“Tránh tình trạng để mất cán bộ do sai phạm sau khi hoàn thành dự án”

VOV.VN - Đa số các ĐBQH đều thống nhất với sự cần thiết ban hành nghị quyết để sớm hoàn thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc- Nam phía Đông, tạo động lực, sức lan tỏa để phát triển kinh tế xã hội.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường, chiều 10/1, các đại biểu Quốc hội thảo luận trực tuyến về Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025.

Đại biểu Huỳnh Thị Ánh Sương (Quảng Ngãi) bày tỏ thống nhất với sự cần thiết ban hành nghị quyết để sớm hoàn thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc Nam phía đông, tạo động lực, sức lan tỏa đến phát triển kinh tế xã hội.

Tại Khoản 3 Điều 3, đại biểu tán thành việc giao Chính phủ chỉ đạo, thông tin đầy đủ để người dân hiểu, đồng thuận về chủ trương đầu tư và hỗ trợ triển khai dự án. “Trong thời gian qua, một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện dự án là công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Do đó, để đảm bảo đúng tiến độ cơ bản hoàn thành Dự án trong cuối năm 2025, công tác đền bù giải phóng mặt bằng là yếu tố then chốt”- đại biểu Huỳnh Thị Ánh Sương cho hay.

Nữ đại biểu này đề nghị Chính phủ trong công tác chuẩn bị, phải chỉ đạo quyết liệt, chủ đầu tư các địa phương có dự án đi qua, các đơn vị liên quan thực hiện việc thông tin đầy đủ để người dân hiểu, đồng thuận về chủ trương đầu tư dự án; Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát để thực hiện dự án đảm bảo chất lượng, tránh tình trạng để mất cán bộ do sai phạm sau khi hoàn thành dự án.

Bên cạnh đó, đại biểu Huỳnh Thị Ánh Sương cho rằng việc khắc phục các vấn đề sau khi hoàn thành dự án như khắc phục hư hỏng, sụt lún nhà ở hoặc úng đồng ruộng, hoàn trả các tuyến đường hư hỏng cũng là một yếu tố quan trọng để tạo niềm tin đồng thuận của nhân dân trong việc tiếp tục ủng hộ thực hiện các dự án cao tốc trong thời gian tới theo nghị quyết này.

Thực tế, thời gian qua dự án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi đã hoàn thành, chính thức thông xe và đưa vào khai thác ngày 2/9/2018, góp phần hoàn thiện giao thông, thúc đẩy liên kết giữa các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Tây Nguyên.

Trong quá trình triển khai dự án, tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo các sở, ngành địa phương tích cực hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi nhất, đồng thời vận động nhân dân trong công tác bồi thường và GPMB, được người dân đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên, sau khi dự án hoàn thành, việc hoàn trả các tuyến đường hư hỏng do phục vụ thi công vẫn chưa đc thực hiện. “Tỉnh, cử tri và ĐBQH tỉnh đã nhiều lần kiến nghị Bộ trưởng Bộ GTVT chỉ đạo Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam làm việc với các nhà thầu thi công để khắc phục nhưng đến nay vẫn chưa xử lý, gây bức xúc cho người dân”- bà Huỳnh Thị Ánh Sương cho biết.

Cũng theo đại biểu, tuy vấn đề này không thuộc nội dung thảo luận nhưng việc Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo giải quyết dứt điểm các tồn tại trên sẽ góp phần tạo sự đồng thuận, ủng hộ của người dân Quảng Ngã và các tỉnh trong vùng dự án, trong việc triển khai dự án cao tốc Bắc Nam phía đông trong thời gian tới.

Thảo luận trực tuyến tại điểm cầu TP.HCM, đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TP.HCM) nêu rõ, hiện Bộ Giao thông Vận tải đang gánh một trọng trách rất lớn trên vai liên quan đến đầu tư  hạ tầng và cần nỗ lực để đầu tư. Vì vậy đại biểu gửi gắm niềm tin vào Bộ trưởng và ngành Giao thông Vận tải và đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành, các địa phương cùng quan tâm phối hợp để sớm kết nối khép kín đường cao tốc Bắc –Nam phía Đông.

“Ngoài dự án đang trình đầu tư 729km thì còn có 829km đường cao tốc phía Đông đang đầu tư, đang thi công và có những án đang dở dang, nhất là 2 dự án PPP đang gặp khó khăn về vốn tín dụng”- ông Trần Hoàng Ngân cho hay.

Vì vậy, đại biểu đoàn TP.HCM đề nghị Bộ Giao thông Vận tải cần đẩy nhanh tiến độ và đảm bảo chất lượng công trình, hạn chế việc đầu tư dở dàng và kéo dài. Đại biểu cũng bày tỏ vui mừng nhân dịp Tết Nhâm Dần lần này, ngành Giao thông Vận tải đã đưa tuyến cao tốc Trung Lương Mỹ Thuận vào khai thác sử dụng, góp phần thuận tiện đi lại của người dân và bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, tuyến cao tốc Bến Lức- Long Thành có ý nghĩa quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cho đến nay chưa hoàn thành và đại biểu cũng đề nghị ngành giao thông quan tâm. Ngoài ra, việc đấu nối các tuyến kết nối và đặc biệt là đường vành đai 3, vành đai 4 của TP.HCM và Đông Nam bộ cũng cần được Chính phủ quan tâm để hỗ trợ cho vùng được liên kết và phát triển phát triển bền vững./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi là bài học “xương máu” để thi công cao tốc Bắc Nam
Cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi là bài học “xương máu” để thi công cao tốc Bắc Nam

VOV.VN - Dự án cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi là bài học “xương máu” để các đơn vị thi công các đoạn tuyến cao tốc Bắc- Nam không vi phạm, không làm ẩu.

Cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi là bài học “xương máu” để thi công cao tốc Bắc Nam

Cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi là bài học “xương máu” để thi công cao tốc Bắc Nam

VOV.VN - Dự án cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi là bài học “xương máu” để các đơn vị thi công các đoạn tuyến cao tốc Bắc- Nam không vi phạm, không làm ẩu.

Đại biểu Quốc hội tiếc nuối khi cao tốc Bắc - Nam không thu hút được tư nhân
Đại biểu Quốc hội tiếc nuối khi cao tốc Bắc - Nam không thu hút được tư nhân

VOV.VN - Cho rằng đầu tư công toàn bộ 12 dự án thuộc tuyến cao tốc Bắc Nam phía Đông là cực chẳng đã, đại biểu Quốc hội bày tỏ hụt hẫng và tiếc nuối khi cơ chế chính sách chưa đủ hấp dẫn, chưa tìm được điểm “hoà” để thu hút nhà đầu tư tư nhân.  

Đại biểu Quốc hội tiếc nuối khi cao tốc Bắc - Nam không thu hút được tư nhân

Đại biểu Quốc hội tiếc nuối khi cao tốc Bắc - Nam không thu hút được tư nhân

VOV.VN - Cho rằng đầu tư công toàn bộ 12 dự án thuộc tuyến cao tốc Bắc Nam phía Đông là cực chẳng đã, đại biểu Quốc hội bày tỏ hụt hẫng và tiếc nuối khi cơ chế chính sách chưa đủ hấp dẫn, chưa tìm được điểm “hoà” để thu hút nhà đầu tư tư nhân.