Vẫn còn nhiều ý kiến về bắt buộc ghi âm, ghi hình hỏi cung bị cáo

VOV.VN -Viện trưởng VKSNDTC Nguyễn Hoà Bình cho rằng việc phát lại file ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung cho bị can, bị cáo nghe sẽ rất mất thời gian.

Tiếp tục chương trình làm việc, chiều nay (13/8), Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn của dự án Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi). Quy định bắt buộc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung là một trong những nội dung nhận được nhiều ý kiến thảo luận.

Trang bị cho ghi âm, ghi hình hỏi cung là khả thi

Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Hiện cho rằng việc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung là cần thiết để vừa đảm bảo minh bạch quá trình hỏi cung, vừa bảo vệ bị can, chống bức cung, dùng nhục hình, bảo vệ người hỏi cung tránh bị vu cáo.

Trong điều kiện nước ta hiện nay việc trang bị ghi âm, ghi hình đối với hoạt động hỏi cung tại các cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở Cơ quan điều tra là khả thi.

Do đó dự thảo luật được chỉnh lý theo hướng: “Việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở Cơ quan điều tra được ghi âm, ghi hình, trừ trường hợp do trở ngại khách quan mà không thể ghi âm, ghi hình được thì phải nêu rõ lý do trong biên bản hỏi cung”.

Việc hỏi cung bị can có thể được tiến hành ở nhiều nơi và trong những điều kiện rất khác nhau; có bị can bị tạm giam, có bị can ở ngoài xã hội; có bị can chỉ hỏi cung một hai lần, có bị can phải hỏi cung rất nhiều lần và có trường hợp cùng một thời điểm phải hỏi cung rất nhiều người.

Vì vậy, theo Thường trực Uỷ ban Tư pháp, để bảo đảm tính khả thi, hiệu quả, tránh lãng phí đề nghị quy định: Chính phủ, VKSNDTC, TANDTC quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, việc bảo quản, sử dụng kết quả ghi âm, ghi hình trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử".

Viện trưởng VKSNDTC Nguyễn Hoà Bình

Phát lại ghi âm cho bị can nghe sẽ rất mất thời gian

Giải trình thêm về nội dung này, Viện trưởng VKSNDTC Nguyễn Hoà Bình thống nhất với ý kiến với Uỷ ban Tư pháp. Tuy nhiên, về vấn đề phát lại nội dung ghi âm, ghi hình cho bị can, bị cáo nghe, theo ông Bình, sẽ khó thực hiện.

“Cơ quan điều tra làm việc từ sáng đến tối rồi lại còn ngồi thêm chừng ấy thời gian để xem lại, nghe lại thì rất mất thời gian. Cùng đọc lại biên bản, cùng ký xác nhận biên bản là đủ rồi”, ông Nguyễn Hoà Bình nêu quan điểm.

Đồng tình với quan điểm trên, Phó Chánh án TADNTC Nguyễn Sơn đề nghị niêm phong các file ghi âm, ghi hình sau khi kết thúc hỏi cung và chỉ mở ra, nghẹ lại khi cần thiết. Ai tự ý phá niêm phong sẽ bị xử lý theo quy định.

Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Phan Trung Lý thì đề nghị phải mở rộng phạm vi thực hiện ghi âm, ghi hình vì luật không chỉ cho phép tiến hành hoạt động lấy cung tại trụ sở, tại nơi giam giữ mà còn cả nơi ở như với đối tượng vị thành niên.

Ông Phan Trung Lý cũng đề nghị Bộ Luật phải có quy định dự liệu nhằm ngăn ngừa, đề phòng để tránh bị lợi dụng như việc bố trí máy ghi hình phải bao quát hết được không gian diễn ra hoạt động hỏi cung, tránh “góc tối”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quản lý dữ liệu camera để giảm thiểu bức cung, nhục hình?
Quản lý dữ liệu camera để giảm thiểu bức cung, nhục hình?

VOV.VN -Có ý kiến đề nghị cần có một cơ quan độc lập đứng ra quản lý và khai thác các dữ liệu từ camera ghi hình tại phòng hỏi cung để giảm thiểu bức cung, nhục hình trong hoạt động điều tra hình sự.

Quản lý dữ liệu camera để giảm thiểu bức cung, nhục hình?

Quản lý dữ liệu camera để giảm thiểu bức cung, nhục hình?

VOV.VN -Có ý kiến đề nghị cần có một cơ quan độc lập đứng ra quản lý và khai thác các dữ liệu từ camera ghi hình tại phòng hỏi cung để giảm thiểu bức cung, nhục hình trong hoạt động điều tra hình sự.

Bắt buộc ghi âm, ghi hình khi hỏi cung: Đại biểu Quốc hội nói gì?
Bắt buộc ghi âm, ghi hình khi hỏi cung: Đại biểu Quốc hội nói gì?

VOV.VN -Nhiều ý kiến bày tỏ đồng tình cần ghi âm, ghi hình để góp phần chống bức cung, nhục hình, khách quan nhưng chỉ nên giới hạn ở một số tội.

Bắt buộc ghi âm, ghi hình khi hỏi cung: Đại biểu Quốc hội nói gì?

Bắt buộc ghi âm, ghi hình khi hỏi cung: Đại biểu Quốc hội nói gì?

VOV.VN -Nhiều ý kiến bày tỏ đồng tình cần ghi âm, ghi hình để góp phần chống bức cung, nhục hình, khách quan nhưng chỉ nên giới hạn ở một số tội.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ ghi âm, ghi hình khi hỏi cung
Đại biểu Quốc hội ủng hộ ghi âm, ghi hình khi hỏi cung

VOV.VN -“Nếu chống được bức cung, dùng nhục hình, bảo vệ quyền con người thì có tốn kinh phí cũng phải xem xét đầu tư”.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ ghi âm, ghi hình khi hỏi cung

Đại biểu Quốc hội ủng hộ ghi âm, ghi hình khi hỏi cung

VOV.VN -“Nếu chống được bức cung, dùng nhục hình, bảo vệ quyền con người thì có tốn kinh phí cũng phải xem xét đầu tư”.

Đề xuất ghi âm, ghi hình khi hỏi cung bị can mắc trọng tội
Đề xuất ghi âm, ghi hình khi hỏi cung bị can mắc trọng tội

VOV.VN - Đại biểu Trần Du Lịch cho rằng, nếu làm được sẽ rất tốt nhưng trong điều kiện nước ta hiện nay cũng cần nghiên cứu quy định áp dụng tùy mức độ tội.

Đề xuất ghi âm, ghi hình khi hỏi cung bị can mắc trọng tội

Đề xuất ghi âm, ghi hình khi hỏi cung bị can mắc trọng tội

VOV.VN - Đại biểu Trần Du Lịch cho rằng, nếu làm được sẽ rất tốt nhưng trong điều kiện nước ta hiện nay cũng cần nghiên cứu quy định áp dụng tùy mức độ tội.

“Có những vụ án dùng bức cung, nhục hình nhưng hồ sơ rất đẹp“
“Có những vụ án dùng bức cung, nhục hình nhưng hồ sơ rất đẹp“

VOV.VN - “Cơ chế phán quyết của chúng ta vừa trên cơ sở hồ sơ và xét hỏi. Có những vụ án bức cung, nhục hình nhưng hồ sơ rất đẹp”.

“Có những vụ án dùng bức cung, nhục hình nhưng hồ sơ rất đẹp“

“Có những vụ án dùng bức cung, nhục hình nhưng hồ sơ rất đẹp“

VOV.VN - “Cơ chế phán quyết của chúng ta vừa trên cơ sở hồ sơ và xét hỏi. Có những vụ án bức cung, nhục hình nhưng hồ sơ rất đẹp”.