Sẽ tổ chức Hội thảo khoa học tại Đồng Nai để làm rõ hơn Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử

VOV.VN - Đây là sự kiện quan trọng hướng tới kỷ niệm 46 năm Ngày giải phóng miền Nam.

Nhân kỷ niệm 46 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp với Tỉnh ủy Đồng Nai tổ chức Hội thảo khoa học cấp Bộ Quốc phòng với chủ đề “Hướng Đông Nam trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử”.

Theo kế hoạch, Hội thảo sẽ diễn ra vào ngày 28/4 tại Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Nai với sự tham dự của hơn 300 đại biểu, gồm đại diện lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Quốc phòng, các bộ, ban, ngành trung ương và một số địa phương.

Trong cuộc họp báo giới thiệu về Hội thảo vào sáng ngày 23/4, Đại tá Nguyễn Văn Sáu, Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam nhấn mạnh, đây là sự kiện quan trọng hướng tới kỷ niệm 46 năm Ngày giải phóng miền Nam, nhằm khẳng  tầm nhìn chiến lược, chủ trương đúng đắn, sáng suốt của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, cũng như sự chủ động, sáng tạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam giành thắng lợi hoàn toàn.

Cùng với đó, Hội thảo sẽ tập trung làm rõ vai trò, vị trí của hướng tiến công Đông Nam Sài Gòn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong Chiến dịch Hồ Chí Minh; đánh giá thắng lợi và đúc rút bài học kinh nghiệm, bài học lịch sử; vận dụng, phát huy giá trị của những bài học quý vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Hội thảo cũng góp phần thiết thực trong giáo dục truyền thống cách mạng cho toàn dân, nhất là thế hệ trẻ; đồng thời có thể vận dụng và phát huy trong sự nghiệp xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, an ninh.

Trong khuôn khổ Hội thảo, Ban Tổ chức đã nhận được 76 bài tham luận của các cán bộ lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội, một số địa phương, trong đó có bài của cố Thượng tướng Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Trung tướng Phạm Xuân Thệ, nguyên Trung đoàn phó Trung đoàn 66, Sư đoàn 304 trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, nguyên Tư lệnh Quân đoàn 2, nguyên Tư lệnh Quân khu 1…./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dấu ấn của Đại tướng Lê Đức Anh trong chiến dịch Hồ Chí Minh
Dấu ấn của Đại tướng Lê Đức Anh trong chiến dịch Hồ Chí Minh

VOV.VN -Dấu ấn về tài chỉ huy, tài thao lược của Đại tướng Lê Đức Anh đối với cánh quân phía Tây -Tây Nam trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử sẽ còn lưu mãi.

Dấu ấn của Đại tướng Lê Đức Anh trong chiến dịch Hồ Chí Minh

Dấu ấn của Đại tướng Lê Đức Anh trong chiến dịch Hồ Chí Minh

VOV.VN -Dấu ấn về tài chỉ huy, tài thao lược của Đại tướng Lê Đức Anh đối với cánh quân phía Tây -Tây Nam trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử sẽ còn lưu mãi.

Nghệ thuật chớp thời cơ trong chiến dịch Hồ Chí Minh
Nghệ thuật chớp thời cơ trong chiến dịch Hồ Chí Minh

VOV.VN - Thiếu tướng, PGS.TS Vũ Quang Đạo - Nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam trao đổi về nội dung này.

Nghệ thuật chớp thời cơ trong chiến dịch Hồ Chí Minh

Nghệ thuật chớp thời cơ trong chiến dịch Hồ Chí Minh

VOV.VN - Thiếu tướng, PGS.TS Vũ Quang Đạo - Nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam trao đổi về nội dung này.

Bản đồ chiến dịch Hồ Chí Minh được công nhận là bảo vật quốc gia
Bản đồ chiến dịch Hồ Chí Minh được công nhận là bảo vật quốc gia

VOV.VN - Tấm bản đồ là hiện vật có giá trị đặc biệt liên quan đến chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc cuộc kháng chiến chống chống Mỹ cứu nước.

Bản đồ chiến dịch Hồ Chí Minh được công nhận là bảo vật quốc gia

Bản đồ chiến dịch Hồ Chí Minh được công nhận là bảo vật quốc gia

VOV.VN - Tấm bản đồ là hiện vật có giá trị đặc biệt liên quan đến chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc cuộc kháng chiến chống chống Mỹ cứu nước.