Trường hợp nào được tạm hoãn, miễn nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ?

VOV.VN - Dự thảo Luật đã mở rộng diện đối tượng được tạm hoãn, miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.

Sáng 28/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi).

Về việc tạm hoãn, miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ trong thời bình, trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt cho biết, đa số ý kiến nhất trí với dự thảo Luật; có ý kiến đề nghị cân nhắc vì cho rằng, dự thảo Luật quy định về diện đối tượng tạm hoãn, miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ là quá rộng.

Ý kiến khác đề nghị bổ sung đối tượng tạm hoãn trong trường hợp khi có một người trong gia đình đang tham gia lực lượng dân quân tự vệ; người đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; hộ cận nghèo; quân nhân phục viên, xuất ngũ chuyển ngành; có ý kiến đề nghị quy định cụ thể thời gian tạm hoãn.

 Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Võ Trọng Việt trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật. (ảnh: Quochoi.vn)

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, trên cơ sở kế thừa các quy định của Luật Dân quân tự vệ hiện hành, dự thảo Luật đã mở rộng diện đối tượng được tạm hoãn, miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ để tương thích với một số đối tượng được tạm hoãn, miễn tại Luật Nghĩa vụ quân sự, nhằm cụ thể hóa chính sách ưu đãi đối với gia đình người có công với cách mạng, người khuyết tật, người có hoàn cảnh khó khăn..., tạo điều kiện cho công dân học tập, phát triển kinh tế gia đình, ổn định đời sống. Đồng thời không ảnh hưởng đến việc tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, vì nhu cầu tổ chức dân quân tự vệ chỉ chiếm khoảng 3,5% so với tổng số công dân trong độ tuổi.

Về ý kiến đề nghị bổ sung một số đối tượng được tạm hoãn, miễn, UBTVQH thấy rằng, đối với người đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông thuộc đối tượng tạm hoãn đã được quy định tại điểm h khoản 1 Điều này.

“Trường hợp trong gia đình có nhiều người trong độ tuổi, người trong hộ cận nghèo; quân nhân phục viên, xuất ngũ chuyển ngành chưa xếp vào đơn vị dự bị động viên không thuộc diện chính sách ưu tiên nếu tạm hoãn, miễn cho họ sẽ không bảo đảm công bằng về quyền và nghĩa vụ của công dân. Mặt khác, hàng năm, thời gian huy động dân quân tự vệ để thực hiện nhiệm vụ không nhiều (trung bình từ 20 đến 30 ngày) nên không ảnh hưởng nhiều đến gia đình của dân quân tự vệ” – ông Võ Trọng Việt cho biết.

Về đề nghị quy định cụ thể thời gian tạm hoãn, UBTVQH thấy rằng, dự thảo Luật chỉ quy định tiêu chí, điều kiện tạm hoãn cho từng đối tượng nên khi không còn tiêu chí, điều kiện này thì công dân vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.

Về thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ trước thời hạn; đưa ra khỏi danh sách dân quân tự vệ, theo ông Võ Trọng Việt, có ý kiến đề nghị tách Điều này thành hai điều quy định thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ trước thời hạn và đưa ra khỏi danh sách dân quân tự vệ; rà soát để bảo đảm chặt chẽ và có tính khả thi. Có ý kiến đề nghị bỏ quy định bị đưa ra khỏi danh sách dân quân tự vệ đối với người “Bị kết án theo bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật,  vì cho rằng quy định này đã bao hàm trường hợp “Bị khởi tố bị can”.

UBTVQH thấy rằng, quy định về đối tượng thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ trước thời hạn và đưa ra khỏi danh sách dân quân tự vệ đều có điểm chung là công dân đang thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ , nhưng nội hàm khác nhau.

"Thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ trước thời hạn để điều chỉnh dân quân tự vệ có lý do chính đáng; còn đưa ra khỏi danh sách dân quân tự vệ là điều chỉnh dân quân tự vệ không còn đủ tiêu chuẩn về phẩm chất để tham gia. Do đó, việc quy định các đối tượng này tại một điều là phù hợp, bảo đảm logic. Tiếp thu ý kiến ĐBQH, UBTVQH đề nghị Quốc hội cho bỏ quy định “Bị kết án theo bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật” tại điểm b khoản 2 và chỉnh lý lại Điều này như dự thảo Luật trình Quốc hội”- ông Võ Trọng Việt cho biết./.

Điều 11 Dự thảo luật:

Tạm hoãn, miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình

1. Công dân được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong các trường hợp sau: Phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi; nam giới một mình nuôi con dưới 36 tháng tuổi;  Không đủ sức khỏe theo kết luận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh; Có chồng hoặc vợ là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ trong Quân đội nhân dân; Có chồng hoặc vợ là sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân Công an đang phục vụ trong Công an nhân dân; Có chồng hoặc vợ là cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

Lao động duy nhất trong hộ nghèo; phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, cơ quan, tổ chức nơi công dân cư trú hoặc làm việc xác nhận; Một con của thương binh, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%; Người đang học tại trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; người lao động, học tập và làm việc tại nước ngoài.

2. Công dân được miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong các trường hợp sau: Vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ; Vợ hoặc chồng, con của thương binh, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; Quân nhân dự bị đã được xếp vào đơn vị dự bị động viên; Người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc Bà mẹ Việt Nam anh hùng, người trực tiếp nuôi dưỡng người bị mất sức lao động từ 81% trở lên;  Người làm công tác cơ yếu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tuần này, Quốc hội dành 2,5 ngày để thảo luận về kinh tế - xã hội
Tuần này, Quốc hội dành 2,5 ngày để thảo luận về kinh tế - xã hội

VOV.VN - Trong tuần làm việc thứ 2, Quốc hội sẽ thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2019; kế hoạch phát triển KT-XH năm 2020.

Tuần này, Quốc hội dành 2,5 ngày để thảo luận về kinh tế - xã hội

Tuần này, Quốc hội dành 2,5 ngày để thảo luận về kinh tế - xã hội

VOV.VN - Trong tuần làm việc thứ 2, Quốc hội sẽ thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2019; kế hoạch phát triển KT-XH năm 2020.

Giảm hay giữ nguyên số lượng Phó Chủ tịch HĐND tỉnh?
Giảm hay giữ nguyên số lượng Phó Chủ tịch HĐND tỉnh?

VOV.VN - Về số lượng Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, dự thảo Luật dự kiến 2 phương án tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội.

Giảm hay giữ nguyên số lượng Phó Chủ tịch HĐND tỉnh?

Giảm hay giữ nguyên số lượng Phó Chủ tịch HĐND tỉnh?

VOV.VN - Về số lượng Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, dự thảo Luật dự kiến 2 phương án tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội.

“Hợp nhất 3 Văn phòng ĐBQH, HĐND, UBND chỉ mang tính cơ học“
“Hợp nhất 3 Văn phòng ĐBQH, HĐND, UBND chỉ mang tính cơ học“

VOV.VN - Có ý kiến cho rằng, việc thực hiện thí điểm hợp nhất 3 Văn phòng: HĐND, đoàn ĐBQH và UBND hiện nay chỉ mang tính chất cơ học.

“Hợp nhất 3 Văn phòng ĐBQH, HĐND, UBND chỉ mang tính cơ học“

“Hợp nhất 3 Văn phòng ĐBQH, HĐND, UBND chỉ mang tính cơ học“

VOV.VN - Có ý kiến cho rằng, việc thực hiện thí điểm hợp nhất 3 Văn phòng: HĐND, đoàn ĐBQH và UBND hiện nay chỉ mang tính chất cơ học.