Thủ tướng: Kiến tạo không gian, cơ hội để kinh tế tư nhân phát triển

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, cần phải kiến tạo một không gian, nguồn lực, cơ hội cho kinh tế tư nhân phát triển thuận lợi hơn.

Chiều nay (2/5), tại Hà Nội, diễn ra phiên toàn thể Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2019 do Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương đồng tổ chức. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình đồng chủ trì Diễn đàn.

Phát biểu tại Diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, một khu vực tư nhân lớn mạnh, bền vững, bên cạnh khu vực doanh nghiệp Nhà nước hiệu quả hơn, khu vực kinh tế hợp tác xã năng động hơn sẽ tạo ra một tương lại thịnh vượng, bền vững hơn cho nền kinh tế Việt Nam. Vì thế, cần phải kiến tạo một không gian, nguồn lực, cơ hội cho kinh tế tư nhân phát triển thuận lợi hơn.

Thủ tướng phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2019. (Ảnh VGP/Quang Hiếu)

Cùng dự Diễn đàn có các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và khoảng 2.500 đại biểu là lãnh đạo doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài nước, hơn 100 cơ quan truyền thông.

Diễn đàn có chủ đề: Phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo Nghị quyết 10-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 5 khoá XII và Nghị quyết 98-NQ/CP của Chính phủ". Diễn đàn gồm 1 Phiên toàn thể, 7 Hội thảo, Tọa đàm chuyên đề, hoạt động triển lãm và kết nối doanh nghiệp.

Đây là diễn đàn cấp quốc gia nhằm đánh giá kết quả sau gần 2 năm thực hiện Nghị quyết 10 của Hội nghị Trung ương 5, Nghị quyết 98-NQ/CP của Chính phủ, nhận diện các mặt được để phát huy và các mặt chưa được để khắc phục; quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng và nâng cao nhận thức của xã hội của về vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tạo cơ hội cho các doanh nhân tư nhân, cơ quan, tổ chức đối thoại, hiến kế, kiến nghị, đề xuất với Đảng, Nhà nước về các cơ chế, chính sách và giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân. 

Phát biểu tại Diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, những thành quả lớn của đất nước sau 30 năm đổi mới, trong đó, kinh tế tư nhân nổi lên như một trong những động lực quan trọng, dẫn dắt sự tăng trưởng của nền kinh tế. Khu vực kinh tế tư nhân trong nước đang tạo ra khoảng 42% GDP, 30% ngân sách Nhà nước, thu hút khoảng 85% lực lượng lao động cả nước.

 Thủ tướng cho rằng, sau hai năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, Khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân, xã hội đã chứng kiến sự lớn mạnh, tinh thần đổi mới và khát vọng vươn lên của khu vực tư nhân, nhưng kết quả đạt được vẫn còn thấp xa so với mức tiềm năng. Do đó, Thủ tướng nêu rõ, khu vực kinh tế tư nhân trong nước có vai trò hết sức quan trọng cho sự phát triển và chỉ đạo các ngành, các cấp cần phải tìm cách kích hoạt vai trò này tốt hơn nữa. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Chính phủ và cá nhân Thủ tướng đã liên tục động viên tư nhân khởi nghiệp, nuôi dưỡng khát vọng lớn trong phát triển, kiến tạo các lĩnh vực dựa trên động viên nguồn lực từ các doanh nghiệp tư nhân trong nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau. 

 Cho rằng Diễn đàn là một cơ hội để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Ban Xây dựng Đảng, các cơ quan Quốc hội lắng nghe, tiếp thu các góp ý, phản biện của khu vực tư nhân nhằm phục vụ cho công tác xây dựng văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Thủ tướng đề nghị các đại biểu thảo luận với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật và nói sự thật”.

 Trên tinh thần đó, Thủ tướng gợi ý một số chủ đề thảo luận:

Nhóm vấn đề thứ nhất là làm thế nào để các doanh nghiệp Việt Nam đa phần có quy mô còn nhỏ, có thể vươn ra cạnh tranh quốc tế, có thương hiệu toàn cầu? Làm thế nào để hàng triệu hộ kinh doanh có thể mở rộng quy mô, chuyển sang mô hình doanh nghiệp nhằm phát huy lợi thế tạo nhiều của cải hơn cho bản thân mình và cho cả xã hội? Đây là những vấn đề khó, nhưng nếu có khát vọng, có sự đồng lòng và quyết tâm cao, chúng ta sẽ thành công.

Nhóm vấn đề thứ hai Thủ tướng nêu ra, đó là làm sao có được đột phá thực sự ở các điểm nghẽn trong môi trường kinh doanh?. Theo đó, Thủ tướng vẫn còn nhiều rào cản, vướng mắc, đôi khi thể chế chính sách còn chưa theo kịp, chưa thực sự kiến tạo cho các mô hình kinh doanh mới, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, công nghiệp chế tạo, nông nghiệp hữu cơ…  

Trước đông đảo đoanh nhân, Thủ tướng đề cập đến tinh thần doanh nghiệp với ba nội dung: Thứ nhất là chí tiến thủ của nhà doanh nghiệp, không bằng lòng với hoàn cảnh đang có mà là xông xáo tìm kiếm và nắm bắt cho bằng được các cơ hội do công nghệ và thị trường mang lại...

Thứ hai, doanh nhân cần kinh doanh liêm chính, tìm kiếm lợi nhuận chân chính, doanh nhân có vai trò quan trọng trong công tác phòng chống tham nhũng ở nước ta. 

Thứ ba là tinh thần yêu nước, trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh- đó là những tố chất cần thiết, phổ biến của nhà doanh nghiệp của tất cả các nước. Riêng đối với Việt Nam, một nước còn ở giai đoạn phát triển trung bình, cần thêm một yếu tố là lòng yêu nước, là ý thức góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh...  

Đặt niềm tin vào khu vực kinh tế tư nhân, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng:  "Một khu vực tư nhân lớn mạnh, bền vững, bên cạnh khu vực DNNN hiệu quả hơn, khu vực kinh tế HTX năng động hơn sẽ tạo ra một tương lại thịnh vượng, bền vững hơn cho nền kinh tế Việt Nam. Khu vực kinh tế trong nước giàu tiềm lực, có tầm ảnh hưởng vượt biên giới quốc gia, sẽ góp phần lan tỏa sức mạnh mềm và ảnh hưởng của chúng ta trong khu vực và toàn cầu, không chỉ về phương diện kinh tế, mà trên tổng thể nhiều phương diện chiến lược khác. Trên cương vị là người đứng đầu tiểu ban kinh tế xã hội của Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ 13, diễn ra vào năm 2021, tôi muốn nghe những tham vấn có trách nhiệm từ khu vực tư nhân".

Ngay sau phát biểu của Thủ tướng, Diễn đàn chuyển sang phần đối thoại với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Chủ tịch Ủy Ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Bùi Văn Cường về những vấn đề thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân.  

Trả lời câu hỏi về tầm quan trọng của việc tổ chức Diễn đàn đối với việc cụ thể hóa Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân, ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, cho rằng: "Đảng ta, trực tiếp là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã đánh số 10 cho Nghị quyết này, điều này thể hiện mong muốn và quyết tâm của Đảng, đó là Nghị quyết cũng mang lại kết quả to lớn như chúng ta đã đạt được khi ban hành Nghị quyết về khoán 10 của thời kỳ đầu đổi  mới. Trong thời gian vừa qua, toàn hệ thống chính trị đã vào cuộc, chúng ta liên tục đổi  mới, hoàn thiện phương thức lãnh đạo của Đảng về kinh tế. Đối với những Nghị quyết quan trọng như Nghị quyết 10 thì việc làm sao đưa Nghị quyết đi vào cuộc sống ngay từ ngày đầu tiên có ý nghĩa quyết định. Do vậy, trong suốt thời gian vừa qua, Chính phủ và cá nhân Thủ tướng Chính phủ hết sức trăn trở và quyết liệt, làm sao phối hợp chặt chẽ, đưa Nghị quyết vào cuộc sống, mang lại hiệu quả thiết thực cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và Diễn đàn hôm nay là cụ thể tinh thần đó".

Về câu hỏi thời gian tới, Đảng, Nhà nước có quyết sách nào để kinh tế tư nhân đóng góp nhiều hơn nữa cho nền kinh tế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh việc cần kiến tạo không gian, nguồn lực, cơ hội cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển thuận lợi hơn.

"Từ khóa cho khu vực này đó là: tạo sự bình đẳng, được bảo vệ, khích lệ, trao cơ hội. Nói về bình đẳng, kinh tế tư nhân bình đẳng trước pháp luật, bình đẳng trong cạnh tranh, trong phân bổ nguồn lực với các thành phần kinh tế khác, nhất là tiếp cận nguồn lực. Được bảo vệ ở chỗ là quyền tài sản, quyền tự do kinh doanh, tạo môi trường thông thoáng cho kinh tế tư nhân phát triển. Được bảo vệ quyền hợp pháp theo quy định của pháp luật, đặc biệt là giảm chồng chéo tầng lớp thanh tra, kiểm tra, tạo môi trường thông thoáng cho kinh tế tư nhân, tôn vinh những doanh nghiệp làm ăn chân chính. Ngược lại cần lên án những doanh nghiệp làm ăn chộp giật. Cuối cùng là trao cơ hội, tạo cơ hội tiếp cận công nghệ thị trường, cắt giảm chi phí kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm, làm ra môi trường thông thoáng minh bạch", Thủ tướng nói.

Người đứng đầu Chính phủ cũng đã trả lời câu hỏi về một số quyết sách thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo ở nước ta trong thời gian tới bằng việc hoàn thiện thể chế pháp luật, nhân lực, hạ tầng và thị trường để tạo điều kiện cho thế hệ trẻ nói riêng và các tầng lớp khác nói chung. Chính phủ sẽ có các kế sách tốt hơn nữa để thu hút, giữ chân các nhà đầu tư thiên thần, phát triển mạnh mạng 5G, thử nghiệm mô hình loại hình kinh doanh mới...

Tại hội nghị, lãnh đạo các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng đã hiến kế việc phát triển kinh tế tư nhân, trong đó cần tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi hơn nữa, đẩy mạnh phòng chống, tham nhũng; hoàn thiện các chiến lược phát triển ngành hàng trong dài hạn và tầm nhìn xa hơn; mở rộng miễn thị thực đối với một số nước để thúc đẩy phát triển du lịch và thu hút đầu tư; tạo lập các chuỗi nông, lâm thủy sản có giá trị cao để tạo sự bứt phá cho ngành nông nghiệp. Các doanh nghiệp cũng đề xuất các giải pháp phát triển nền kinh tế số, các chính sách thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo...

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cho rằng, điều quan trọng không chỉ là phát triển số lượng mà là chất lượng các doanh nghiệp tư nhân, nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh.

"Để làm được thì cải cách thể chế giữ vai trò nền tảng. Chúng tôi đề nghị cải cách thể chế phải chuyển trọng tâm từ tháo gỡ khó khăn vướng mắc sang tạo điều kiện và yểm trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp nói chung, khu vực dân doanh nói riêng. Chúng ta cố gắng bằng mọi giá đặt mục tiêu Chính phủ đề ra là phải trở thành một trong 3, 4 nền kinh tế có sức cạnh tranh về thể chế hàng đầu Asean 2020. Cần sửa đổi Luật doanh nghiệp lần này, để có giải pháp đột phá để mở đường cho các hộ kinh doanh các doanh nghiệp nhỏ lớn lên. 30% GDP tạo ra từ khu vực kinh tế hộ kinh doanh, 93% doanh nghiệp chúng ta là nhỏ và siêu nhỏ cho nên Luật Doanh nghiệp hướng tới mục tiêu tạo lập khuôn khổ pháp lý vững chắc cho hộ kinh doanh cá thể và khuyến khích họ chuyển đổi thành doanh nghiệp", ông Lộc nêu rõ.

Tại Diễn đàn, ông Trương Gia Bình, Trưởng Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (của Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính) cho biết, doanh nghiệp nhận thấy vẫn còn tình trạng “trên trải thảm đỏ, dưới rải đinh” nên cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh mạnh mẽ. Nhất là các doanh nghiệp đánh giá, mới chỉ có khoảng 30% các kiến nghị đã được xử lý, khoảng 50% ý kiến được chỉ đạo và chuẩn bị triển khai, hơn 10% kiến nghị được triển khai chưa rõ nét./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Doanh nghiệp – “Hạt nhân” trong phát triển nông nghiệp
Doanh nghiệp – “Hạt nhân” trong phát triển nông nghiệp

VOV.VN - Nông nghiệp Việt Nam cần dựa chủ yếu vào doanh nghiệp tư nhân để phát triển, đẩy mạnh liên kết giữa doanh nghiệp và hộ sản xuất…

Doanh nghiệp – “Hạt nhân” trong phát triển nông nghiệp

Doanh nghiệp – “Hạt nhân” trong phát triển nông nghiệp

VOV.VN - Nông nghiệp Việt Nam cần dựa chủ yếu vào doanh nghiệp tư nhân để phát triển, đẩy mạnh liên kết giữa doanh nghiệp và hộ sản xuất…

CPTPP: Cuộc chơi không dễ, chỉ dành cho chất lượng
CPTPP: Cuộc chơi không dễ, chỉ dành cho chất lượng

VOV.VN - Để vào được các thị trường khó tính, doanh nghiệp Việt phải có lợi thế cạnh tranh cốt lõi như chất lượng chuẩn quốc tế, giá hợp lý, giao hàng nhanh...

CPTPP: Cuộc chơi không dễ, chỉ dành cho chất lượng

CPTPP: Cuộc chơi không dễ, chỉ dành cho chất lượng

VOV.VN - Để vào được các thị trường khó tính, doanh nghiệp Việt phải có lợi thế cạnh tranh cốt lõi như chất lượng chuẩn quốc tế, giá hợp lý, giao hàng nhanh...

Thủ tướng: Khu vực tư nhân đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế
Thủ tướng: Khu vực tư nhân đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, khu vực tư nhân đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế, cần kích hoạt để phát triển tốt hơn nữa.

Thủ tướng: Khu vực tư nhân đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế

Thủ tướng: Khu vực tư nhân đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, khu vực tư nhân đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế, cần kích hoạt để phát triển tốt hơn nữa.

Đâu là điểm nghẽn lớn nhất của ngành tôm Việt Nam?
Đâu là điểm nghẽn lớn nhất của ngành tôm Việt Nam?

VOV.VN - Theo ông Trần Đình Luân - Phó tổng cục trưởng Tổng Cục Thuỷ sản, điểm nghẽn lớn nhất ngành tôm Việt Nam là sản xuất nhỏ lẻ, liên kết kém...

Đâu là điểm nghẽn lớn nhất của ngành tôm Việt Nam?

Đâu là điểm nghẽn lớn nhất của ngành tôm Việt Nam?

VOV.VN - Theo ông Trần Đình Luân - Phó tổng cục trưởng Tổng Cục Thuỷ sản, điểm nghẽn lớn nhất ngành tôm Việt Nam là sản xuất nhỏ lẻ, liên kết kém...

Những vấn đề “nóng” nhất được thảo luận tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân
Những vấn đề “nóng” nhất được thảo luận tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân

VOV.VN - Nhiều vấn đề kinh tế then chốt được thảo luận tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2019 khai mạc tại Hà Nội hôm nay (2/5).

Những vấn đề “nóng” nhất được thảo luận tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân

Những vấn đề “nóng” nhất được thảo luận tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân

VOV.VN - Nhiều vấn đề kinh tế then chốt được thảo luận tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2019 khai mạc tại Hà Nội hôm nay (2/5).

Doanh nghiệp nước ngoài “than” thủ tục của Việt Nam còn rườm rà
Doanh nghiệp nước ngoài “than” thủ tục của Việt Nam còn rườm rà

VOV.VN - Dù lạc quan với tăng trưởng kinh tế và triển vọng đầu tư tại Việt Nam, nhưng doanh nghiệp nước ngoài "than" vẫn gặp khó vì thủ tục rườm rà...

Doanh nghiệp nước ngoài “than” thủ tục của Việt Nam còn rườm rà

Doanh nghiệp nước ngoài “than” thủ tục của Việt Nam còn rườm rà

VOV.VN - Dù lạc quan với tăng trưởng kinh tế và triển vọng đầu tư tại Việt Nam, nhưng doanh nghiệp nước ngoài "than" vẫn gặp khó vì thủ tục rườm rà...