Sáp nhập sở, ngành ở Quảng Bình: 1 Sở có 3 Phó thì nhiều quá!

VOV.VN- Tinh giản bộ máy không chỉ là giảm biên chế, mà phải sắp xếp lại cán bộ để bớt người chỉ đạo đi, tập trung người làm chuyên môn phục vụ công việc

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, nhiều địa phương trong cả nước đã triển khai, từ đó nảy sinh nhiều vấn đề mới, khó và phức tạp. Quá trình này cũng đang được các cấp lãnh đạo tỉnh Quảng Bình tiếp thu và triển khai quyết liệt, thận trọng.

Tại huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình đã tiến hành sáp nhập Ban Tuyên giáo Huyện ủy và Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện từ 1/4/2018.

Ông Nguyễn Minh Lự, Trưởng Ban Tuyên giáo-Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện Tuyên Hóa. (Ảnh: Hoàng Thái).

Theo ông Nguyễn Minh Lự, Trưởng Ban Tuyên giáo đồng thời là Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện Tuyên Hóa, qua các bước sáp nhập, thực tế mô hình hiện nay hoạt động bình thường, không có nhiều xáo trộn. Tuy nhiên, về biên chế đã giảm được 1 vị trí lãnh đạo (trước đây cả 2 đơn vị có tổng biên chế 11 người, sau sáp nhập còn lại 10 người).

Cũng theo ông Lự, là Trưởng Ban Tuyên giáo, ông vừa là một Ủy viên Thường vụ Huyện ủy, vì vậy những đề xuất của ông với Ban Thường vụ Huyện ủy về các mặt công tác của Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện có thuận lợi hơn, công việc trôi chảy hơn so với trước khi sáp nhập.

Ông Lự cho rằng, mặt được của sáp nhập hai đơn vị này là đã giảm được 1 vị trí việc làm, những người ở lại sẽ phải nỗ lực nhiều hơn để hoàn thành nhiệm vụ.

“Tôi thấy rằng, mô hình này phù hợp với chủ trương của Đảng hiện nay là tinh giản biên chế, tinh gọn đầu mối, anh em dù thêm việc nhưng đều phấn khởi hoàn thành”-Ông Lự chia sẻ.

Nói về việc sáp nhập sở, ngành theo đề xuất của Bộ Nội vụ với Chính phủ, ông Nguyễn Văn Kỳ, Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình tán thành cao và cho rằng, chúng ta cần tinh gọn lại bộ máy, không thể duy trì chính sách “biên chế suốt đời”.

Ông Nguyễn Văn Kỳ: "Điều hết sức vô lý là 2 người làm chuyên môn phục vụ 4 ông lãnh đạo"-(Ảnh: Hoàng Thái).

Dẫn chứng ngay trong cơ quan nơi ông đang làm việc, Phó Giám đốc Sở Du lịch Quảng Bình khẳng định: Chỉ với hơn 10 công chức, nhưng đã có vài người trong số đó chưa hẳn có việc để làm. Có người đau ốm hàng năm trời nhưng Sở không có cách gì để đưa họ ra khỏi bộ máy.

Ông Kỳ cũng thẳng thắn nhìn nhận: Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình mà giữ đến 4 lãnh đạo là quá nhiều, những Sở có chức năng đặc thù như Sở Du lịch chỉ cần cơ cấu 1 Trưởng và 1 Phó là đủ.

“Ở Sở Du lịch Quảng Bình hiện nay đang có điều hết sức vô lý là 2 người làm chuyên môn phục vụ 4 ông lãnh đạo”-Ông Kỳ gay gắt.  

Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình cũng nhận định, điều vô lý này ở Quảng Bình có thì chắc chắn ở địa phương khác cũng có.

Nêu giải pháp để khắc phục tình trạng này, Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình đề nghị: Đối với những sở đa ngành, khi bổ nhiệm lãnh đạo cấp Giám đốc Sở, người làm Giám đốc không chỉ bao quát chung mà còn phải có chuyên môn sâu về 1 lĩnh vực cụ thể thuộc Sở phụ trách và anh ta phải phụ trách 1 lĩnh vực mà anh ta có chuyên môn sâu. Như vậy sẽ bớt được 1 Phó Giám đốc phụ trách. Ví dụ: Khi sáp nhập thành Sở Văn Hóa – Thông Tin- Thể Thao - Du lịch, Sở này sẽ có 1 Giám đốc và 4 Phó Giám đốc tương ứng 4 mảng chuyên môn, tuy nhiên nếu Giám đốc Sở phụ trách 1 mảng rồi thì chỉ cần 3 Phó Giám đốc cho các mảng còn lại.

“Càng tinh giản thì chúng ta càng thấy rõ bất cập hiện tại. Tinh giản bộ máy không chỉ là giảm biên chế, mà phải sắp xếp lại cán bộ để mỗi cơ quan nhà nước có nhiều người làm việc hơn, bớt người chỉ đạo đi để tập trung số biên chế cho công việc”-Ông Nguyễn Văn Kỳ kết luận.

Về việc sáp nhập các sở, ban, ngành cấp tỉnh tại Quảng Bình, ông Nguyễn Hữu Hoài, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình khẳng định, đây là một chủ trương đúng đắn. Có sáp nhập mới đảm bảo bộ máy tinh gọn và giảm chi phí cho nhà nước. Tỉnh Quảng Bình đang chờ Nghị định Chính phủ để thực hiện.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Nguyễn Hữu Hoài. (Ảnh: Hoàng Thái).

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 6, Quảng Bình đã tiến hành sáp nhập hoặc giải thể những đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng xã hội hóa. Các đơn vị sự nghiệp công lập có đủ điều kiện hoặc nếu chưa đủ điều kiện 100% nhưng có thể cổ phần hóa được, tỉnh này cho chuyển sang Cổ phần hóa hoặc cho nhà đầu tư chiến lược đầu tư để chuyển sang làm dịch vụ công.

Theo ông Nguyễn Hữu Hoài, tỉnh Quảng Bình đang trong lộ trình xóa một số đơn vị sự nghiệp công lập và thực hiện sáp nhập 3, 4 thậm chí nhiều hơn để đảm bảo tinh gọn bộ máy, tinh giản đội ngũ lãnh đạo. “Phải như vậy mới có hiệu quả. Chúng tôi đang quyết tâm, quyết liệt để triển khai ngay từ năm 2018 đến 2020 và dự kiến tinh giản bộ máy ở huyện lên đến cấp tỉnh, gồm cả bộ máy chính quyền và khối Đảng, đoàn thể”-Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Nguyễn Hữu Hoài nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giảm tối thiểu 46 sở trên cả nước nếu hợp nhất, sáp nhập
Giảm tối thiểu 46 sở trên cả nước nếu hợp nhất, sáp nhập

VOV.VN -Theo các phương án mà Bộ Nội vụ đưa ra thì có thể giảm tối thiểu từ 46 đến 88 Sở, chưa bao gồm các sở không đủ tiêu chí thành lập, cần sắp xếp lại.

Giảm tối thiểu 46 sở trên cả nước nếu hợp nhất, sáp nhập

Giảm tối thiểu 46 sở trên cả nước nếu hợp nhất, sáp nhập

VOV.VN -Theo các phương án mà Bộ Nội vụ đưa ra thì có thể giảm tối thiểu từ 46 đến 88 Sở, chưa bao gồm các sở không đủ tiêu chí thành lập, cần sắp xếp lại.

Hợp nhất, sáp nhập sở ngành: Có gặp vướng mắc vẫn cương quyết làm
Hợp nhất, sáp nhập sở ngành: Có gặp vướng mắc vẫn cương quyết làm

VOV.VN - Các địa phương có nhiều ý kiến khác nhau về đề xuất của Bộ Nội vụ nhưng tựu chung là ủng hộ việc sắp xếp các sở để hiệu quả hơn.

Hợp nhất, sáp nhập sở ngành: Có gặp vướng mắc vẫn cương quyết làm

Hợp nhất, sáp nhập sở ngành: Có gặp vướng mắc vẫn cương quyết làm

VOV.VN - Các địa phương có nhiều ý kiến khác nhau về đề xuất của Bộ Nội vụ nhưng tựu chung là ủng hộ việc sắp xếp các sở để hiệu quả hơn.

Sáp nhập sở, ngành: Giải quyết dôi dư lãnh đạo như thế nào?
Sáp nhập sở, ngành: Giải quyết dôi dư lãnh đạo như thế nào?

VOV.VN - Ông Bùi Sĩ Lợi: Sáp nhập sở là công việc đụng chạm đến con người, tổ chức, bộ máy và lợi ích của cán bộ công chức 

Sáp nhập sở, ngành: Giải quyết dôi dư lãnh đạo như thế nào?

Sáp nhập sở, ngành: Giải quyết dôi dư lãnh đạo như thế nào?

VOV.VN - Ông Bùi Sĩ Lợi: Sáp nhập sở là công việc đụng chạm đến con người, tổ chức, bộ máy và lợi ích của cán bộ công chức 

Sáp nhập Sở, ngành: Chấp nhận mất “ghế” để tinh giản bộ máy
Sáp nhập Sở, ngành: Chấp nhận mất “ghế” để tinh giản bộ máy

VOV.VN - Ông Hoàng Ngọc Giao cho rằng, đã quyết tâm cải cách, tinh giản bộ máy thì không để ảnh hưởng bởi “lợi ích nhóm” và chấp nhận mất “ghế”.

Sáp nhập Sở, ngành: Chấp nhận mất “ghế” để tinh giản bộ máy

Sáp nhập Sở, ngành: Chấp nhận mất “ghế” để tinh giản bộ máy

VOV.VN - Ông Hoàng Ngọc Giao cho rằng, đã quyết tâm cải cách, tinh giản bộ máy thì không để ảnh hưởng bởi “lợi ích nhóm” và chấp nhận mất “ghế”.

“Sáp nhập sở ngành thậm chí phải làm mạnh hơn“
“Sáp nhập sở ngành thậm chí phải làm mạnh hơn“

VOV.VN - Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh ủng hộ việc sáp nhập sở đa ngành, nhưng theo ông cần nghiên cứu để có cách thức quản lý phù hợp.

“Sáp nhập sở ngành thậm chí phải làm mạnh hơn“

“Sáp nhập sở ngành thậm chí phải làm mạnh hơn“

VOV.VN - Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh ủng hộ việc sáp nhập sở đa ngành, nhưng theo ông cần nghiên cứu để có cách thức quản lý phù hợp.

Sáp nhập Sở, ngành: Cần coi là bước đột phá cải cách bộ máy hành chính
Sáp nhập Sở, ngành: Cần coi là bước đột phá cải cách bộ máy hành chính

VOV.VN - Ông Bùi Sỹ Lợi: Không nên thực hiện một cách cơ học việc sáp nhập hay kể cả chia tách các sở

Sáp nhập Sở, ngành: Cần coi là bước đột phá cải cách bộ máy hành chính

Sáp nhập Sở, ngành: Cần coi là bước đột phá cải cách bộ máy hành chính

VOV.VN - Ông Bùi Sỹ Lợi: Không nên thực hiện một cách cơ học việc sáp nhập hay kể cả chia tách các sở

“Có thể giảm khoảng 10 tỉnh và 3 Bộ nếu sáp nhập“
“Có thể giảm khoảng 10 tỉnh và 3 Bộ nếu sáp nhập“

VOV.VN - Đại biểu Phạm Văn Hoà cho biết điều này khi trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội về đề xuất sáp nhập một số Bộ và tỉnh.

“Có thể giảm khoảng 10 tỉnh và 3 Bộ nếu sáp nhập“

“Có thể giảm khoảng 10 tỉnh và 3 Bộ nếu sáp nhập“

VOV.VN - Đại biểu Phạm Văn Hoà cho biết điều này khi trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội về đề xuất sáp nhập một số Bộ và tỉnh.

“Nghị quyết Trung ương 6 chưa nói đến vấn đề sáp nhập tỉnh“
“Nghị quyết Trung ương 6 chưa nói đến vấn đề sáp nhập tỉnh“

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân nhấn mạnh, việc sáp nhập phải đi từ Nghị quyết Trung ương 6 và trong nghị quyết không nói vấn đề sáp nhập tỉnh.

“Nghị quyết Trung ương 6 chưa nói đến vấn đề sáp nhập tỉnh“

“Nghị quyết Trung ương 6 chưa nói đến vấn đề sáp nhập tỉnh“

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân nhấn mạnh, việc sáp nhập phải đi từ Nghị quyết Trung ương 6 và trong nghị quyết không nói vấn đề sáp nhập tỉnh.

Đề xuất sáp nhập sở ngành: Còn quá sớm để nói phương án nào là tối ưu
Đề xuất sáp nhập sở ngành: Còn quá sớm để nói phương án nào là tối ưu

VOV.VN - "Khi giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật liên quan đến tổ chức bộ máy, chúng tôi nghĩ rằng, vẫn có thể sắp xếp, tinh gọn được".

Đề xuất sáp nhập sở ngành: Còn quá sớm để nói phương án nào là tối ưu

Đề xuất sáp nhập sở ngành: Còn quá sớm để nói phương án nào là tối ưu

VOV.VN - "Khi giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật liên quan đến tổ chức bộ máy, chúng tôi nghĩ rằng, vẫn có thể sắp xếp, tinh gọn được".

Sáp nhập một số sở, ngành: Đừng ngại “vừa đá bóng, vừa thổi còi”
Sáp nhập một số sở, ngành: Đừng ngại “vừa đá bóng, vừa thổi còi”

VOV.VN - Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc cho rằng, đề xuất hợp nhất sở ngành sẽ là cuộc cách mạng thực sự, thay đổi từ nhận thức đến hành động.

Sáp nhập một số sở, ngành: Đừng ngại “vừa đá bóng, vừa thổi còi”

Sáp nhập một số sở, ngành: Đừng ngại “vừa đá bóng, vừa thổi còi”

VOV.VN - Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc cho rằng, đề xuất hợp nhất sở ngành sẽ là cuộc cách mạng thực sự, thay đổi từ nhận thức đến hành động.

Sáp nhập Sở, ngành: Cân nhắc cơ chế đặc thù cho các tỉnh, thành lớn
Sáp nhập Sở, ngành: Cân nhắc cơ chế đặc thù cho các tỉnh, thành lớn

VOV.VN - Việc hợp nhất một số Sở tại các tỉnh, thành theo dự thảo Nghị định của Chính phủ, đang được Bộ Nội vụ tích cực lấy ý kiến.

Sáp nhập Sở, ngành: Cân nhắc cơ chế đặc thù cho các tỉnh, thành lớn

Sáp nhập Sở, ngành: Cân nhắc cơ chế đặc thù cho các tỉnh, thành lớn

VOV.VN - Việc hợp nhất một số Sở tại các tỉnh, thành theo dự thảo Nghị định của Chính phủ, đang được Bộ Nội vụ tích cực lấy ý kiến.

"Nếu TP Hồ Chí Minh sáp nhập một số Sở thì sẽ không làm nổi"
"Nếu TP Hồ Chí Minh sáp nhập một số Sở thì sẽ không làm nổi"

VOV.VN -  Người phát ngôn của UBND TPHCM cho rằng, với khối lượng công việc của các Sở như: Tài chính, KH-ĐT, GT-VT hiện nay, nếu sáp nhập sẽ không làm nổi.

"Nếu TP Hồ Chí Minh sáp nhập một số Sở thì sẽ không làm nổi"

"Nếu TP Hồ Chí Minh sáp nhập một số Sở thì sẽ không làm nổi"

VOV.VN -  Người phát ngôn của UBND TPHCM cho rằng, với khối lượng công việc của các Sở như: Tài chính, KH-ĐT, GT-VT hiện nay, nếu sáp nhập sẽ không làm nổi.

Hà Nội sáp nhập nhiều phòng ban, giảm hàng trăm biên chế
Hà Nội sáp nhập nhiều phòng ban, giảm hàng trăm biên chế

VOV.VN - Hà Nội đã giảm được 130 đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở, 27 ban quản lý dự án, tinh giảm biên chế 448 trường hợp.

Hà Nội sáp nhập nhiều phòng ban, giảm hàng trăm biên chế

Hà Nội sáp nhập nhiều phòng ban, giảm hàng trăm biên chế

VOV.VN - Hà Nội đã giảm được 130 đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở, 27 ban quản lý dự án, tinh giảm biên chế 448 trường hợp.