Tập trung thanh tra những ngành, lĩnh vực có nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo

VOV.VN - Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị ngành Thanh tra tập trung thanh tra những lĩnh vực nhạy cảm, dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực, có nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo.

Sáng 6/1, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị trực tuyến triển khai công tác ngành Thanh tra năm 2023, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã chia sẻ những khó khăn, đồng thời ghi nhận, biểu dương sự cố gắng với những kết quả đã đạt được của ngành Thanh tra trong năm qua.

Nhấn mạnh năm 2023 là năm có ý nghĩa quan trọng, năm bản lề thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm 2021-2026, Phó Thủ tướng đề nghị ngành Thanh tra và các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ để tạo được sự chuyển động mạnh mẽ, tích cực và toàn diện hơn.

Theo Phó Thủ tướng Chính phủ, năm 2023, ngành Thanh tra cần tập trung thực hiện 6 nhóm nhiệm vụ. Trong đó, ngành tập trung triển khai kịp thời, có hiệu quả Luật Thanh tra (sửa đổi) có hiệu lực từ 1/7/2023,  khẩn trương trình Chính phủ ban hành các nghị định hướng dẫn, đảm bảo có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của Luật.

Đồng thời triển khai định hướng, kế hoạch thanh tra năm 2023 theo hướng trọng tâm, hiệu quả; tập trung thanh tra đối với những ngành, lĩnh vực nhạy cảm, dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực, có nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo.

“Lựa chọn để thanh tra công vụ, đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật ở những khâu, những hoạt động quản lý thường xuyên có sự tiếp xúc giữa cán bộ, công chức, viên chức với người dân, doanh nghiệp; nhất là những khâu, những lĩnh vực đã xảy ra vi phạm hoặc có nhiều dư luận về những biểu hiện nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp”, ông Lê Minh Khái yêu cầu.

Một nhiệm vụ khác được Phó Thủ tướng nhấn mạnh đó là ngành Thanh tra tham mưu tổ chức thực hiện có hiệu quả ý kiến kết luận, chỉ đạo của Bộ Chính trị về Đề án tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án.

Bên cạnh đó, triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, kế hoạch của Thanh tra Chính phủ về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa Trung ương và địa phương, không để phát sinh “điểm nóng”; tăng cường đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo,

“Giải quyết kịp thời, dứt điểm, đúng quy định vụ việc khiếu nại, tố cáo mới phát sinh ngay từ cấp cơ sở; tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài, các vụ việc khiếu kiện lên trung ương”, ông Lê Minh Khái nhấn mạnh.

Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn

Về công tác phòng, chống tham nhũng, Phó Thủ tướng yêu cầu ngành Thanh tra tiếp tục thực hiện đồng bộ các chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng theo quy định, các kết luận, chỉ đạo. Trong đó triển khai giải pháp phòng ngừa tham nhũng, trọng tâm là công khai, minh bạch trong tổ chức, hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; kiểm soát xung đột lợi ích; kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; nâng cao hiệu quả phát hiện, xử lý tham nhũng, tập trung thanh tra các lĩnh vực nhạy cảm, có nguy cơ tham nhũng cao hoặc có nhiều dư luận về tham nhũng.

Cùng với đó, tiến hành thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước trong việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ... nhằm chấn chỉnh quản lý, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực.

Thanh tra Chính phủ tiếp tục hướng dẫn thực hiện Nghị định số 130 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; Quy chế phối hợp giữa các cơ quan trong kiểm soát tài sản, thu nhập và khẩn trương triển khai Đề án Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập; triển khai các nhiệm vụ được phân công theo kế hoạch, chương trình công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; trình Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2030 và Kế hoạch thực hiện Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hơn 430.000 người kê khai tài sản, chỉ có 2 người kê khai không trung thực
Hơn 430.000 người kê khai tài sản, chỉ có 2 người kê khai không trung thực

VOV.VN - Đã có hơn 430.000 người kê khai tài sản, thu nhập trong kỳ, 2 người bị kỷ luật do kê khai không trung thực.

Hơn 430.000 người kê khai tài sản, chỉ có 2 người kê khai không trung thực

Hơn 430.000 người kê khai tài sản, chỉ có 2 người kê khai không trung thực

VOV.VN - Đã có hơn 430.000 người kê khai tài sản, thu nhập trong kỳ, 2 người bị kỷ luật do kê khai không trung thực.

Phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương: Chuyển động mạnh mẽ
Phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương: Chuyển động mạnh mẽ

VOV.VN - Mặc dù Ban chỉ đạo PCTN, TC ở các địa phương mới được thành lập nhưng đã có những bước chuyển động mạnh mẽ, tạo niềm tin cho người dân và tạo sự răn đe đối với cán bộ, đảng viên.

Phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương: Chuyển động mạnh mẽ

Phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương: Chuyển động mạnh mẽ

VOV.VN - Mặc dù Ban chỉ đạo PCTN, TC ở các địa phương mới được thành lập nhưng đã có những bước chuyển động mạnh mẽ, tạo niềm tin cho người dân và tạo sự răn đe đối với cán bộ, đảng viên.

Ông Phan Đình Trạc: Ngành Nội chính phải "đúng vai, thuộc bài"
Ông Phan Đình Trạc: Ngành Nội chính phải "đúng vai, thuộc bài"

VOV.VN - Ông Phan Đình Trạc yêu cầu, ngành Nội chính Đảng phải nắm vững chức năng, nhiệm vụ của mình, như Tổng Bí thư thường nhắc là phải “đúng vai, thuộc bài”.

Ông Phan Đình Trạc: Ngành Nội chính phải "đúng vai, thuộc bài"

Ông Phan Đình Trạc: Ngành Nội chính phải "đúng vai, thuộc bài"

VOV.VN - Ông Phan Đình Trạc yêu cầu, ngành Nội chính Đảng phải nắm vững chức năng, nhiệm vụ của mình, như Tổng Bí thư thường nhắc là phải “đúng vai, thuộc bài”.