Thanh Hoá giảm hơn 1.570 thôn, tổ dân phố sau khi sáp nhập

VOV.VN - Từ gần 6000 thôn, tổ dân phố, sau 5 năm thực hiện chương trình sáp nhập, đến nay tỉnh Thanh Hoá còn 4.393 thôn, tổ dân phố (giảm 1.578 thôn, tổ dân phố).

Kết quả này vừa được tỉnh Thanh Hoá báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 18, ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá 12.

Theo đó, tỉnh Thanh Hoá đã sáp nhập 3.100 thôn, tổ dân phố để thành lập 1.522 thôn, tổ dân phố mới, giảm 1.578 thôn, tổ dân phố. Cùng với thực hiện sáp nhập là việc kiện toàn số lượng người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố theo hướng bố trí 3 người đảm nhiệm 6 chức danh (bí thư chi bộ, trưởng thôn, bản, tổ dân phố; trưởng ban công tác mặt trận; công an viên; thôn đội trưởng, tổ viên tổ an ninh trật tự): bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn, bản, tổ trưởng tổ dân phố hoặc trưởng ban công tác mặt trận thôn, bản, tổ dân phố... Do đó toàn tỉnh đã giảm 23.348 người hoạt động không chuyên trách do sáp nhập thôn, tổ dân phố.

Về kinh nghiệm trong thực hiện sáp nhập, tinh giản, ông Nguyễn Văn Hùng – Trưởng ban Tổ chức Tỉnh uỷ Thanh Hoá cho biết: "Cùng với việc tuyên truyền là ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể rõ ràng, xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn cán bộ, để xây dựng người đứng đầu phải công khai minh bạch. Từ tiêu chí bằng cấp, chuyên môn, năng lực lãnh đạo phải bằng sản phẩm, hiệu quả công việc cụ thể, được nhân dân đánh giá, có như thế mới đảm bảo tính công bằng, khách quan, minh bạch trong công tác bố trí cán bộ".

Ngoài ra, thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII), tỉnh Thanh Hóa đã tích cực, chủ động sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, giảm đầu mối, giảm số lượng lãnh đạo, gắn với và soát bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, tinh giản biên chế theo Nghị quyết 39-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Theo đó, tỉnh đã giảm 6 ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, giảm 71 phòng, chỉ cục và tương đương thuộc các cơ quan đảng, các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ cuốc, các đoàn thể cấp tỉnh, UBND cấp huyện; giảm 245 đơn vị sự nghiệp công lập và 85 đầu mối trực thuộc đơn vị sự nghiệp của các đoàn thể cấp tỉnh, các cơ quan cấp tỉnh và UBND cấp huyện./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

HĐND TP Hà Nội thông qua nghị quyết sáp nhập, đổi tên thôn, tổ dân phố
HĐND TP Hà Nội thông qua nghị quyết sáp nhập, đổi tên thôn, tổ dân phố

VOV.VN - Kỳ họp thứ 13 HĐND Thành phố Hà Nội khoá XV đã thông qua việc sáp nhập, đổi tên thôn, tổ dân phố thuộc 11 quận, huyện trên địa bàn.

HĐND TP Hà Nội thông qua nghị quyết sáp nhập, đổi tên thôn, tổ dân phố

HĐND TP Hà Nội thông qua nghị quyết sáp nhập, đổi tên thôn, tổ dân phố

VOV.VN - Kỳ họp thứ 13 HĐND Thành phố Hà Nội khoá XV đã thông qua việc sáp nhập, đổi tên thôn, tổ dân phố thuộc 11 quận, huyện trên địa bàn.

Hà Nội sáp nhập, đặt tên, đổi tên thôn, tổ ở 11 quận, huyện
Hà Nội sáp nhập, đặt tên, đổi tên thôn, tổ ở 11 quận, huyện

VOV.VN -Theo phương án sáp nhập thôn, tổ dân phố Hà Nội, số thôn tổ dân phố được thành lập mới khi thực hiện phương án sáp nhập là 1.407 thôn, tổ dân phố

Hà Nội sáp nhập, đặt tên, đổi tên thôn, tổ ở 11 quận, huyện

Hà Nội sáp nhập, đặt tên, đổi tên thôn, tổ ở 11 quận, huyện

VOV.VN -Theo phương án sáp nhập thôn, tổ dân phố Hà Nội, số thôn tổ dân phố được thành lập mới khi thực hiện phương án sáp nhập là 1.407 thôn, tổ dân phố

Sáp nhập thôn, tổ dân phố Vĩnh Phúc: Lấy đồng thuận của dân làm gốc
Sáp nhập thôn, tổ dân phố Vĩnh Phúc: Lấy đồng thuận của dân làm gốc

VOV.VN -Sáp nhập thôn, tổ dân phố là một trong những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy chính trị tinh gọn.

Sáp nhập thôn, tổ dân phố Vĩnh Phúc: Lấy đồng thuận của dân làm gốc

Sáp nhập thôn, tổ dân phố Vĩnh Phúc: Lấy đồng thuận của dân làm gốc

VOV.VN -Sáp nhập thôn, tổ dân phố là một trong những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy chính trị tinh gọn.