là sự tiếp nối của Tuần lễ Cấp cao APEC được tổ chức rất thành công vào năm 2017, góp phần thực hiện những cam kết của Việt Nam trong tiến trình hội nhập ở châu Á – Thái Bình Dương.

Thách thức của đối ngoại Quốc hội

Là người có nhiều kinh nghiệm khi từng giữ cương vị Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội khóa 14, chia sẻ quan điểm về những khó khăn và thách thức trong lĩnh vực đối ngoại Quốc hội, Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga - Ngô Đức Mạnh cho rằng, thách thức bao trùm nhất là làm sao phải giữ được và tạo lập được môi trường hòa bình để đất nước phát triển.

Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga - Ngô Đức Mạnh.

“Do đó, đối ngoại Quốc hội cũng như đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước cần phải cố gắng triển khai công tác đối ngoại của mình để góp phần giữ môi trường hòa bình, ổn định của đất nước và đồng thời nữa nâng cao được vị thế của Việt Nam”, Đại sứ Ngô Đức Mạnh nói.

Chia sẻ thêm về những vấn đề đặt ra với ngoại giao nghị viện đa phương, ông Ngô Đức Mạnh cho rằng phải làm sao thể hiện được quan điểm, lập trường của Việt Nam tại các diễn đàn này. Đây cũng là những diễn đàn tập hợp ý kiến, tiếng nói của các nghị sĩ đến từ nhiều nước, do đó, Việt Nam cần tích cực tham gia, có nhiều sáng kiến đề xuất vì hòa bình ổn định của khu vực và thế giới; đồng thời cũng phải thúc đẩy giải quyết những vấn đề đất nước đang phải đối mặt như bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, buôn bán người, tội phạm ma túy…

Thừa nhận có rất nhiều thách thức với đối ngoại Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Vũ Hải Hà khẳng định, về mặt pháp luật, Quốc hội sẽ tiếp tục có những nghiên cứu đóng góp để hoàn thiện hơn nữa các thể chế pháp lý để góp phần thúc đẩy tiến trình hội nhập ngày càng sâu rộng của đất nước. Thứ hai, tích cực giám sát việc thực hiện các cam kết của chúng ta tại các diễn đàn đa phương và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Thứ ba, tích cực chủ động hoạt động tại các diễn đàn nghị viện đa phương ở khu vực cũng như quốc tế bằng cách chủ động đưa ra những sáng kiến và định hình luật chơi theo tinh thần Nghị quyết đại hội XII của Đảng đã đề ra./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vai trò của đối ngoại với phát triển kinh tế-xã hội địa phương
Vai trò của đối ngoại với phát triển kinh tế-xã hội địa phương

VOV.VN - Công tác đối ngoại địa phương góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội của đất nước nói chung và của các địa phương nói riêng.

Vai trò của đối ngoại với phát triển kinh tế-xã hội địa phương

Vai trò của đối ngoại với phát triển kinh tế-xã hội địa phương

VOV.VN - Công tác đối ngoại địa phương góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội của đất nước nói chung và của các địa phương nói riêng.

Tổng Bí thư gợi mở 8 vấn đề về đẩy mạnh công tác đối ngoại
Tổng Bí thư gợi mở 8 vấn đề về đẩy mạnh công tác đối ngoại

VOV.VN - Vấn đề đầu tiên trong 8 vấn đề Tổng Bí thư nêu ra đó là phải tiếp tục đổi mới tư duy trong công tác đối ngoại.

Tổng Bí thư gợi mở 8 vấn đề về đẩy mạnh công tác đối ngoại

Tổng Bí thư gợi mở 8 vấn đề về đẩy mạnh công tác đối ngoại

VOV.VN - Vấn đề đầu tiên trong 8 vấn đề Tổng Bí thư nêu ra đó là phải tiếp tục đổi mới tư duy trong công tác đối ngoại.

Đối ngoại địa phương là “trái tim của hội nhập”
Đối ngoại địa phương là “trái tim của hội nhập”

VOV.VN - Sáng 12/8, Hội nghị Ngoại vụ lần thứ 19 diễn ra tại Hà Nội với chủ đề: “Chủ động, sáng tạo phục vụ hội nhập hiệu quả và phát triển bền vững”.

Đối ngoại địa phương là “trái tim của hội nhập”

Đối ngoại địa phương là “trái tim của hội nhập”

VOV.VN - Sáng 12/8, Hội nghị Ngoại vụ lần thứ 19 diễn ra tại Hà Nội với chủ đề: “Chủ động, sáng tạo phục vụ hội nhập hiệu quả và phát triển bền vững”.

Đối ngoại Quốc hội trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng
Đối ngoại Quốc hội trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng

VOV.VN - Đối ngoại Quốc hội góp phần đưa quan hệ Việt Nam với các đối tác chiến lược toàn diện, bạn bè truyền thống đi vào chiều sâu.

Đối ngoại Quốc hội trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng

Đối ngoại Quốc hội trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng

VOV.VN - Đối ngoại Quốc hội góp phần đưa quan hệ Việt Nam với các đối tác chiến lược toàn diện, bạn bè truyền thống đi vào chiều sâu.

Chủ tịch Quốc hội dự Phiên họp toàn thể Đối ngoại Quốc hội
Chủ tịch Quốc hội dự Phiên họp toàn thể Đối ngoại Quốc hội

VOV.VN - Việt Nam chủ động hội nhập sâu, rộng; đưa quan hệ song phương và đa phương đi vào chiều sâu, tích cực đóng góp định hình luật chơi.

Chủ tịch Quốc hội dự Phiên họp toàn thể Đối ngoại Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội dự Phiên họp toàn thể Đối ngoại Quốc hội

VOV.VN - Việt Nam chủ động hội nhập sâu, rộng; đưa quan hệ song phương và đa phương đi vào chiều sâu, tích cực đóng góp định hình luật chơi.