Thông cáo phiên họp thứ 43 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII

VOV.VN - Từ ngày 9-11/12/2015, Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIII đã họp phiên thứ 43 tại Hà Nội dưới sự Chủ tọa của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

Tham dự phiên họp có đại diện Thường trực Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội và đại diện lãnh đạo một số Bộ, ngành,cơ quan, tổ chức hữu quan.

Quốc hội Việt Nam. Ảnh: BDN.

1. Ủy ban thường vụ Quốc hội đã xem xét, đánh giá kết quả kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII; cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII.

Trên cơ sở ý kiến của các Đoàn đại biểu Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội, của cử tri, dư luận xã hội, thực tế diễn biến kỳ họp và ý kiến của các cơ quan, tổ chức hữu quan tham dự phiên họp, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thảo luận và nhất trí cho rằng: Sau hơn một tháng làm việc, với tinh thần đổi mới, dân chủ, trách nhiệm cao, kỳ họp đã thành công tốt đẹp, cơ bản hoàn thành chương trình đề ra, bảo đảm chất lượng, hiệu quả. Cùng với sự chuẩn bị công phu, nghiêm túc của Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan, các vị đại biểu Quốc hội đã tham gia tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng, sâu sắc, thẳng thắn, toàn diện về các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước; về xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội. Với những kết quả đạt được, Quốc hội tiếp tục thể hiện quyết tâm cao trong việc hoàn thiện hệ thống luật pháp, triển khai thi hành Hiến pháp, nâng cao chất lượng hiệu quả giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng, đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước, tạo sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân.

Ủy ban thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí với dự kiến về nội dung, thời gian tổ chức kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII; đề nghị Văn phòng Quốc hội tiếp thu ý kiến tại phiên họp để hoàn chỉnh dự kiến nội dung, chương trình kỳ hợp, trình Ủy ban thường vụ Quốc hội tại phiên họp sau.

2. Ủy ban thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Pháp lệnh quản lý thị trường. Ủy ban thường vụ Quốc hội nhất trí với sự cần thiết ban hành Pháp lệnh quản lý thị trường nhằm góp phần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường nội địa, nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng…; kịp thời khắc phục những hạn chế, bất cập, tạo sự chuyển biến thực chất trong tổ chức và hoạt động của lực lượng này trong thời gian tới; đồng thời, góp phần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tổ chức và hoạt động của lực lượng quản lý thị trường. Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị Bộ Công thương, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp các cơ quan hữu quan tiếp thu, chỉnh lý dự án Pháp lệnh trình Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua tại phiên họp sau.

3. Ủy ban thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về các dự thảo Nghị quyết ban hành Quy chế làm việc của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Nghị quyết về bộ máy giúp việc Hội đồng bầu cử Quốc gia, Nghị quyết quy định về thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Nghị quyết về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Ban thư ký và Văn phòng Quốc hội.

Việc ban hành các nghị quyết nêu trên nhằm kịp thời triển khai Luật tổ chức Quốc hội năm 2014, tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội; kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy giúp việc Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng bầu cử Quốc gia, đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội. Ủy ban thường vụ Quốc hội hoan nghênh sự chuẩn bị chu đáo, công phu của các cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra. Đề nghị cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra phối hợp các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, chỉnh lý và hoàn thiện dự thảo Nghị quyết để sớm ban hành bảo đảm có hiệu lực cùng thời điểm với hiệu lực của Luật tổ chức Quốc hội.

4. Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Tờ trình của Chính phủ về việc ban hành cơ chế quản lý tài chính và biên chế đối với tổ chức thuế, tổ chức hải quan giai đoạn 2016 – 2020; sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 712/2013/UBTVQH13 về việc ban hành biểu thuế suất thuế tài nguyên.

Ủy ban thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí với Tờ trình của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện cơ chế quản lý tài chính, biên chế cho ngành thuế và hải quan giai đoạn 2016 – 2020 nhằm tăng cường nguồn lực để hiện đại hóa, nâng cao tính chuyên nghiệp trong quản lý thu thuế, phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại; tạo động lực cho cán bộ, công chức ngành thuế, hải quan thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao. Trong giai đoạn 2016 – 2020 giảm dần biên chế, hạn chế tối đa việc bổ sung biên chế mới và thực hiện rà soát, luân chuyển, sắp xếp lại cán bộ, công chức đảm bảo hợp lý trong từng ngành, trong từng địa phương. Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị Bộ Tài chính, Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội phối hợp các cơ quan hữu quan tiếp thu, hoàn chỉnh dự thảo Nghị quyết trình Chủ tịch Quốc hội ký ban hành.

Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 712/2013/UBTVQH13 về việc ban hành biểu thuế suất thuế tài nguyên.

5. Cũng tại phiên họp này, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về chi phí quản lý của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và việc ngân sách nhà nước chuyển kinh phí vào Quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc; việc đàm phán và trao đổi công hàm thỏa thuận về việc cấp thị thực giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Đồng thời thông qua Nghị quyết về cấp bậc hàm cao nhất là cấp tướng đối với chức vụ sĩ quan ở đơn vị thành lập mới thuộc Bộ Công an./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quốc hội sẽ dành 1 ngày cho ý kiến về dự Luật Biểu tình
Quốc hội sẽ dành 1 ngày cho ý kiến về dự Luật Biểu tình

VOV.VN -Tại kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIII, dự án Luật Biểu tình sẽ được trình để Quốc hội cho ý kiến.

Quốc hội sẽ dành 1 ngày cho ý kiến về dự Luật Biểu tình

Quốc hội sẽ dành 1 ngày cho ý kiến về dự Luật Biểu tình

VOV.VN -Tại kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIII, dự án Luật Biểu tình sẽ được trình để Quốc hội cho ý kiến.

Chủ tịch Quốc hội: “2-3 lãnh đạo chỉ huy 1 chuyên viên là không được”
Chủ tịch Quốc hội: “2-3 lãnh đạo chỉ huy 1 chuyên viên là không được”

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, số lượng biên chế của Văn phòng Đoàn ĐBQH không quá 8, 10 hoặc 12 người tuỳ theo số lượng đại biểu.

Chủ tịch Quốc hội: “2-3 lãnh đạo chỉ huy 1 chuyên viên là không được”

Chủ tịch Quốc hội: “2-3 lãnh đạo chỉ huy 1 chuyên viên là không được”

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, số lượng biên chế của Văn phòng Đoàn ĐBQH không quá 8, 10 hoặc 12 người tuỳ theo số lượng đại biểu.

Chủ tịch Quốc hội: “Tiền dư ra không được lấy chia nhau”
Chủ tịch Quốc hội: “Tiền dư ra không được lấy chia nhau”

VOV.VN -“Phần dư ra cứ phân phối nhân ngày Tết là không được. Tặng quà quyển sổ, quyển lịch cũng được nhưng bớt đi để bảo đảm lương cho anh em”.

Chủ tịch Quốc hội: “Tiền dư ra không được lấy chia nhau”

Chủ tịch Quốc hội: “Tiền dư ra không được lấy chia nhau”

VOV.VN -“Phần dư ra cứ phân phối nhân ngày Tết là không được. Tặng quà quyển sổ, quyển lịch cũng được nhưng bớt đi để bảo đảm lương cho anh em”.

Đại biểu Quốc hội: "Giảm cấp phó sẽ góp phần tinh giản biên chế"
Đại biểu Quốc hội: "Giảm cấp phó sẽ góp phần tinh giản biên chế"

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương: "Giảm cấp phó cũng góp phần giảm biên chế trong thực tế".

Đại biểu Quốc hội: "Giảm cấp phó sẽ góp phần tinh giản biên chế"

Đại biểu Quốc hội: "Giảm cấp phó sẽ góp phần tinh giản biên chế"

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương: "Giảm cấp phó cũng góp phần giảm biên chế trong thực tế".

Hội thảo "Quốc hội Việt Nam - 70 năm hình thành và phát triển"
Hội thảo "Quốc hội Việt Nam - 70 năm hình thành và phát triển"

VOV.VN - Quốc hội tiếp tục đổi mới để bảo đảm thực thi có hiệu quả Hiến pháp năm 2013 và các luật có liên quan, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng đòi hỏi của việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN

Hội thảo "Quốc hội Việt Nam - 70 năm hình thành và phát triển"

Hội thảo "Quốc hội Việt Nam - 70 năm hình thành và phát triển"

VOV.VN - Quốc hội tiếp tục đổi mới để bảo đảm thực thi có hiệu quả Hiến pháp năm 2013 và các luật có liên quan, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng đòi hỏi của việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN