“Sẽ có công cụ phát hiện video xấu, độc vào năm 2021”

VOV.VN - Tại phiên chất vấn chiều 6/11, ĐBQH Ngàn Phương Loan (Đoàn Lạng Sơn) đã đặt câu hỏi với Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông về kiểm soát các video xấu độc trên Youtube.

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, trên YouTube hiện có 120.000 người Việt Nam đăng ký sản xuất video. Những kênh này thu hút hàng triệu người theo dõi, trong đó có 15.000 kênh thu tiền từ quảng cáo.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng thừa nhận điều đáng quan tâm là có nhiều video xấu, độc vẫn tồn tại. Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đạt được thỏa thuận với YouTube về tháo gỡ nội dung vi phạm pháp luật. Tỷ lệ chấp thuận tháo gỡ được tăng từ 50% các năm trước lên 90% thời gian gần đây.

“Mỗi tháng, Youtube đã phối hợp gỡ bỏ hàng nghìn video nội dung xấu, độc. Bộ Công an cũng phối hợp xử lý nhiều cá nhân, tổ chức sản xuất nội dung không phù hợp”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết.

Người đứng Bộ Thông tin và Truyền thông đồng thời đề nghị người dân khi phát hiện video xấu, video độc hại cần báo ngay qua đường dây nóng của Bộ tại Cục Phát thanh, truyền hình thông tin điện tử để kịp thời xử lý. 

“Thời gian tới, việc xử lý người đăng tải nội dung xấu, độc lên các trang mạng xã hội sẽ làm nghiêm. Năm 2021, Bộ cùng các đơn vị sẽ phối hợp để phát triển công cụ phát hiện video xấu, độc”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.

Với câu hỏi liên quan đến không gian mạng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cũng khẳng định, Việt Nam là một nước có chủ quyền trên không gian mạng, do vậy các nền tảng nội dung xuyên biên giới buộc phải tuân thủ luật pháp Việt Nam. 

Về thể chế, Việt Nam đã ban hành Nghị định 15 về xử lý vi phạm hành chính trên mạng xã hội, đồng thời, có đường dây nóng của cục, sở thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông để tiếp nhận phản ánh về tin giả và thông tin độc hại./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Video độc hại và những nỗi đau con trẻ
Video độc hại và những nỗi đau con trẻ

VOV.VN - Xem và làm theo các video nhảm nhí, độc hại trên mạng xã hội, nhiều trẻ em đã và đang bị đầu độc nghiêm trọng, thậm chí phải trả giá bằng chính mạng sống của mình.

Video độc hại và những nỗi đau con trẻ

Video độc hại và những nỗi đau con trẻ

VOV.VN - Xem và làm theo các video nhảm nhí, độc hại trên mạng xã hội, nhiều trẻ em đã và đang bị đầu độc nghiêm trọng, thậm chí phải trả giá bằng chính mạng sống của mình.

Video nhảm, xấu, độc...như một thứ dịch tai hại khó kiểm soát
Video nhảm, xấu, độc...như một thứ dịch tai hại khó kiểm soát

VOV.VN - Những nội dung nhảm, xấu và độc xuất hiện trên mạng xã hội như một loại dịch bệnh, nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ dễ lây lan, bùng phát.

Video nhảm, xấu, độc...như một thứ dịch tai hại khó kiểm soát

Video nhảm, xấu, độc...như một thứ dịch tai hại khó kiểm soát

VOV.VN - Những nội dung nhảm, xấu và độc xuất hiện trên mạng xã hội như một loại dịch bệnh, nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ dễ lây lan, bùng phát.

Xử lý video nhảm nhí, độc hại: Quyền trong tay người sử dụng mạng
Xử lý video nhảm nhí, độc hại: Quyền trong tay người sử dụng mạng

VOV.VN - Khi nhà cung cấp dịch vụ nhận được nhiều báo cáo về cùng một nội dung xấu, chủ kênh có thể bị giảm mức độ tương tác hoặc thậm chí bị loại bỏ ra khỏi hệ thống.

Xử lý video nhảm nhí, độc hại: Quyền trong tay người sử dụng mạng

Xử lý video nhảm nhí, độc hại: Quyền trong tay người sử dụng mạng

VOV.VN - Khi nhà cung cấp dịch vụ nhận được nhiều báo cáo về cùng một nội dung xấu, chủ kênh có thể bị giảm mức độ tương tác hoặc thậm chí bị loại bỏ ra khỏi hệ thống.