Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác ngoại giao vaccine

VOV.VN - Từ một nước có tỷ lệ tiêm chủng rất thấp, Việt Nam đã xoay chuyển tình thế, đạt kỳ tích “đi sau về trước” trong triển khai Chiến lược vaccine.

Chiều 30/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác ngoại giao vaccine - Những bài học kinh nghiệm để thúc đẩy công tác ngoại giao kinh tế trong tình hình mới.

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại đầu cầu Trụ sở Chính phủ với đầu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Đại sứ quán, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Dự hội nghị tại đầu cầu Trụ sử Chính phủ có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh; Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; Bộ trưởng các Bộ: Ngoại giao, Y tế; lãnh đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương; các thành viên Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vaccine. 

Phát biểu ý kiến khai mạc hội nghị, Thủ tướng khẳng định, vaccine là yếu tố quyết định để kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh. Khi đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và vaccine trên thế giới rất khan hiếm, việc tiếp cận vaccine là vấn đề cấp bách toàn cầu. Đảng, Nhà nước đã chỉ đạo xây dựng và thực hiện chiến lược vaccine với ba mũi nhọn: quỹ vaccine, ngoại giao vaccine và tổ chức chiến dịch tiêm chủng.

Với tinh thần đặt sức khỏe, tính mạng người dân lên trên hết, trước hết; vaccine tốt nhất là vaccine được tiêm sớm nhất, chúng ta đã có những quyết định, hành động kịp thời, quyết liệt và chưa có tiền lệ. Để có được vaccine sớm nhất, nhiều nhất, chúng ta đã thực hiện đồng bộ các biện pháp ngoại giao vaccine và bằng mọi hình thức như gặp gỡ, điện đàm, gửi thư, chuyển thông điệp…; tiếp cận từ mọi góc độ, từ song phương đến đa phương, từ cấp Chính phủ đến các tổ chức quốc tế, các tập đoàn sản xuất vaccine…; áp dụng mọi biện pháp, từ viện trợ, đến mua lại, mua trước, vay trước, ứng trước…

Các cấp lãnh đạo Việt Nam đã tích cực “chắt chiu” từng cơ hội, vận động mua, xin chuyển nhượng và giao đúng hạn từng liều vaccine giúp đất nước thực hiện mục tiêu miễn dịch cộng đồng, thể hiện tinh thần đoàn kết, không để ai bị bỏ lại phía sau, trong khi nguồn vaccine trên thế giới khan hiếm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, cách đây hơn 1 năm, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19 với biện pháp chuyên môn, cụ thể là vaccine. Việc chuyển hướng đó cho đến nay được chứng minh là đúng đắn, kịp thời. Từ việc tăng trưởng âm trong quý III/2021, sau đó, kinh tế tăng trưởng mạnh, kiểm soát an toàn dịch bệnh.

Thủ tướng chỉ rõ, có được Nghị quyết 128 là do trước đó, chúng ta đã đưa ra Chiến lược vaccine, gồm 3 nội hàm: thành lập Quỹ vaccine phòng, chống dịch Covid-19; tiến hành ngoại giao vaccine và lập Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vaccine với nòng cốt là Bộ Ngoại giao; tiến hành Chiến dịch tiêm chủng vaccine miễn phí lớn nhất từ trước tới nay.

Kết quả là chuyển biện pháp phòng, chống dịch từ biện pháp hành chính sang biện pháp khoa học, chuyên môn, “đúng và trúng”, tuy lúc đó chưa có đủ nguồn vaccine nhưng qua đây, chúng ta thấy công tác ngoại giao phục vụ đường lối phát triển kinh tế-xã hội là hết sức quan trọng, đó là nhờ chúng ta biết tận dụng các công cụ để thực hiện.

Thủ tướng cho biết, hôm nay tổng kết công tác ngoại giao vaccine để cùng nhìn lại những việc đã làm được, cũng như chưa làm được thời gian qua, xác định rõ nguyên nhân và rút ra những bài học kinh nghiệm quý để không chỉ áp dụng cho công tác ngoại giao vaccine mà tiếp tục mở rộng sang lĩnh vực ngoại giao kinh tế phục vụ phục hồi nhanh và phát triển bền vững hiện nay.

Báo cáo tại Hội nghị, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết, ngày 24/2/2021, lô vaccine đầu tiên với 117,6 nghìn liều về Việt Nam và ở thời điểm đợt dịch thứ tư bùng phát, ngày 27/4/2021, mới có 320 nghìn liều vaccine được tiêm; nhưng sau nhiều nỗ lực đàm phán, ngoại giao, chúng ta đã liên tiếp nhận được các lô vaccine để đến giữa tháng 10/2021, đã tiếp nhận 97,5 triệu liều. Với tỷ lệ bao phủ tiêm vaccine tăng nhanh, nên ngay từ tháng 10/2021, nước ta đã chủ động chuyển trạng thái sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

Đến tháng 3/2022, Việt Nam đã có khoảng 220 triệu liều vaccine; trong đó, chiếm đến gần 50% trong tổng số vaccine mà Việt Nam nhận được là từ sự trợ giúp của COVAX và trên 30 nước cung cấp cho Việt Nam qua COVAX và qua kênh song phương, dưới nhiều hình thức đa dạng.

Từ một nước có tỷ lệ tiêm chủng rất thấp, Việt Nam đã xoay chuyển tình thế, đạt kỳ tích “đi sau về trước” trong triển khai Chiến lược vaccine: Đến hết năm 2021, Việt Nam đã đạt trên 70% dân số được tiêm đủ liều cơ bản vaccine phòng COVID-19, về đích trước 6 tháng so với mục tiêu WHO khuyến cáo; tháng 3/2022, Việt Nam trở thành một trong 6 quốc gia có tỷ lệ bao phủ vaccine cao nhất thế giới.

Thành công của Chiến lược vaccine ở Việt Nam đã được nhân dân ghi nhận, cộng đồng quốc tế khâm phục và đánh giá cao. Trong đó, công tác ngoại giao vaccine thực sự là một chiến dịch ngoại giao đặc biệt, chưa có tiền lệ, vừa cấp bách, vừa lâu dài, liên quan trực tiếp đến sức khỏe, sinh mạng của hàng triệu đồng bào; một chiến dịch nhiều khó khăn, vất vả nhưng rất thành công, góp phần làm giảm những mất mát, đau thương, đồng thời tạo nền tảng quan trọng để chúng ta kiểm soát dịch bệnh, chuyển sang giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Sau khi nghe các ý kiến phát biểu, kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát và thay mặt Chính phủ cảm ơn, ghi nhận và đánh giá cao đóng góp của ngành Ngoại giao vào hoạt động ngoại giao vaccine, đóng góp tích cực vào công tác phòng, chống dịch. 

Thủ tướng nêu rõ sự khó khăn trong tiếp cận vaccine tại thời điểm đó và đến tháng 5/2021, Việt Nam mới nhận được lô vaccine đầu tiên của COVAX; nhưng đến giữa tháng 10/2021 thì số liều vaccine nhận được đã tăng mạnh (97,5 triệu liều).

Nhờ kiểm soát được dịch bệnh Covid-19, kinh tế vĩ mô ổn định; kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng cả 3 khu vực; bảo đảm các cân đối lớn; chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững, công tác đối ngoại được tăng cường. Qua đại dịch Covid-19 tiếp tục khẳng định thành tựu của đất nước. 

Đạt được như vậy là do nhiều nguyên nhân, nhưng quan trọng là đã đề ra Chiến lược vaccine phù hợp, đúng đắn, hiệu quả. Việt Nam có đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, có đường lối đối ngoại đúng đắn, là đối tác tin cậy, bạn bè tốt, là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, tranh thủ sụ ủng hộ của bạn bè quốc tế; có sự lãnh đạo đúng đắn của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Việc chuyển đổi trạng thái chống dịch từ biện pháp hành chính sang biện pháp khoa học; trong lãnh đạo, chỉ đạo rất quyết liệt, quyết đoán trong tổ chức thực hiện; trong hoạt động ngoại giao vaccine cũng hết sức tích cực, miễn là có vaccine, ở đâu có vaccine thì tiếp cận nơi đó, bằng các phương pháp như mua, vay, mượn, ứng trước. Sự tâm huyết, trách nhiệm của các Đại sự, cán bộ đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài để tiếp cận vaccine, thuốc, trang thiết bị y tế. Có sự giúp đỡ tận tình, chân thành của bạn bè quốc tế, cơ bản được họ đồng tình vì chúng ta cũng đã thể hiện trách nhiệm đối với cộng đồng quốc tế. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương trong ngoại giao vaccine. 

Về bài học kinh nghiệm, Thủ tướng nêu rõ, chúng ta phải kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá, là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Phải nắm chắc diễn biến tình hình, xuất phát từ thực tiễn để có biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả. Phải bình tĩnh, sáng suốt, càng khó khăn, phức tạp càng kiên trì, kiên quyết, kiên định chủ trương, đường lối, phương pháp làm; không được “chập chờn”; tất cả vì mục tiêu bảo vệ sức khoẻ, tính mạng của người dân.

Vận động ở cấp cao có tính quyết định, nhưng công tác tư vấn, tham mưu của các cơ quan đại diện ngoại giao có tính chất quan trọng; sau tiếp xúc cấp cao phải “đeo bám” đến khi đạt kết quả; phải đoàn kết, thống nhất, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, của nhân dân, doanh nghiệp, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương. Điều này cho chúng ta thêm kinh nghiệm quý về vận động ngoại giao và ngoại giao kinh tế. 

Thủ tướng nêu rõ, thời gian tới, đại dịch Covid-19 vẫn chưa chấm dứt, diễn biến còn phức tạp trên thế giới; biến chủng virus còn biến đổi, lẩn tránh vaccine; vaccine suy giảm miễn dịch theo thời gian; một nửa dân số thế giới chưa được tiêm chủng vaccine, thậm chí người tiêm rồi vẫn có thể bị mắc lại. Do đó không thể lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, tiếp tục nỗ lực chống dịch, ưu tiên kiểm soát dịch bệnh Covid-19 và các dịch bệnh khác. 

Thủ tướng nêu rõ, phải đẩy mạnh chuyển giao công nghệ để làm chủ công nghệ sản xuất vaccine; giao Bộ Ngoại giao xây dựng Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện ngoại giao kinh tế, nhất là lúc nầy cần mở rộng thị trường, nhất là khi các thị trường lớn đang bị thu hẹp do nhiều nguyên nhân; hoạt động ngoại giao thúc đẩy hoạt động kinh tế. 

Nhân dịp này, Thủ tướng chia sẻ những khó khăn, vất vả của ngành Ngoại giao, các cơ quan ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài trong phòng, chống dịch và thực hiện ngoại giao vaccine với việc phải xa gia đình, người thân; đánh giá cao cao đóng góp quan trọng trong công tác ngoại giao vaccine. Thủ tướng cũng gửi đến các đồng chí, cán bộ và nhân viên Đại sứ quán, cơ quan ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài lời chúc sức khoẻ, thành công và hạnh phúc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng chỉ rõ 5 nhóm giải pháp hiện thực hóa quy hoạch và phát triển đô thị
Thủ tướng chỉ rõ 5 nhóm giải pháp hiện thực hóa quy hoạch và phát triển đô thị

VOV.VN - Thủ tướng đã chỉ rõ 5 nhóm nhiệm vụ giải pháp, trong đó nhấn mạnh việc nâng cao, thống nhất nhận thức về đặc thù của đô thị, vai trò, vị thế của đô thị trong sự phát triển chung.

Thủ tướng chỉ rõ 5 nhóm giải pháp hiện thực hóa quy hoạch và phát triển đô thị

Thủ tướng chỉ rõ 5 nhóm giải pháp hiện thực hóa quy hoạch và phát triển đô thị

VOV.VN - Thủ tướng đã chỉ rõ 5 nhóm nhiệm vụ giải pháp, trong đó nhấn mạnh việc nâng cao, thống nhất nhận thức về đặc thù của đô thị, vai trò, vị thế của đô thị trong sự phát triển chung.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Đô thị toàn quốc 2022
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Đô thị toàn quốc 2022

VOV.VN - Hội nghị là dịp để nhìn lại quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị Việt Nam trong thời gian vừa qua, rút ra những điểm mạnh, điểm yếu và cùng thống nhất những giải pháp để thúc đẩy sự phát triển đô thị nước nhà vững mạnh hơn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Đô thị toàn quốc 2022

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Đô thị toàn quốc 2022

VOV.VN - Hội nghị là dịp để nhìn lại quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị Việt Nam trong thời gian vừa qua, rút ra những điểm mạnh, điểm yếu và cùng thống nhất những giải pháp để thúc đẩy sự phát triển đô thị nước nhà vững mạnh hơn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam

VOV.VN - Chiều tối 29/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp đoàn GHPGVN. Cùng dự có Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà; Hòa thượng Thích Trí Quảng, Pháp chủ GHPGVN; Hoà thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN, cùng các vị chư tôn giáo phẩm lãnh đạo GHPGVN.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam

VOV.VN - Chiều tối 29/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp đoàn GHPGVN. Cùng dự có Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà; Hòa thượng Thích Trí Quảng, Pháp chủ GHPGVN; Hoà thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN, cùng các vị chư tôn giáo phẩm lãnh đạo GHPGVN.