Thanh Hóa tháo gỡ khó khăn cho phó chủ tịch xã, kiêm GĐ trung tâm hành chính công

VOV.VN - Vị trí giám đốc trung tâm phục vụ hành chính công cấp xã, vốn được kỳ vọng nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính, đang bộc lộ nhiều bất cập chỉ sau gần 20 ngày đi vào hoạt động tại Thanh Hóa.

Áp lực lên phó chủ tịch xã kiêm giám đốc phục vụ hành chính công

Với khối lượng công việc khổng lồ và yêu cầu cao về  nhiệm vụ chuyên trách, các Phó Chủ tịch UBND cấp xã, phường kiêm nhiệm chức danh Giám đốc trung tâm phục vụ hành chính công đang đối mặt với tình trạng quá tải về khối lượng công việc, về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến cả nhiệm vụ chuyên trách và chất lượng dịch vụ hành chính công.

Theo Công văn số 03/CV - BCĐ, về việc định hướng một số nhiệm vụ sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp về tổ chức bộ máy, cán bộ công  chức viên chức khi thực hiện sắp xếp, theo đó, chức danh Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp xã sẽ kiêm nhiệm chức danh Giám đốc Trung tâm  hành chính công

Giám đốc Trung tâm phục vụ hành chính công cấp xã có nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý, điều hành mọi hoạt động của Trung tâm, bao gồm tiếp nhận, hướng dẫn, giải quyết thủ tục hành chính và trả kết quả cho người dân, doanh nghiệp. Đồng thời, giám đốc còn chịu trách nhiệm kiểm soát thủ tục hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, theo dõi việc ứng dụng công nghệ thông tin tại UBND cấp xã và ký tất cả các văn bản liên quan đến thủ tục hành chính.

Như vậy, chức danh Phó Chủ tịch UBND cấp xã sẽ có thêm nhiệm vụ mới, đồng thời phải thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Khoản 6 Điều 9 Nghị định 33/2023/NĐ-CP về nhiệm vụ của Phó Chủ tịch UBND xã bao gồm trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực và địa bàn công tác do Chủ tịch UBND cấp xã phân công; Chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai công việc theo lĩnh vực, địa bàn; Chịu trách nhiệm cá nhân trước Chủ tịch UBND cấp xã về lĩnh vực công tác được giao và về những quyết định chỉ đạo, điều hành của mình; Cùng Chủ tịch UBND và các Ủy viên UBND cấp xã chịu trách nhiệm tập thể về toàn bộ hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp xã trước Đảng ủy, Hội đồng nhân dân cấp xã và Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên; và các nhiệm vụ khác theo quy định của Đảng, của pháp luật có liên quan, của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ và theo phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

Trao đổi với phóng viên VOV.VN, bà Nguyễn Thị Oanh, Phó Chủ tịch UBND phường Quảng Phú, phụ trách lĩnh vực Văn hóa - Xã hội, kiêm nhiệm chức danh Giám đốc Trung tâm phục vụ hành chính công, chia sẻ: "Với nhiệm vụ chuyên môn là Phó chủ tịch phụ trách Văn hóa - Xã hội của UBND cấp xã, tôi có nhiệm vụ chính là tham mưu, giúp UBND xã thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực văn hóa, xã hội bao gồm giáo dục, y tế, lao động, thương binh và xã hội, văn hóa, thể thao, du lịch, thông tin, truyền thông, dân tộc, tôn giáo, và các vấn đề xã hội khác".

"Chức danh kiêm nhiệm Giám đốc Trung tâm phục vụ hành chính công thời gian qua đã chiếm gần hết thời gian làm việc của bà tại công sở. Một ngày ký tới hơn 300 chữ ký số, chưa kể ký tay, nên phải luôn thường trực tại ủy ban để ký nhằm đảm bảo tiến độ giải quyết hồ sơ theo quy định. Nếu tôi đi họp thì cán bộ của phòng hành chính công cũng phải đi tìm tôi để ký tay, trong khi tôi đã mang theo máy tính để ký số trên 3 hệ thống phần mềm"- bà Oanh nói.

Đồng thời bà Oanh lo lắng, đây là thời điểm mới bắt đầu hoạt động bộ máy chính quyền 2 cấp, sau này để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, tôi phải đi rà soát, nắm bắt tình hình cơ sở, tham gia họp, báo cáo… với tần suất dày hơn, về lâu về dài sẽ vô cùng khó khăn để tôi hoàn thành cả 2 nhiệm vụ. Cho nên tôi đã đề xuất lên Sở Tư pháp về việc ủy quyền cho Phó Giám đốc Trung tâm phục vụ hành chính công để giảm tải cho giám đốc, khẳng định đây là "nhu cầu vô cùng cần thiết với vị trí như tôi tại thời điểm này.

Một khó khăn khác mà bà Oanh chỉ ra là, dù đã có trực tuyến, nhưng hầu hết các đơn vị vẫn yêu cầu chứng thực bản giấy. "Chữ ký số in ra để đóng dấu đỏ không được chấp nhận vì trái với luật Công chứng (bản dấu đỏ phải có chữ ký tươi)", lý do là các cơ quan, đơn vị chưa tiếp cận được hệ thống chứng thực chữ ký số , khiến chữ ký số chỉ để theo dõi tiến độ và tổng hợp, vô tình tạo thêm gánh nặng công việc cho Trung tâm phục vụ hành chính công.

Cần có hướng tháo gỡ áp lực cho giám đốc phục vụ hành chính công

Tại Trung tâm phục vụ hành chính công phường Đông Quang, phóng viên Báo điện tử Tiếng nói Việt Nam phải đợi tới hơn 18 giờ mới gặp được bà Nguyễn Thị Thu Huyền, Phó Chủ tịch UBND, phụ trách Văn hóa - Xã hội, kiêm Giám đốc Trung tâm phục vụ hành chính công phường Đông Quang, bởi vì, bà Huyền vừa tham gia cuộc họp tại địa điểm khác trên địa bàn phường, trong khi công việc tại Trung tâm phục vụ hành chính công vẫn đang chờ bà Huyền về giải quyết.

Bà Huyền chia sẻ: "Một ngày tôi ký từ 300 đến 400 hồ sơ. Từ ngày nhận nhiệm vụ mới, tôi phải xin phép vắng mặt hoặc đến chậm trong nhiều cuộc họp và chưa đi tới bất kỳ đơn vị nào trên địa bàn liên quan đến nhiệm vụ chuyên trách".

"Đi họp, tôi luôn mang theo máy tính để ký số trên các phần mềm, còn cán bộ tại hành chính công sẽ đến tận nơi gặp tôi để ký tay. Số lượng ký tay cũng rất nhiều". Đặc biệt, thủ tục công chứng CCCD, giấy khai sinh bản giấy rất nhiều do nhiều đơn vị vẫn yêu cầu, mặc dù đã có ví giấy tờ tích hợp trên VNeID, điều này tôi thấy "rất bất hợp lý", bà Huyền cho biết thêm.

Đồng thời, bà Huyền nhấn mạnh: "Tôi rất mong UBND tỉnh Thanh Hóa cho phép ủy quyền đến cấp Phó Giám đốc trung tâm phục vụ hành chính công nhằm giảm bớt thời gian của tôi tại trung tâm. Khi công việc tại trung tâm hành chính được san sẻ cho cấp phó, thì thời dành thời gian cho nhiệm vụ chuyên trách của tôi sẽ tốt hơn".

"Liên quan đến quy định về chứng thực các văn bản, tôi mong có hướng dẫn hoặc thay đổi các quy định cũ về việc chứng thực để phù hợp với tình hình mới của đất nước", bà Huyền mong muốn.

Để ghi nhận đa chiều, phóng viên Báo Điện tử Tiếng nói Việt Nam đã có mặt tại Trung tâm phục vụ hành chính công xã Thiệu Quang. Trao đổi với Phó Chủ tịch UBND xã Thiệu Quang, kiêm nhiệm Giám đốc trung tâm phục vụ hành chính công, ông Lê Long Giang chia sẻ, từ khi vận hành chính quyền 2 cấp từ ngày 1/7 cho tới nay, trung tâm phục vụ hành chính công xã Thiệu Quang thời gian qua số lượng giao dịch khoảng 70-80 hồ sơ/ngày, ít hơn so với các xã, phường trung tâm.

Tuy nhiên, ông Giang nhận định: "Số lượng người dân đến giao dịch sắp tới sẽ tăng lên, với nhiệm vụ chuyên môn là Phó Chủ tịch phụ trách kinh tế có rất nhiều lĩnh vực quan trọng và nhạy cảm như: xây dựng, đầu tư, tài chính, đất đai, môi trường… cần có nhiều thời gian kiểm tra, xác minh tránh sai sót".

Do đó, ông Giang cho rằng: "Nhiệm vụ tại Trung tâm phục vụ hành chính công cần được ủy quyền cho phó giám đốc trung tâm để tôi tập trung chuyên môn nhiều hơn với nhiệm vụ chuyên trách ".

Mặc dù rất vất vả, nhưng đến thời điểm hiện tại, với sự nỗ lực và quyết tâm cao từ cấp xã, các ban ngành đến cấp tỉnh, Thanh Hóa đã không để hồ sơ nào của công dân bị xử lý chậm trễ so với quy định. Để có được kết quả này, bộ phận trung tâm hành chính công đã "căng mình làm việc không kể ngày, đêm hoàn thành tiến độ giải quyết thủ tục hành chính cho nhân dân.

Tất cả cán bộ tại trung tâm hành chính công đều hăng hái và có trách nhiệm trong công việc, nhưng việc chưa thống nhất trong việc chứng thực giữa các cơ quan, đơn vị gây thêm áp lực không đáng có cho cán bộ khiến chữ ký số chưa phát huy được như kỳ vọng, và việc phân cấp, phân quyền chưa hợp lý cần được nhanh chóng có biện pháp giải quyết.

Những kiến nghị về việc ủy quyền và thay đổi quy định về chứng thực là vô cùng cấp bách để giảm tải áp lực cho các Giám đốc trung tâm hành chính công cấp xã, giúp họ hoàn thành tốt cả nhiệm vụ chuyên môn và công tác hành chính, hướng tới một nền hành chính phục vụ người dân hiệu quả hơn.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Hà Nội: Mô hình chính quyền 2 cấp áp dụng linh hoạt “online và thủ công”
Hà Nội: Mô hình chính quyền 2 cấp áp dụng linh hoạt “online và thủ công”

VOV.VN - Việc triển khai mô hình chính quyền 2 cấp tại Hà Nội đã mang lại những tiện ích rõ rệt trong giải quyết thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian, giảm chi phí cho người dân. Trước những khó khăn về hạ tầng công nghệ, nhiều xã đã linh hoạt kết hợp dịch vụ công trực tuyến và thủ công để đảm bảo phục vụ hiệu quả.

Hà Nội: Mô hình chính quyền 2 cấp áp dụng linh hoạt “online và thủ công”

Hà Nội: Mô hình chính quyền 2 cấp áp dụng linh hoạt “online và thủ công”

VOV.VN - Việc triển khai mô hình chính quyền 2 cấp tại Hà Nội đã mang lại những tiện ích rõ rệt trong giải quyết thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian, giảm chi phí cho người dân. Trước những khó khăn về hạ tầng công nghệ, nhiều xã đã linh hoạt kết hợp dịch vụ công trực tuyến và thủ công để đảm bảo phục vụ hiệu quả.

Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện thủ tục hành chính chính quyền địa phương 2 cấp
Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện thủ tục hành chính chính quyền địa phương 2 cấp

VOV.VN - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có công điện đề nghị tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện thủ tục hành chính, chuyển đổi số giai đoạn đầu vận hành mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện thủ tục hành chính chính quyền địa phương 2 cấp

Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện thủ tục hành chính chính quyền địa phương 2 cấp

VOV.VN - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có công điện đề nghị tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện thủ tục hành chính, chuyển đổi số giai đoạn đầu vận hành mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Vận hành chính quyền địa phương 2 cấp: Đối mặt với hạn chế để có giải pháp lâu bền
Vận hành chính quyền địa phương 2 cấp: Đối mặt với hạn chế để có giải pháp lâu bền

VOV.VN - Sau 2 tuần triển khai, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đã cho thấy những bước khởi đầu vững chắc. Tuy còn những thách thức nhưng dấu hiệu tích cực là sự ổn định trong vận hành và không có gián đoạn gì lớn.

Vận hành chính quyền địa phương 2 cấp: Đối mặt với hạn chế để có giải pháp lâu bền

Vận hành chính quyền địa phương 2 cấp: Đối mặt với hạn chế để có giải pháp lâu bền

VOV.VN - Sau 2 tuần triển khai, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đã cho thấy những bước khởi đầu vững chắc. Tuy còn những thách thức nhưng dấu hiệu tích cực là sự ổn định trong vận hành và không có gián đoạn gì lớn.