Thủ tướng nêu động lực bao trùm giúp Quảng Nam phát triển bền vững

VOV.VN - Chiều 23/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cùng lãnh đạo một số bộ làm việc với lãnh đạo Quảng Nam về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế -xã hội.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đã báo cáo Thủ tướng về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế -xã hội 3 năm qua và những tháng đầu năm 2019, trong đó có những lĩnh vực chủ lực.

Toàn cảnh buổi làm việc.

Trong đó, về nhóm dự án Khu đô thị, dịch vụ Nam Hội An, ngoài một số dự án đã đi vào hoạt động thì có một số dự án khác đang chuẩn bị khánh thành; nhiều dự án khác đã quyết định chủ trương đầu tư với tổng vốn khoảng 1,5 tỷ USD.

Nhóm công nghiệp dệt may và hỗ trợ ngành dệt may gắn với phát triển đô thị Tam Kỳ cũng có 13 doanh nghiệp đầu tư với số vốn 350 triệu USD và một số doanh nghiệp khác đăng ký đầu tư tới 1 tỷ USD.

Ngoài ra, nhóm ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô cũng đã được Công ty Cổ phần ô tô Trường Hải đầu tư nhiều tỷ USD. Các nhóm ngành khác cũng thu hút nhiều dự án đầu tư như: Nhóm dự án khí-điện và các ngành công nghiệp sử dụng năng lượng, sản phẩm khí; nhóm dự án phát triển công nghiệp và dịch vụ gắn với sân bay Chu Lai; nhóm dự án nông nghiệp công nghệ cao.

Với nhiều ngành công nghiệp quan trọng, hiện nay, lĩnh vực phi nông nghiệp của tỉnh chiếm cơ cấu 88%. Tỷ trọng nông-lâm-thủy sản chỉ còn chiếm khoảng 12%. Năm ngoái, kinh tế của Quảng Nam tăng trưởng 8,11%; Thu ngân sách của tỉnh đạt trên 23.700 tỷ đồng, trong đó thu nội địa chiếm chủ yếu; Thu nhập bình quân đầu người đạt 61 triệu đồng/năm.

Từ thực tế phát triển của Quảng Nam, một số vấn đề mà lãnh đạo các bộ nêu lên tại buổi làm việc như: nguồn thu của tỉnh đang phụ thuộc 70% từ khu kinh tế mở Chu Lai là một thế mạnh, nhưng tỉnh cũng cần phát triển mạnh các khu kinh tế và khu công nghiệp khác trên địa bàn để đa dạng nguồn thu; cùng với đó là tập trung phát triển cảng biển, sân bay theo quy hoạch theo hướng xã hội hóa; phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản; phát triển nông nghiệp công nghệ cao, trong đó có cây sâm Ngọc Linh.

Thủ tướng phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc.

Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Quảng Nam là tỉnh giàu truyền thống cách mạng, có Đảng bộ tỉnh thành lập ngay sau thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1930). Đây cũng là địa bàn có nhiều người con hy sinh nhất cả nước với gần 70.000 liệt sĩ, gần 15.000 mẹ Việt Nam anh hùng.

Phát huy truyền thống cách mạng, Thủ tướng đánh giá cao tỉnh Quảng Nam đã nỗ lực vươn lên, đạt những thành tích toàn diện trong phát triển kinh tế -xã hội, từ một trong 3 tỉnh nghèo nhất cả nước thì nay đã ở tầm vóc và vị thế mới đối với nền kinh tế cả nước, có đóng góp quan trọng về ngân sách Trung ương. 

Thủ tướng ghi nhận thành tích toàn diện, đáng mừng với tinh thần đổi mới sáng tạo của tỉnh Quảng Nam, trong đó nổi bật là thu ngân sách tăng mạnh, trở thành trung tâm công nghiệp ô tô của Việt Nam. Tỉnh cũng đã có chủ trương, biện pháp quan tâm đến đồng bào miền núi, dân tộc; phát triển miền Đông để lấy nguồn lực phát triển miền Tây.

Nhấn mạnh Quảng Nam phải phát triển mạnh mẽ hơn nữa, Thủ tướng chỉ đạo: “Câu hỏi đặt ra là động lực tăng trưởng nào để phát triển Quảng Nam? Thứ nhất là cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nút thắt quan trọng của đất nước cũng như Quảng Nam. Thứ hai là công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo. Thứ ba là du lịch, một trung tâm du lịch cả nước và thế giới. Phát triển đô thị, phát triển nông nghiệp và miền núi. Sản phẩm gỗ xuất khẩu hơn 10 tỷ USD, trong khi Quảng Nam có núi đồi chiếm 3/4. Đây có phải động lực cho phát triển không? Và động lực rất lớn, rất bao trùm đó là công tác xây dựng Đảng, bao gồm tổ chức, bộ máy và cán bộ để phát triển Quảng Nam bền vững”.

Thủ tướng nhắc lại yêu cầu Quảng Nam phải tăng quy mô nền kinh tế gấp 2 lần sau 5 năm, trở thành tỉnh khá giả về thu nhập vào năm 2025, đưa Quảng Nam- Đà Nẵng-Quảng Ngãi trở thành một cực tăng trưởng mới với sức lan tỏa ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên.

“Chúng ta đang nói cực tăng trưởng Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và Hà Nội-Hải Phòng, các đồng chí phải là một cực tăng trưởng, xác định trách nhiệm của mình đối với đất nước, chứ không phải miền Trung lúc nào cũng chỉ kêu khổ, thiên tai, lũ lụt, phải xin trợ cấp ngân sách. Miền Trung phải tự vươn lên thoát khỏi đói nghèo và là một cực tăng trưởng mới của sự phát triển. Và Quảng Nam là tỉnh thiên thời, địa lợi nhân hòa, tiếp tục phát triển miền Đông để có nguồn lực phát triển tốt hơn miền Tây, “cái nôi” của cách mạng trong kháng chiến”, Thủ tướng nói.

Tại buổi làm việc, Thủ tướng đã cho ý kiến về một số kiến nghị của Quảng Nam, trong đó, về xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù bảo tồn, phát triển, phát huy giá trị Di sản văn hóa Thế giới đô thị cổ Hội An, Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng tại văn bản số 1318 ngày 18/2/2019 của Chính phủ. 

Về việc đầu tư nâng cấp sân bay Chu Lai theo hình thức xã hội hóa, Thủ tướng đồng ý chủ trương này và đã có văn bản số 286 ngày 9/9/2016. Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải khẩn trương thẩm định việc điều chỉnh quy hoạch và đầu tư xây dựng cảng hàng không Chu Lai theo đúng quy định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định ngay trong quý 2/2019.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt các cán bộ nguyên Tỉnh ủy viên Quảng Nam, Đặc khu ủy viên Quảng Đà trong kháng chiến và các cán bộ nguyên Tỉnh ủy viên Quảng Nam từ năm 1997 đến nay.

Cùng ngày, nhân dịp kỷ niệm 22 năm tái lập tỉnh Quảng Nam (1997 – 2019) và 44 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Nam (24/3/1975-24/3/2019), Thủ tướng dự cuộc gặp mặt các cán bộ nguyên Tỉnh ủy viên Quảng Nam, Đặc khu ủy viên Quảng Đà trong kháng chiến và các cán bộ nguyên Tỉnh ủy viên Quảng Nam từ năm 1997 đến nay.

Gửi lời thăm hỏi, chúc sức khỏe, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các cán bộ nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ đã có nhiều đóng góp cho Quảng Nam và Thành phố Đà Nẵng, Thủ tướng cho biết, tại cuộc làm việc trước đó với tỉnh Quảng Nam, các thành viên Chính phủ đều đánh giá cao sự phát triển vượt bậc của tỉnh sau 22 năm tái lập tỉnh. Riêng thu nội địa đã tăng gần 200 lần, là tỉnh có mức thu nhập cao hơn mức bình quân cả nước. Không chỉ quan tâm phát triển miền Đông, tỉnh cũng tập trung cho vùng phía Tây, “cái nôi” của cách mạng.

Thông tin tình hình kinh tế - xã hội của cả nước, Thủ tướng cho biết, đất nước có bước phát triển tích cực, tuy nhiên, cũng đối diện nhiều nguy cơ mà Đảng đã nhận định như nguy cơ tụt hậu, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tham nhũng, tiêu cực.

Nhấn mạnh vai trò của Đảng viên trong việc khắc phục các nguy cơ này, Thủ tướng nêu rõ, tinh thần nêu gương là yêu cầu rất lớn. Các cán bộ lão thành cách mạng của tỉnh Quảng Nam thời gian qua đã tích cực tham gia công tác xây dựng Đảng, góp ý kiến đối với công tác cán bộ; đấu tranh chống tiêu cực.

Đối với Chính phủ, Thủ tướng khẳng định cam kết sẽ làm hết mình, cùng với hệ thống chính trị đưa đất nước phát triển mạnh mẽ, nâng cao đời sống nhân dân, xứng đáng với niềm tin của các thế hệ đi trước. Các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, TP. Đà Nẵng phấn đấu trở thành cực tăng trưởng mới của cả nước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng dự hội nghị toàn quốc về phát triển bền vững 2018
Thủ tướng dự hội nghị toàn quốc về phát triển bền vững 2018

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, tư duy phát triển không phải là chân lý đã hoàn tất mà là một quá trình tiếp tục hoàn thiện. 

Thủ tướng dự hội nghị toàn quốc về phát triển bền vững 2018

Thủ tướng dự hội nghị toàn quốc về phát triển bền vững 2018

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, tư duy phát triển không phải là chân lý đã hoàn tất mà là một quá trình tiếp tục hoàn thiện. 

Từ tăng trưởng đến phát triển bền vững không chỉ là thay đổi tên gọi
Từ tăng trưởng đến phát triển bền vững không chỉ là thay đổi tên gọi

VOV.VN- Để đi đến “phát triển bền vững” là quá trình dài thay đổi tư duy và hiểu biết về những gì được xem là mục đích, ý nghĩa thực sự của sự phát triển.

Từ tăng trưởng đến phát triển bền vững không chỉ là thay đổi tên gọi

Từ tăng trưởng đến phát triển bền vững không chỉ là thay đổi tên gọi

VOV.VN- Để đi đến “phát triển bền vững” là quá trình dài thay đổi tư duy và hiểu biết về những gì được xem là mục đích, ý nghĩa thực sự của sự phát triển.

Thủ tướng mong Quế Phú sớm là xã nông thôn mới kiểu mẫu
Thủ tướng mong Quế Phú sớm là xã nông thôn mới kiểu mẫu

VOV.VN -Thủ tướng đề nghị Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Quế Phú không vội thỏa mãn mà phải phấn đấu để sớm đạt mục tiêu xã nông thôn mới kiểu mẫu.

Thủ tướng mong Quế Phú sớm là xã nông thôn mới kiểu mẫu

Thủ tướng mong Quế Phú sớm là xã nông thôn mới kiểu mẫu

VOV.VN -Thủ tướng đề nghị Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Quế Phú không vội thỏa mãn mà phải phấn đấu để sớm đạt mục tiêu xã nông thôn mới kiểu mẫu.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Phó Thủ tướng Singapore
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Phó Thủ tướng Singapore

VOV.VN - Chiều 22/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Điều phối An ninh quốc gia Singapore Tiêu Chí Hiền.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Phó Thủ tướng Singapore

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Phó Thủ tướng Singapore

VOV.VN - Chiều 22/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Điều phối An ninh quốc gia Singapore Tiêu Chí Hiền.

Việt Nam ưu tiên cho những lựa chọn phát triển bền vững
Việt Nam ưu tiên cho những lựa chọn phát triển bền vững

Chính phủ Việt Nam xác định phát triển nhanh nhưng phải bền vững và nếu phải đặt lên bàn cân thì cần ưu tiên hơn cho yêu cầu bền vững.

Việt Nam ưu tiên cho những lựa chọn phát triển bền vững

Việt Nam ưu tiên cho những lựa chọn phát triển bền vững

Chính phủ Việt Nam xác định phát triển nhanh nhưng phải bền vững và nếu phải đặt lên bàn cân thì cần ưu tiên hơn cho yêu cầu bền vững.