Thủ tướng: Hướng đột phá của Huế vẫn phải là du lịch, dịch vụ

VOV.VN -Thủ tướng nhấn mạnh hướng đột phá của Huế vẫn là du lịch, dịch vụ và liên kết kinh tế.  

Chiều 2/1/2018, tại Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội. Cùng dự có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, lãnh đạo các bộ, ngành. Thủ tướng nhấn mạnh hướng đột phá của Huế vẫn là du lịch, dịch vụ và liên kết kinh tế.  

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm và làm việc tại tỉnh TT-Huế.

Theo báo cáo của tỉnh, năm ngoái, tỉnh hoàn thành 12/13 chỉ tiêu, trong đó chỉ tiêu duy nhất không đạt là tăng trưởng kinh tế, chỉ đạt 7,76% so với kế hoạch từ 8 đến 8,5%. Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt gần 7.000 tỷ đồng, bằng 101% dự toán. Tổng lượt khách du lịch đến tỉnh đạt 3,8 triệu lượt, trong đó khách quốc tế đạt 1,5 triệu lượt, tăng tới 40%. Tuy vậy, mưa lũ, thiên tai năm qua đã làm tỉnh thiệt hại ước tính 1.000 tỷ đồng.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo các Bộ đồng tình với tỉnh trong việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2020 là xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành Trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch, khoa học công nghệ, y tế chuyên sâu, giáo dục đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao. Với đặc thù của mình, tỉnh quyết tâm đầu tư phát triển theo hướng “đô thị di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan và thân thiện môi trường”.

Tỉnh xác định ba khâu đột phá là tập trung phát triển du lịch, dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp từ 25 đến 30% tổng thu ngân sách; tập trung thu hút nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng; và tập trung cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư gắn với tăng cường đổi mới xúc tiến đầu tư.

Tuy nhiên, lãnh đạo các bộ cho rằng, tỉnh cần có sự cụ thể, rõ nét hơn nữa trong các khâu đột phá. Cần thu hút những dự án mang tính hạt nhân để tạo sự lan tỏa. Dù khách du lịch đến Huế tăng mạnh nhưng lượng khách lưu trú thấp, trong khi đây là tỉnh có nhiều di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận là Quần thể Di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc Cung đình Huế, Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn, Thơ văn trên kiến trúc Cung đình Huế.

Kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những kết quả Thừa Thiên Huế đạt được thời gian qua. Tỉnh có nền tảng cho phát triển, người dân sống nề nếp, lãnh tỉnh có phương pháp chỉ đạo. Trong phát triển du lịch thì hạ tầng khách sạn, sân gôn đã có; công tác quy hoạch giữ gìn di tích, di sản văn hóa được chú trọng. Thủ tướng cũng đánh giá cao tỉnh thực hiện các nhiệm vụ Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ giao và không có nhiệm vụ nào quá hạn.

Tuy vậy Thủ tướng thẳng thắn chỉ ra các hạn chế của tỉnh, trong đó tỉnh phát triển dưới mức tiềm năng. Dù có thế mạnh lớn về kết cấu hạ tầng, có thể phát triển du lịch mạnh hơn, có tiềm năng phát triển kinh tế rừng và công nghiệp chế biến, phát triển kinh tế biển tốt hơn, nhưng Thừa Thiên Huế chưa tạo được sự đột phá. Nhất là môi trường đầu tư ở mức trung bình, chỉ số năng động của chính quyền địa phương còn thấp, chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) thấp, đứng thứ 42/63 tỉnh, thành; một số dự án lớn chậm tiến độ.

Do đó, Thủ tướng cho rằng, tỉnh phải quyết tâm, khát vọng phát triển mạnh mẽ hơn, không để phát triển “bình bình”, trong đó, Thủ tướng nhấn mạnh đến vai trò giám đốc các sở, ngành, quận huyện của tỉnh.

Về tiềm năng phát triển của tỉnh, Thủ tướng cho rằng, ít có nơi nào sánh được với Thừa Thiên Huế, một vùng đất văn hóa, lịch sử Việt Nam tiêu biểu thời cận đại. Nhấn mạnh Thừa Thiên Huế nằm trong vùng có nhiều di sản văn hóa, di sản thiên nhiên, và bản thân Huế cũng là Thành phố di sản, có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Vịnh Lăng Cô, Vườn Quốc gia Bạch Mã.

Thủ tướng cho rằng: "Người ta phát triển dựa vào tiềm năng lợi thế so sánh, các đồng chí phải nghiên cứu kỹ cái này để hành động. Chính vì vậy, với đặc điểm thành phố di sản như thế, phát triển Huế phải khác với mô hình của thành phố sôi động như Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng mà nên tận dụng thế mạnh là văn hóa, lịch sử, vẻ đẹp bình an, lãng mạn để tìm thấy “vẻ đẹp Huế có nơi nào sánh được” là gì."

Chính vì vậy, Thủ tướng cho rằng tỉnh cần quy hoạch tốt và quản lý tốt quy hoạch để giữ được nét Huế cổ kính và hai bờ sông Hương được bảo tồn, hiện đại hóa nhưng hài hòa trong tổng thể.

"Tôi thay mặt Chính phủ yêu cầu các đồng chí thực hiện hướng đột phá của Huế vẫn phải là du lịch, dịch vụ và các liên kết kinh tế. Cần một hệ sinh thái, các ngành nghề hỗ trợ du lịch và làm bài bản, chuyên nghiệp, có chiều sâu. Để làm sao du khách đến Huế lưu lại dài ngày hơn. Không phải số lượng nhiều là tốt mà chính lưu lại dài ngày hơn mới là thu nhập cao", Thủ tướng nhấn mạnh

Tỉnh cũng cần phát triển mạnh mẽ các loại hình doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ, hộ gia đình, kinh tế hợp tác và hợp tác xã, đặc biệt các làng nghề truyền thống. Cần áp dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin để phát triển du lịch và quản lý di tích. Để làm được điều đó thì bộ máy hành chính phải quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đặc biệt chú ý đến những chỉ số xếp hạng còn thấp; cần sự liên kết chặt chẽ giữa Đại học Huế với chính quyền các cấp và doanh nghiệp ở địa phương để phối hợp, hỗ trợ, đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ thông tin, phát huy vai trò động lực của Đại học Huế, Bệnh viện Trung ương Huế vào phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Thủ tướng nhấn mạnh Đại học Huế phải được coi là cực phát triển của địa phương, và tỉnh cần huy động được trí tuệ của các giáo sư, tiến sỹ, giảng viên và 60.000 sinh viên để phát triển Thừa Thiên Huế.

Nhấn mạnh đến tam giác phát triển của quốc gia là kinh tế, xã hội và môi trường, Thủ tướng yêu cầu tỉnh thực hiện điều này và cần chú trọng bảo vệ môi trường hơn nữa, cả môi trường sinh thái, môi trường sống, an ninh, an toàn để thu hút nhiều người giàu và nhiều nhà đầu tư đến với Huế.  

Trong phát triển phải đặc biệt lưu ý về hạ tầng sân bay Huế và Cảng Chân Mây, tạo sự đồng bộ và coi đó là “trái tim” phát triển Thừa Thiên Huế. Thủ tướng cũng mong muốn lãnh đạo tỉnh cần có chương trình hành động thực hiện các Nghị quyết của Trung ương, nhất là các Nghị quyết Trung ương 6 vừa qua và Nghị quyết 01 của Chính phủ với phương châm Kỷ cương, Liêm chính, Hành động, Sáng tạo, Hiệu quả.

Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm, thị sát hoạt động của Trung tâm Hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế, trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh. Số lượng thủ tục hành chính được đưa vào tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm này là 1.401 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, các cơ quan theo ngành dọc được các bộ, ngành đặt tại địa phương. Mỗi ngày trung tâm tiếp nhận khoảng 180-200 phiên giao dịch.

Tại đây, người dân, tổ chức khi nộp hồ sơ sẽ được số hóa, tạo lập hồ sơ điện tử, hướng tới người dân sẽ không cần phải nộp lại những hồ sơ này trong lần giải quyết thủ tục hành chính tiếp theo. Với phương châm “Thân thiện – Đơn giản – Đúng hẹn”, Trung tâm có bộ phận hướng dẫn người dân, tổ chức lấy số và các thắc mắc, bộ phận giám sát, theo dõi quá trình tiếp nhận, xử lý và hoàn trả thủ tục hành chính nhanh, gọn, công khai minh bạch.

Cũng trong chiều nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thăm một số hộ gia đình chính sách trên địa bàn Thành phố Huế./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Nguyên Thủ tướng Lào
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Nguyên Thủ tướng Lào

VOV.VN - Chiều tối 22/11, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp nguyên Thủ tướng Lào Thoongsinh Thammavong. 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Nguyên Thủ tướng Lào

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Nguyên Thủ tướng Lào

VOV.VN - Chiều tối 22/11, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp nguyên Thủ tướng Lào Thoongsinh Thammavong. 

Thủ tướng gặp Thủ tướng Nga và Tổng thống Philippines bên lề ASEAN 31
Thủ tướng gặp Thủ tướng Nga và Tổng thống Philippines bên lề ASEAN 31

VOV.VN -Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp hai nhà lãnh đạo tham gia Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 31 và trao đổi những nội dung quan trọng.

Thủ tướng gặp Thủ tướng Nga và Tổng thống Philippines bên lề ASEAN 31

Thủ tướng gặp Thủ tướng Nga và Tổng thống Philippines bên lề ASEAN 31

VOV.VN -Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp hai nhà lãnh đạo tham gia Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 31 và trao đổi những nội dung quan trọng.

Thủ tướng tiếp Cố vấn đặc biệt của Thủ tướng Nhật Bản
Thủ tướng tiếp Cố vấn đặc biệt của Thủ tướng Nhật Bản

VOV.VN -Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Việt Nam coi thành công của các doanh nghiệp Nhật Bản là thành công của chính mình.

Thủ tướng tiếp Cố vấn đặc biệt của Thủ tướng Nhật Bản

Thủ tướng tiếp Cố vấn đặc biệt của Thủ tướng Nhật Bản

VOV.VN -Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Việt Nam coi thành công của các doanh nghiệp Nhật Bản là thành công của chính mình.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc điện đàm với Thủ tướng Nhật Bản
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc điện đàm với Thủ tướng Nhật Bản

VOV.VN - Trưa 22/12, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã điện đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc điện đàm với Thủ tướng Nhật Bản

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc điện đàm với Thủ tướng Nhật Bản

VOV.VN - Trưa 22/12, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã điện đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.