Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Du lịch phải phấn đấu đóng góp 10% vào GDP

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị phải tìm giải pháp đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp 10% vào GDP cả nước.

Sáng 9/8, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân phúc đã chủ trì Hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch được tổ chức tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, với sự tham dự của các Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Vũ Đức Đam cùng lãnh đạo các tỉnh, thành phố trên cả nước và hàng trăm doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Thủ tướng gặp gỡ các đại biểu dự Hội nghị

Điều mà nhiều đại biểu băn khoăn, nêu lên Hội nghị, đó là vì sao một nước đứng thứ 16 về tiềm năng của du lịch của thế giới, nhưng thu hút khách du lịch quốc tế lại kém đến như vậy?!

Các đại biểu cho rằng, điểm quan trọng thời điểm này là cần thay đổi tư duy trong quản lý và phát triển du lịch. Ông Trần Sơn Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, một tỉnh có du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, cho rằng, khi quản lý du lịch bối cảnh hiện nay, phải chú ý đến từ “hội nhập”, tức là “quản lý du lịch hội nhập”. Theo đó, quản lý du lịch phải tạo được cơ chế đó rất thông thoáng, cởi mở, thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào các tuor du lịch, các cơ sở lưu trú, nghỉ dưỡng cao cấp.

Ông Trần Sơn Hải phân tích: “Câu chuyện về đóng góp cho GDP và câu chuyện về lợi ích của ngành du lịch, các địa phương có rất nhiều ý kiến khác nhau. Vẫn có địa phương coi du lịch là vui chơi, giải trí. Với quan điểm như thế thì quan tâm đầu tư, chính sách cho du lịch, các ưu đãi đang bị phân luồng, không tập trung được. Một địa chỉ, một dự án về du lịch nộp ngân sách không bao nhiêu, nhưng bán bất động sản trong dự án du lịch đó thì thuế rất lớn? Vậy đây có phải là của ngành du lịch không?”

Nói về tầm quan trọng của đổi mới tư duy quản lý du lịch, một đại biểu nêu ví dụ, chỉ sau vài năm thành lập một Bộ quản lý du lịch, Campuchia đã thu hút được 5 triệu lượt khách quốc tế, trong khi họ ít hơn ta các di sản văn hóa thế giới. Hưởng ứng chủ trương của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là phải vận động cả cộng đồng làm du lịch, liên ngành làm du lịch, nhưng ông Trần Bắc Hà, chủ tịch BIDV nêu thực tế, ngành du lịch đang là “ngôi sao cô đơn” khi thiếu sự liên kết của các ngành, lĩnh vực khác. Do vậy, nhiều đại biểu đề xuất, cần tổ chức thi tuyển các vị trí quản lý Nhà nước về du lịch, để thu hút những người am hiểu về du lịch như lãnh đạo DN du lịch, giúp có góc nhìn và biện pháp quản lý du lịch sát với yêu cầu hội nhập của thực tế hơn.

Trước mắt, các đại biểu đề xuất cần miễn thị thực cho khách du lịch của nhiều nước hơn, để giảm thời gian, giảm chi phí và các giảm thủ tục. Đến nay nước ta mới miễn thị thực cho 22 nước và vùng lãnh thổ, trong khi nhiều nước Đông Nam Á đã miễn thị thực cho công dân từ 60 đến gần 160 nước và vùng lãnh thổ. Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nêu ví dụ, một gia đình khách quốc tế rất yêu mến VN, nhưng sau khi cân nhắc họ đã chọn đến Thái Lan du lịch, bởi vì chi phí thị thực ở VN quá cao, bằng với chi phí tiền phòng ở Thái Lan. 

Theo các DN du lịch, cần nhanh chóng xem xét lại quy hoạch du lịch để phát triển có trọng tâm, trọng điểm, đồng thời chiến lược quảng bá du lịch quốc gia phải thống, dài hạn, bài bản, có bản sắc, mới thu hút được du khách du lịch. Các địa phương thì đề xuất Chính phủ có cơ chế quản lý, cho phép các công ty du lịch triển khai nhiều dịch vụ, nhất là vào ban đêm, thay vì nhiều loại hình dịch vụ phải dừng các hoạt động vào lúc 24h. 

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, đây là lần đầu tiên một hội nghị quy mô lớn toàn quốc với sự tham dự đông đủ của đại diện các bộ, ngành địa phương và doanh nghiệp cả nước.

Bên cạnh những thành công bước đầu của ngành như du lịch đang đóng góp 6,6% GDP cả nước, tạo việc làm trực tiếp và gián tiếp đến 2,25 triệu người, giá trị xuất khẩu đến 8,5 tỷ USD, đón được gần 8 triệu khách du lịch trong năm 2015, Thủ tướng nhấn mạnh, Hội nghị lần này phải đánh giá, nhìn nhận nghiêm túc những yếu kém của ngành. Không để tình trạng bất cập trong phát triển du lịch, trong đó có tình trạng khách du lịch “một đi không trở lại”. Đó là những vấn đề về môi trường, chèo kéo khách, vấn đề giá cả, quản lý an toàn cho du khách...

Thủ tướng cũng cho rằng, ngành du lịch trong nước cần nhìn vào kinh nghiệm du lịch những nước trong khu vực, Thái Lan đã thu hút 30 triệu khách quốc tế, Malaysia đón 26 triệu khách, Singapore 15 triệu khách. Không phủ nhận những nỗ lực của ngành du lịch trong nước so với những năm đầu phát triển du lịch, nhưng phải nhìn vào khu vực để phấn đấu, có giải pháp thúc đẩy du lịch trong nước phát triển quy mô lớn, phấn đấu đóng góp 10% vào GDP cả nước.

Thủ tướng đề nghị ngành Du lịch có giải pháp thúc đẩy du lịch trong nước phát triển quy mô lớn, phấn đấu đóng góp 10% vào GDP cả nước.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng nêu rõ, hội nghị này không bàn đến thành tích, mà yêu cầu các đại biểu đánh giá những bất cập, khó khăn, từ đó xác định giải pháp rõ và cụ thể hơn để phát triển ngành du lịch, tạo khí thế làm việc mới, tiến tới chấm dứt những tồn tại bất cập của ngành, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Nói về chủ ý của Chính phủ tổ chức hội nghị du lịch tại khu vực Quảng Nam, Đà Nẵng, Thủ tướng lưu ý các địa phương cần huy động cộng đồng làm du lịch và phát triển các thương hiệu du lịch lớn.

Thủ tướng nêu rõ: “Trong 3 yếu tố quan trọng phát triển du lịch thì có yếu tố cộng đồng làm du lịch. Cộng đồng ở Quảng Nam – Đà Nẵng ứng xử với khách rất vui vẻ, thân thiết với du khách. Điều đó rất quan trọng đối với phát triển du lịch. Do đó phải rút kinh nghiệm từ cộng đồng làm du lịch hiệu quả từ ngay Hội An. Thứ hai là phải xây dựng thương hiệu du lịch. Đà Nẵng đang làm thương hiệu du lịch tốt. Do đó phải xác định những cách làm thương hiệu tốt. Cơ quan quản lý Nhà nước phải xác định nhiệm vụ phải làm để tạo dựng và phục vụ sự phát triển. Do đó phải bàn đến việc xây dựng thương hiệu, xây dựng doanh nghiệp vững mạnh, quy mô. Trăm hoa đua nở, mọi người đua chen làm du lịch, nhưng nếu không có thương hiệu lớn thì khó phát triển. Những tập đoàn khách sạn lớn thế giới, đi đâu họ cũng quảng bá thương hiệu rất tuyệt vời. Chính vì thế du khách tìm tới họ, nơi có mặt họ là có sự văn minh trong phục vụ, trong chất lượng”.  

Toàn cảnh hội nghị
Nhấn mạnh ngành du lịch có tính hội nhập sâu rộng, tính xã hội hóa cao, tính liên ngành lớn, Thủ tướng lưu ý phát triển du lịch không thể “đơn độc”. Công tác quản lý Nhà nước phải tạo điều kiện cho du lịch phát triển, trong đó tạo điều kiện phát triển các thương hiệu du lịch lớn, tạo dựng các doanh nghiệp quy mô, mang tầm cỡ khu vực và thế giới, chất lượng dịch vụ tốt được khách du lịch biết đến và tin cậy, tìm đến.

Theo báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ngành du lịch Việt Nam có khá nhiều con số ấn tượng. Năm ngoái, lượng khách quốc tế là trên 7,9 triệu lượt, khách nội địa là 57 triệu lượt. Chỉ nửa đầu năm nay, khách quốc tế đã là 5,5 triệu lượt, khách nội địa trên 38 triệu lượt. Tổng doanh thu nửa đầu năm là trên 235.000 tỷ đồng, tăng gần 23% so với cùng kỳ năm 2015.

Ngành du lịch đóng góp trực tiếp vào GDP 6,6%, lan tỏa và gián tiếp đóng góp tới gần 14%. Ngành du lịch tạo 2,25 triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp. Đến nay, cả nước có 1.555 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, hơn 20.100 cơ sở lưu trú.

Việt Nam có nhiều địa danh có thương hiệu thế giới, hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước, như Hạ Long, Đà Nẵng, Phú Quốc, Nha Trang… Ngày càng nhiều các hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, như chuỗi khách sạn Vinpearl Nha Trang, Phú Quốc, Hạ Long.  

Trước đó, chiều tối 8/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thăm Hội An. Tại đây, Thủ tướng đã đi bộ đến nhiều địa điểm, trò chuyện với nhiều du khách và người dân, tìm hiểu về mô hình cộng đồng người dân Hội An làm du lịch hiệu quả.

Sự xuất hiện bất ngờ của Thủ tướng đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của du khách và người dân. Thủ tướng đã hỏi thăm, trò chuyện với người dân và du khách, và nhiều người được chụp ảnh kỷ niệm cùng Thủ tướng.

Trong nhiều lần làm việc với các địa phương thời gian qua, Thủ tướng luôn nhấn mạnh việc các địa phương tận dụng các lợi thế, thúc đẩy phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong đó, Thủ tướng nhấn mạnh đến việc, các địa phương phải tuyên truyền, thu hút cả cộng đồng làm du lịch với việc đảm bảo môi trường sạch sẽ, người dân sống ngăn nắp, chân thành, thân thiện với du khách. Cùng với đó là xây dựng các thương hiệu du lịch, đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phải ngăn chặn được du lịch "chui" từ nước ngoài vào
Phải ngăn chặn được du lịch "chui" từ nước ngoài vào

VOV.VN -Làn sóng khách du lịch Trung Quốc, Hàn Quốc mang đến những tín hiệu vui nhưng cũng nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc, gây bất bình trong nhân dân. 

Phải ngăn chặn được du lịch "chui" từ nước ngoài vào

Phải ngăn chặn được du lịch "chui" từ nước ngoài vào

VOV.VN -Làn sóng khách du lịch Trung Quốc, Hàn Quốc mang đến những tín hiệu vui nhưng cũng nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc, gây bất bình trong nhân dân. 

Du lịch “chui“: Khi Luật Du lịch không còn phù hợp
Du lịch “chui“: Khi Luật Du lịch không còn phù hợp

VOV.VN -Theo nhiều đơn vị lữ hành, các điều trong Luật du lịch 2005 hiện nay không phù hợp, nhất là với những quy định về tổ chức tour...

Du lịch “chui“: Khi Luật Du lịch không còn phù hợp

Du lịch “chui“: Khi Luật Du lịch không còn phù hợp

VOV.VN -Theo nhiều đơn vị lữ hành, các điều trong Luật du lịch 2005 hiện nay không phù hợp, nhất là với những quy định về tổ chức tour...

Lần đầu tiên Việt Nam có sàn đấu giá trực tuyến sản phẩm du lịch
Lần đầu tiên Việt Nam có sàn đấu giá trực tuyến sản phẩm du lịch

VOV.VN - Cách thức đấu giá sản phẩm du lịch mới này có tại begodi.com/bidding - sàn giao dịch điện tử đa ngôn ngữ tại Việt Nam.

Lần đầu tiên Việt Nam có sàn đấu giá trực tuyến sản phẩm du lịch

Lần đầu tiên Việt Nam có sàn đấu giá trực tuyến sản phẩm du lịch

VOV.VN - Cách thức đấu giá sản phẩm du lịch mới này có tại begodi.com/bidding - sàn giao dịch điện tử đa ngôn ngữ tại Việt Nam.

Vực dậy du lịch 4 tỉnh Bắc miền Trung sau vụ ô nhiễm biển
Vực dậy du lịch 4 tỉnh Bắc miền Trung sau vụ ô nhiễm biển

VOV.VN - Vụ cá chết do biển ô nhiễm từ hoạt động xả thải của Công Ty Formosa Hà Tĩnh khiến khách du lịch đến các tỉnh miền Trung sụt giảm.

Vực dậy du lịch 4 tỉnh Bắc miền Trung sau vụ ô nhiễm biển

Vực dậy du lịch 4 tỉnh Bắc miền Trung sau vụ ô nhiễm biển

VOV.VN - Vụ cá chết do biển ô nhiễm từ hoạt động xả thải của Công Ty Formosa Hà Tĩnh khiến khách du lịch đến các tỉnh miền Trung sụt giảm.

Đà Nẵng: Xử phạt 3 công ty du lịch hơn 120 triệu đồng
Đà Nẵng: Xử phạt 3 công ty du lịch hơn 120 triệu đồng

VOV.VN - Thanh tra Sở Du lịch TP Đà Nẵng vừa phát hiện và xử phạt hành chính hơn 120 triệu đồng đối với 3 công ty vi phạm về hoạt động du lịch.

Đà Nẵng: Xử phạt 3 công ty du lịch hơn 120 triệu đồng

Đà Nẵng: Xử phạt 3 công ty du lịch hơn 120 triệu đồng

VOV.VN - Thanh tra Sở Du lịch TP Đà Nẵng vừa phát hiện và xử phạt hành chính hơn 120 triệu đồng đối với 3 công ty vi phạm về hoạt động du lịch.

Tổng cục Du lịch thu hồi “sao” vì nhiều khách sạn không đủ điều kiện
Tổng cục Du lịch thu hồi “sao” vì nhiều khách sạn không đủ điều kiện

VOV.VN - Tổng cục Du lịch vừa quyết định thu hồi công nhận cơ sở lưu trú 3 sao đối với 8 khách sạn tại Hà Nội và Thái Nguyên vì không đáp ứng đủ tiêu chuẩn.

Tổng cục Du lịch thu hồi “sao” vì nhiều khách sạn không đủ điều kiện

Tổng cục Du lịch thu hồi “sao” vì nhiều khách sạn không đủ điều kiện

VOV.VN - Tổng cục Du lịch vừa quyết định thu hồi công nhận cơ sở lưu trú 3 sao đối với 8 khách sạn tại Hà Nội và Thái Nguyên vì không đáp ứng đủ tiêu chuẩn.

Đưa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2020
Đưa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2020

VOV.VN - Phát biểu tại Hội nghị định hướng phát triển Du lịch, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, đây là thời điểm để ngành du lịch Việt Nam phát triển.

Đưa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2020

Đưa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2020

VOV.VN - Phát biểu tại Hội nghị định hướng phát triển Du lịch, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, đây là thời điểm để ngành du lịch Việt Nam phát triển.

8 bí quyết du lịch Việt Nam trên báo Anh
8 bí quyết du lịch Việt Nam trên báo Anh

Chuyên trang du lịch nổi tiếng nước Anh Rough Guides mới đây đã đưa ra 8 bí quyết được các “phượt thủ” đúc kết trong chuyến du lịch Việt Nam.

8 bí quyết du lịch Việt Nam trên báo Anh

8 bí quyết du lịch Việt Nam trên báo Anh

Chuyên trang du lịch nổi tiếng nước Anh Rough Guides mới đây đã đưa ra 8 bí quyết được các “phượt thủ” đúc kết trong chuyến du lịch Việt Nam.

Tăng cường quản lý, khai thác thị trường du lịch trọng điểm đến VN
Tăng cường quản lý, khai thác thị trường du lịch trọng điểm đến VN

VOV.VN - Thời gian qua, ngành Du lịch Việt Nam đã có những bước phục hồi và tăng trưởng tích cực.

Tăng cường quản lý, khai thác thị trường du lịch trọng điểm đến VN

Tăng cường quản lý, khai thác thị trường du lịch trọng điểm đến VN

VOV.VN - Thời gian qua, ngành Du lịch Việt Nam đã có những bước phục hồi và tăng trưởng tích cực.

Khảo sát mở tuyến du lịch bằng đường sắt vòng quanh Hà Nội
Khảo sát mở tuyến du lịch bằng đường sắt vòng quanh Hà Nội

VOV.VN - Sở Du lịch Hà Nội và Công ty CP vận tải đường sắt Hà Nội tổ chức các đoàn tàu chuyên phục vụ khách du lịch vòng quanh Hà Nội và phụ cận.

Khảo sát mở tuyến du lịch bằng đường sắt vòng quanh Hà Nội

Khảo sát mở tuyến du lịch bằng đường sắt vòng quanh Hà Nội

VOV.VN - Sở Du lịch Hà Nội và Công ty CP vận tải đường sắt Hà Nội tổ chức các đoàn tàu chuyên phục vụ khách du lịch vòng quanh Hà Nội và phụ cận.