Việt Nam cũng có án lệ được thế giới đánh giá cao

VOV.VN - Theo Chánh án TANDTC, tất cả các án lệ chúng ta đã lựa chọn từ trước đến nay đạt chất lượng rất tốt. Quy trình án lệ của chúng ta hơi khắt khe so với thế giới. Việt Nam cũng có án lệ được thế giới đánh giá cao.

Trả lời chất vấn tại phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình đồng ý với ý kiến của đại biểu Quốc hội rằng, một số vụ án còn có nhận thức pháp luật khác nhau.

Lý giải điều này, ông Nguyễn Hòa Bình cho biết, pháp luật chỉ là những vấn đề chung, luật quy định những vấn đề nguyên tắc chứ không thể bao gồm hết tất cả, vì thực tiễn cuộc sống rất phong phú. Cho nên, nhận thức pháp luật khác nhau là chuyện bình thường trong tất cả các vụ án. 

Án lệ có cần thiết không? 

Để giải quyết câu chuyện này, theo Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, một trong nhiều giải pháp là Hội đồng Thẩm phán Tòa án tối cao tăng cường hướng dẫn áp dụng pháp luật, giải thích luật, phát triển án lệ, ban hành các nghị quyết để hướng dẫn thi hành luật.

Ông Bình cũng cho biết, áp dụng pháp luật và phát triển án lệ là một trong những điểm sáng của nhiệm kỳ vừa qua. Mặc dù chưa nhiều, nhưng có án lệ, hội đồng thẩm phán ra các nghị quyết để giải quyết những vấn đề khác nhau khi nhận thức không thống nhất.

Nhìn vào lịch sử phát triển án lệ của thế giới đã có từ hơn 100 năm, có thể thấy, cả thế giới đều cần án lệ. Án lệ được xem như một nguồn để giải thích pháp luật và bổ sung cho thực tiễn nếu như pháp luật chưa được đề cập đến và tạo ra một chuẩn mực pháp lý mới để các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng.

Theo đó, án lệ không phải là toàn bộ vụ án, chỉ là một chi tiết của vụ án, ví dụ như một tòa án của Đức từ những năm 1950 đã tuyên axit là vũ khí. Bởi trong toàn bộ vụ án người ta không quan tâm ai tạt axit ai và nguyên nhân tại sao, thế giới thừa nhận axit là vũ khí. Trước đây chỉ có dao, búa, súng đạn nhưng bây giờ có thêm axit. Thực tiễn hiện nay có thêm vũ khí sinh học và các vũ khí hóa chất khác. Từ đó, tuyên axit là vũ khí trở thành án lệ chung của thế giới và chỉ có một chi tiết đó thôi là trở thành án lệ.

Vì sao số lượng án lệ ít?

Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao thông tin, ở Việt Nam, phát triển án lệ là một trong những nội dung cải cách tư pháp của Quốc hội nhiệm kỳ trước. Vì mới bắt đầu, nên chúng ta còn ít án lệ, nhưng có những án lệ được thế giới đánh giá cao. Ví dụ như vũ khí nguy hiểm, tấn công vào vùng nguy hiểm nhưng không chết người thì đấy là tội giết người, trong khi nhiều Tòa án xưa nay vẫn xử là tội cố ý gây thương tích.

Việt Nam mới có lịch sử phát triển án lệ là hơn 5 năm, từ 2017 đến nay. Kinh nghiệm chưa nhiều nên phải thận trọng bởi vì nó tạo ra chuẩn mực pháp lý mới, nó được viện dẫn như là một nguồn luật, cho nên quy trình làm án lệ phải chặt chẽ. Ở nhiều nước thì vụ án giám đốc thẩm của Tòa cấp cao hay là Tòa án tối cao là án lệ của địa hạt pháp lý đó.

Việc phải có quy trình chặt chẽ trong phát triển án lệ là cần thiết khi chúng ta chưa có kinh nghiệm để phát triển án lệ. Tuy nhiên, ngành tòa án cũng nhận thức được vì quá chặt chẽ, cho nên số lượng án lệ trong thời gian vừa qua khá khiêm tốn, hạn chế.

"Khắc phục điều này, chúng tôi đã từng bước sửa lại nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án tối cao về quy trình phát triển án lệ, khuyến khích tất cả các tòa án viết bản án thật tốt. Thậm chí, có bản án trở thành án lệ là 1 tiêu chí thi đua, được nâng lương trước thời hạn, được khen thưởng. Bắt đầu từ năm nay, chúng tôi khoán cho tất cả các tòa án tỉnh trong năm 2023 này, ít nhất phải có một bản án tạo một chuẩn mực pháp lý mới để trở thành án lệ. Hy vọng với cách đổi mới như vậy thì thời gian tới số lượng án lệ của chúng ta sẽ khá hơn", ông Nguyễn Hòa Bình thông tin.

Các án lệ được lựa chọn đều đạt chất lượng tốt

Về tiêu chí đánh giá chất lượng án lệ, ông Nguyễn Hòa Bình cho biết, với những bản án được lựa chọn là án lệ, ngành Tòa án yêu cầu các thẩm phán phải viết rất tốt, bởi vì người ta sẽ đọc các bản án của anh, cho dù một chi tiết là xử tốt nhưng toàn bộ bản án cũng phải làm tốt. Trên thực tế, tất cả các án lệ chúng ta đã lựa chọn từ trước đến nay đạt chất lượng rất tốt. Quy trình án lệ của chúng ta hơi khắt khe so với thế giới.

Đánh giá cao ngành Tòa án đã chú trọng công tác phát triển án lệ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vẫn yêu cầu ngành Tòa án cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy trình lựa chọn và phát triển án lệ; đồng thời tổng kết thực tiễn xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhiều vụ án lớn do Trung ương điều tra cũng phải trả hồ sơ nhiều lần
Nhiều vụ án lớn do Trung ương điều tra cũng phải trả hồ sơ nhiều lần

VOV.VN - Khẳng định với đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga rằng việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung không phải vì thiếu trách nhiệm mà đó là một biện pháp tố tụng được phép, Viện trưởng Viện KSNDTC còn tiết lộ, nhiều vụ án lớn do trung ương điều tra thời gian qua cũng phải trả hồ sơ nhiều lần để bổ sung, làm rõ.

Nhiều vụ án lớn do Trung ương điều tra cũng phải trả hồ sơ nhiều lần

Nhiều vụ án lớn do Trung ương điều tra cũng phải trả hồ sơ nhiều lần

VOV.VN - Khẳng định với đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga rằng việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung không phải vì thiếu trách nhiệm mà đó là một biện pháp tố tụng được phép, Viện trưởng Viện KSNDTC còn tiết lộ, nhiều vụ án lớn do trung ương điều tra thời gian qua cũng phải trả hồ sơ nhiều lần để bổ sung, làm rõ.

Thu hồi tài sản tham nhũng, giải pháp căn cơ là phải thay đổi luật
Thu hồi tài sản tham nhũng, giải pháp căn cơ là phải thay đổi luật

VOV.VN - Theo Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, nếu chúng ta có được cơ chế thu hồi tài sản như nhiều nước áp dụng, cơ chế phi hình sự, tăng nghĩa vụ giải trình, khi đó 1 thậm chí 2, 3, 4 căn nhà của đối tượng tham nhũng mà không giải trình được nó đã hình thành như thế nào, tính hợp lý của nó không được pháp luật công nhận, sẽ bị tịch thu.

Thu hồi tài sản tham nhũng, giải pháp căn cơ là phải thay đổi luật

Thu hồi tài sản tham nhũng, giải pháp căn cơ là phải thay đổi luật

VOV.VN - Theo Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, nếu chúng ta có được cơ chế thu hồi tài sản như nhiều nước áp dụng, cơ chế phi hình sự, tăng nghĩa vụ giải trình, khi đó 1 thậm chí 2, 3, 4 căn nhà của đối tượng tham nhũng mà không giải trình được nó đã hình thành như thế nào, tính hợp lý của nó không được pháp luật công nhận, sẽ bị tịch thu.

Chánh án Nguyễn Hoà Bình: "Thẩm phán nể nang là có thật, nhưng không nhiều"
Chánh án Nguyễn Hoà Bình: "Thẩm phán nể nang là có thật, nhưng không nhiều"

VOV.VN - Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình khẳng định điều này khi trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về nguyên nhân tỷ lệ án hành chính bị huỷ, sửa còn cao.

Chánh án Nguyễn Hoà Bình: "Thẩm phán nể nang là có thật, nhưng không nhiều"

Chánh án Nguyễn Hoà Bình: "Thẩm phán nể nang là có thật, nhưng không nhiều"

VOV.VN - Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình khẳng định điều này khi trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về nguyên nhân tỷ lệ án hành chính bị huỷ, sửa còn cao.