“Thiệt hại do lãng phí chẳng kém tham nhũng, thậm chí lớn hơn”

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh điều này và đề nghị các báo cáo phải chỉ rõ địa chỉ nơi nào làm tốt, nơi nào chưa tốt một cách rõ ràng, minh bạch, tránh chung chung.

Còn hình thức

Thảo luận vào Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong năm 2020 tại phiên làm việc chiều 27/5, các ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội ghi nhận sự nỗ lực và những kết quả đạt được trong năm 2020, nhất là trong bối thiên tai, dịch bệnh. Tuy vậy, nhiều vấn đề về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cũng được đặt ra một cách thẳng thắn.

Bà Lê Thị Nga - Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp cơ bản tán thành cả hai báo cáo của Chính phủ và cơ quan thẩm tra, nhưng cho rằng còn tính hình thức trong xây dựng chương trình hành động cũng như báo cáo kết quả.

Cơ quan thẩm tra là Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội chỉ ra việc còn hiện tượng chưa tuân thủ nghiêm quy định về thời hạn lập, gửi Chương trình và Báo cáo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Chính phủ ban hành kế hoạch từ rất sớm nhưng một số đơn vị đến tháng 4, tháng 5/2020 mới ban hành. Khi Chính phủ tổng hợp Báo cáo vẫn còn 2/63 địa phương chưa gửi báo cáo kết quả.

Cũng theo cơ quan này, một số báo cáo còn hình thức, chưa đánh giá đầy đủ kết quả Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội; một số bộ, ngành chưa thực hiện chấm điểm theo quy định; một số báo cáo không nêu cụ thể số liệu, chưa đánh giá so sánh với chỉ tiêu đề ra năm 2019, một số đánh giá còn chung chung…

“Một số báo cáo không có số liệu. Kỷ luật không nghiêm, phải phê bình nghiêm khắc việc lập chương trình chậm, không còn tác dụng và ý nghĩa nữa” – bà Lê Thị Nga nêu ý kiến.

Đề cập vấn đề định mức, tiêu chuẩn, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cho rằng vi phạm còn diễn ra khá phổ biến, nhiều trường hợp phải xử lý hình sự, đối chiếu báo cáo phòng chống tham nhũng phát hiện 394 vụ việc, tăng 38% số vụ, 64 người phải xử lý hình sự.

Bày tỏ đồng tình với đánh giá của Chính phủ trong mua sắm tài sản công, bà Lê Thị Nga lưu thực tế còn hạn chế lớn nhất là tính công khai, việc công khai phạm vi hẹp, chậm công khai vẫn còn. Nguyên nhân bất cập là chưa kiểm soát hết các biểu hiện tiêu cực trong đấu thầu, đấu giá, kiểm tra chưa thường xuyên... Do vậy, muốn có chuyển biến thì cần thực hiện công khai, minh bạch.

Nơi nào làm tốt, nơi nào yếu kém?

Cho ý kiến vào nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, thực hành tiết kiệm, phòng chống lãng phí là chủ trương rất lớn của Đảng, được thể chế trong pháp luật, bên cạnh tăng cường đầu tranh phòng chống tham nhũng. Do đó, chúng ta có cả Luật  PCTN và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, không chỉ quy định ở khu vực công mà cả khu vực tư.

“Đôi khi thiệt hại do lãng phí cũng chẳng kém gì  tham nhũng, thậm chí nhiều khi lãng phí các nguồn lực còn trầm trọng hơn, còn lớn hơn” – Chủ tịch Quốc hội lưu ý và cho rằng phải hết sức coi trọng vấn đề này trong các hoạt động của Quốc hội. Tuy vậy, đây là báo cáo thường niên nhưng “xem xem phải chăng chúng ta chưa coi trọng đến vấn đề này. Tôi có cảm giác vẫn còn mang tính hình thức nhiều, dù mỗi năm chúng ta có cố gắng hơn”.

Ông Vương Đình Huệ cũng băn khoăn khi báo cáo chưa chỉ ra địa chỉ cụ thể hoặc có nhưng thiếu tính phản biện, còn nể nang, né tránh. Trong khi đó tinh thần mà Thủ tướng Chính phủ là phải rõ ràng, minh bạch, cái gì tốt phải khen, địa phương, bộ ngành nào tốt, mô hình nào hay phải nhân rộng, nơi nào vi phạm, yếu kém thì phải phê bình, kỷ luật. Do đó đề nghị Chính phủ cũng như cơ quan thẩm tra tiếp tục đầu tư hoàn thiện báo để đại biểu thảo luận ở tổ, ở hội trường chứ không thể chỉ gửi tài liệu cho ĐBQH đọc tham khảo.

Đề cập hướng hoàn thiện báo cáo, Chủ tịch Quốc hội cho rằng tập trung lĩnh vực: Khu vực công; tài nguyên đất đai, khoáng sản, bảo vệ môi trường và hộ kinh doanh, tiêu dùng của nhân dân, xã hội… “Đừng dàn trải, mênh mông không biết chỗ nào” – ông Vương Đình Huệ lưu ý.

Đặt vấn đề xử lý yếu kém trong các doanh nghiệp ngành Công Thương bây giờ đến đâu, bao giờ xong; Xử lý các ngân hàng yếu kém, thua lỗ, nhất là các ngân hàng 0 đồng thì thế nào; Tình hình lỗ có tăng lên không, ông Vương Đình Huệ cho biết các báo cáo chưa đề cập trong khi sử dụng vốn nhà nước không chỉ có vấn đề cổ phần hoá, thoái vốn.

“Tôi kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải nâng cao chất lượng các báo cáo, bố trí thảo luận ở tổ, ở hội trường, cần thì phát thanh, truyền hình trực tiếp. Vấn đề này cả xã hội người ta quan tâm, đầu tranh chống tham nhũng là đương nhiên rồi, nhưng gắn liền với nó là thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Mô hình hay, cách làm tốt thì biểu dương khen thưởng, nhân rộng. Bộ, ngành nào tốt thì biểu dương trong Chính phủ, Quốc hội. Anh nào làm không tốt thì phải nêu ra. Phải có kiểm điếm, đánh giá được chứ không nên nêu chung chung” – Chủ tịch Quốc hội nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

"Có Bộ, cơ quan Trung ương được đầu tư trụ sở mới nhưng vẫn giữ trụ sở cũ"
"Có Bộ, cơ quan Trung ương được đầu tư trụ sở mới nhưng vẫn giữ trụ sở cũ"

VOV.VN - Có Bộ, cơ quan Trung ương được đầu tư trụ sở mới nhưng vẫn giữ trụ sở cũ để bố trí cho đơn vị thuộc phạm vi quản lý tiếp tục sử dụng mà chưa nêu rõ lý do.

"Có Bộ, cơ quan Trung ương được đầu tư trụ sở mới nhưng vẫn giữ trụ sở cũ"

"Có Bộ, cơ quan Trung ương được đầu tư trụ sở mới nhưng vẫn giữ trụ sở cũ"

VOV.VN - Có Bộ, cơ quan Trung ương được đầu tư trụ sở mới nhưng vẫn giữ trụ sở cũ để bố trí cho đơn vị thuộc phạm vi quản lý tiếp tục sử dụng mà chưa nêu rõ lý do.

“Phải diệt được “con đỉa hai vòi” tham nhũng, lãng phí”
“Phải diệt được “con đỉa hai vòi” tham nhũng, lãng phí”

VOV.VN - Tham nhũng, lãng phí như con đỉa 2 vòi, một vòi hút máu nhân dân, vòi kia là pít-tông đẩy của cải của nhân dân ra sông ra biển và cần phải bị tiêu diệt.

“Phải diệt được “con đỉa hai vòi” tham nhũng, lãng phí”

“Phải diệt được “con đỉa hai vòi” tham nhũng, lãng phí”

VOV.VN - Tham nhũng, lãng phí như con đỉa 2 vòi, một vòi hút máu nhân dân, vòi kia là pít-tông đẩy của cải của nhân dân ra sông ra biển và cần phải bị tiêu diệt.

5 người đứng đầu bị xử lý vì để xảy ra tham nhũng
5 người đứng đầu bị xử lý vì để xảy ra tham nhũng

VOV.VN - Qua công tác tự kiểm tra nội bộ và hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo trong quý I, Thanh tra phát hiện 9 vụ, 12 đối tượng có hành vi tham nhũng và liên quan đến tham nhũng.

5 người đứng đầu bị xử lý vì để xảy ra tham nhũng

5 người đứng đầu bị xử lý vì để xảy ra tham nhũng

VOV.VN - Qua công tác tự kiểm tra nội bộ và hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo trong quý I, Thanh tra phát hiện 9 vụ, 12 đối tượng có hành vi tham nhũng và liên quan đến tham nhũng.