Tham nhũng "vặt" đang làm xói mòn lòng tin của người dân

VOV.VN - Tổng Thanh tra Chính phủ thừa nhận, có tình trạng nhũng nhiễu, phiền hà trong giải quyết công vụ, trong đó có cả cán bộ thanh tra. Thậm chí, có tình trạng vòi vĩnh bằng nhiều cách thức khác nhau để vụ lợi cá nhân.

Sáng 5/11, Quốc hội tiếp tục chất vấn Nhóm vấn đề liên quan lĩnh vực thanh tra.

Có tình trạng vòi vĩnh bằng nhiều cách thức khác nhau để vụ lợi cá nhân

Chất vấn Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong, đại biểu Huỳnh Thanh Phương (đoàn Tây Ninh) quan tâm đến vấn đề xử lý tham nhũng, tiêu cực. Đặt vấn đề chất vấn tại hội trường, đại biểu Phương cho biết, hiện nay tình trạng tiêu cực, tham nhũng trong thực hiện các thủ tục hành chính đang có xu hướng gia tăng, nhất là trong quan hệ giao dịch, lĩnh vực xây dựng, đất đai, kinh doanh. Hiện tượng tham nhũng vặt đã và đang làm xói mòn lòng tin của người dân. 

Tuy nhiên, những công cụ kiểm soát hành chính như kiểm tra, thanh tra, giám sát hiện nay chưa đủ điều kiện để kịp thời phát hiện và xử lý. Đại biểu đề nghị Tổng thanh tra Chính phủ cho biết giải pháp nào để thúc đẩy phát hiện và xử lý tình trạng tham nhũng, tiêu cực này một cách hiệu quả nhất trong thời gian tới?

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong thừa nhận, qua thanh tra, các cơ quan nhận thấy có thực trạng nhũng nhiễu, phiền hà trong giải quyết công vụ, trong đó có cả cán bộ trong lĩnh vực thanh tra. Còn tình trạng cố tình kéo dài thời gian trả lời người dân, trả lời chung chung, khiến họ phải đi lại nhiều lần. Thậm chí, có tình trạng vòi vĩnh bằng nhiều cách thức khác nhau để vụ lợi cá nhân.

Ông Phong cho rằng, cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tránh gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, hạn chế tình trạng "giấy phép con".

Một đơn vị trong thời gian ngắn phải liên tiếp đón nhiều đoàn thanh tra

Đại biểu Dương Khắc Mai (đoàn Đắk Nông) chất vấn: “Thời gian qua, công tác phòng, chống tham nhũng của nước ta quyết liệt, đạt hiệu quả quan trọng, toàn diện. Tuy nhiên, tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng thất thoát còn thấp, tham nhũng trên một số lĩnh vực còn diễn biến nghiêm trọng, phức tạp, gây bức xúc trong xã hội.

Về thực trạng ngăn chặn xử lý, thu hồi tài sản tham nhũng, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong chia sẻ, đây là một trong những nhiệm vụ khó khăn, vướng mắc, phức tạp nên luôn được sự quan tâm lãnh đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Thời gian qua, các cơ quan theo chức năng đã là thực hiện tốt những công việc về thu hồi tài sản tham nhũng và đạt tỷ lệ là năm sau cao hơn năm trước. Kết quả 9 tháng đầu năm 2022, thu hồi được hơn 1.000 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 60% và gấp đôi so với năm 2021.

Tuy nhiên, Tổng Thanh tra Chính phủ cũng chỉ rõ, tỷ lệ thu hồi tham nhũng vẫn còn thấp. Do đó, trong thời gian tới, Thanh tra Chính phủ tập trung giải pháp khắc phục như hoàn thiện quy định pháp luật về thu hồi tài sản tham nhũng; tăng cường xử lý sau thanh tra, thi hành án về thu hồi tài sản nhũng.

Trong quá trình điều tra và phát hiện dấu hiệu tội phạm phải chủ động có biện pháp kê biên, phong tỏa, tạm giữ tài sản để đảm bảo xử lý. Sau thanh tra thi hành án và kịp thời tháo gỡ khó khăn những quá trình thu hồi và tăng cường hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp để thu hồi tài sản tham nhũng. 

Trả lời đại biểu Dương Khắc Mai (đoàn Đắk Nông) về hiện tượng chồng chéo trong thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, Tổng Thanh tra Chính phủ cho hay: các cơ quan thanh tra, cơ quan kiểm toán đã ban hành quy chế phối hợp triển khai, xử lý chồng chéo từ khâu xây dựng kế hoạch thanh tra cũng như tổ chức thực hiện thanh tra.

Trong quá trình tổ chức thanh tra, nếu phát hiện ra sự chồng chéo thì giữa 2 cơ quan có sự bàn bạc, trường hợp không xử lý được sẽ báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ và Tổng Kiểm toán nhà nước để trực tiếp trao đổi, thống nhất xử lý.

Tổng Thanh tra Chính phủ cũng cho biết thêm, trong thời gian tới, sẽ sửa đổi Luật Thanh tra để có quy định về xử lý chồng chéo. Đồng thời, Thanh tra Chính phủ sẽ chủ trì với bộ, ngành, địa phương xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về các cuộc thanh tra nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi, phát hiện và xử lý chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra. Về lâu dài, Thanh tra Chính phủ kiến nghị cấp có thẩm quyền nghiên cứu hoàn thiện pháp luật thanh tra, kiểm toán theo hướng là quy định rõ hơn về chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan. 

Cùng chất vấn các nội dung về hoạt động thanh tra, đại biểu Nguyễn Thành Công cho biết, qua hoạt động thanh tra ngành thanh tra đã phát hiện, kiến nghị xử lý vi phạm, trong đó có những vụ việc nghiêm trọng được dư luận xã hội quan tâm.

Từ đó, đại biểu Nguyễn Thành Công (đoàn Ninh Bình) đề nghị Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết kết quả xử lý đối với tập thể, cá nhân vi phạm, nhất là những nơi để xảy ra vi phạm pháp luật nghiêm trọng và những tồn tại, hạn chế nguyên nhân?

Về xử lý tập thể, cá nhân, nhất là nơi để xảy ra vi phạm pháp luật nghiêm trọng, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết: 9 tháng đầu năm 2022, qua theo dõi đôn đốc, kiểm tra, xử lý sau thanh tra, các cơ quan đã xử lý hành chính 1.714 tổ chức và 4.841 cá nhân. Trong đó, chuyển cơ quan điều tra 76 vụ, 93 đối tượng.

Nguyên nhân là cơ quan thanh tra không có quyền xử lý, kỷ luật cán bộ, công chức. Cơ quan thanh tra chỉ kiến nghị cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức tiến hành xử lý. Nguyên nhân tiếp theo là quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật Đảng về hành chính còn chưa đồng nhất. Nhiều trường hợp đã bị kỷ luật Đảng nhưng khi xem xét kỷ luật hành chính đã hết thời hiệu. Hiện Chính phủ đang trình Quốc hội sửa đổi bổ sung nội dung này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

ĐBQH: Thanh tra không phát hiện nhưng UB KTTW lại thấy vi phạm?
ĐBQH: Thanh tra không phát hiện nhưng UB KTTW lại thấy vi phạm?

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội đặt vấn đề khi chất vấn Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong tại Kỳ họp thứ 4, trong phiên làm việc sáng 5/11.

ĐBQH: Thanh tra không phát hiện nhưng UB KTTW lại thấy vi phạm?

ĐBQH: Thanh tra không phát hiện nhưng UB KTTW lại thấy vi phạm?

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội đặt vấn đề khi chất vấn Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong tại Kỳ họp thứ 4, trong phiên làm việc sáng 5/11.

Dự kiến sẽ giảm 17 tổng cục, 8 cục và 145 vụ
Dự kiến sẽ giảm 17 tổng cục, 8 cục và 145 vụ

VOV.VN - Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh cho biết điều này tại phiên chất vấn sáng 5/11.

Dự kiến sẽ giảm 17 tổng cục, 8 cục và 145 vụ

Dự kiến sẽ giảm 17 tổng cục, 8 cục và 145 vụ

VOV.VN - Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh cho biết điều này tại phiên chất vấn sáng 5/11.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Phải giữ đội ngũ tinh hoa trong bộ máy Nhà nước
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Phải giữ đội ngũ tinh hoa trong bộ máy Nhà nước

VOV.VN - “Có quan điểm cho rằng, phục vụ công cũng như tư, miễn là đóng góp, cống hiến cho xã hội. Tuy nhiên, các nước trong khu vực như Singapore trả lương cho công chức cao hơn nhiều so với khối DN bên ngoài để giữ người giỏi trong bộ máy”.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Phải giữ đội ngũ tinh hoa trong bộ máy Nhà nước

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Phải giữ đội ngũ tinh hoa trong bộ máy Nhà nước

VOV.VN - “Có quan điểm cho rằng, phục vụ công cũng như tư, miễn là đóng góp, cống hiến cho xã hội. Tuy nhiên, các nước trong khu vực như Singapore trả lương cho công chức cao hơn nhiều so với khối DN bên ngoài để giữ người giỏi trong bộ máy”.

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong trả lời chất vấn
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong trả lời chất vấn

VOV.VN - Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 4 bước sang ngày chất vấn thứ ba. Tổng Thanh tra Chính phủ là người đăng đàn tiếp theo, trước khi Thủ tướng làm rõ thêm một số vấn đề và trực tiếp trả lời đại biểu Quốc hội.

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong trả lời chất vấn

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong trả lời chất vấn

VOV.VN - Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 4 bước sang ngày chất vấn thứ ba. Tổng Thanh tra Chính phủ là người đăng đàn tiếp theo, trước khi Thủ tướng làm rõ thêm một số vấn đề và trực tiếp trả lời đại biểu Quốc hội.