Thủ tướng nhấn mạnh nhiệm vụ ngành Công Thương trong thúc đẩy "cỗ xe tam mã"

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, nhiệm vụ đặt ra cho ngành Công Thương trong năm 2021 và những năm tiếp theo là rất nặng nề, nhất là “cỗ xe tam mã” vẫn tiếp tục phát huy với quy mô lớn hơn.

Sáng 7/1, dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021 của ngành Công Thương, Thủ tướng Chính phủ ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đạt được của ngành Công Thương; đồng thời, cũng chỉ ra nhiều điểm yếu cần khắc phục trong thời gian tới để xuất khẩu và tiêu dùng trong nước tiếp tục là động lực của tăng trưởng kinh tế, đưa tăng trưởng GDP năm 2021 đạt 6,5% theo mục tiêu Chính phủ đã đề ra.

 

Năm 2020, ngành Công Thương đã hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, mục tiêu được Quốc hội, Chính phủ giao, góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế chung của cả nước ở mức 2,91%, các nền tảng vĩ mô được bảo đảm, chất lượng tăng trưởng được cải thiện, tái cơ cấu kinh tế đi vào chiều sâu. Trong đó, mặc dù chịu ảnh hưởng bởi đại dịch covid-19 song Việt Nam vẫn duy trì được đà tăng trưởng ổn định trong hoạt động xuất nhập khẩu với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm thứ hai liên tiếp đạt mức trên 500 tỷ USD.

Chỉ tính riêng hoạt động xuất khẩu, với giá trị 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2019, Việt Nam đã vượt lên là một trong những nền kinh tế có tốc độ xuất khẩu cao nhất trên thế giới trong bối cảnh đại dịch Covid-19; xuất siêu ở mức cao kỷ lục 19,1 tỷ USD, qua đó ghi nhận 5 năm liên tiếp thặng dư cán cân thương mại.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết các ngành công nghiệp tiếp tục vươn lên, vượt qua khó khăn trong bối cảnh đứt gãy các chuỗi cung ứng. Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp năm 2020 tăng 3,36%, tăng cao hơn so tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt mức cao 5,82%, tiếp tục là động lực quan trọng cho tăng trưởng của nền kinh tế…

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường ghi nhận ngành Nông nghiệp cũng có sự phối kết hợp rất chặt chẽ của ngành Công Thương. Hai bộ vào cuộc quyết liệt để thúc đẩy, tháo gỡ khó khăn. Khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, Bộ trưởng Công Thương cùng Bộ trưởng NN-PTNT 4 lần trong tháng trực tiếp triển khai cùng các doanh nghiệp, các địa phương, các ngành hàng..  Một Nghị định mà Thủ tướng yêu cầu 20 ngày phải ban hành 9 loại gạo thơm để EU cho phép vào, 20 ngày làm xong cho thấy sự phối kết hợp đó.

Để thích ứng kịp thời dưới tác động của dịch Covid-19, trong năm qua, hoạt động xúc tiến thương mại đã được ngành Công Thương đổi mới mạnh mẽ, hỗ trợ tích cực cho các địa phương và doanh nghiệp trong cả nước tiếp tục khai thác tốt thị trường, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa cho doanh nghiệp và người nông dân. Công tác bảo đảm ổn định cung cầu, giá cả hàng hóa; kiểm soát, xử lý vi phạm, nâng cao trật tự thị trường được triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả, đặc biệt trong các giai đoạn diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 và thiên tai xảy ra ở nhiều địa phương trong cả nước.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng đánh giá cao ngành Công Thương trong công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế và triển khai Chính phủ điện tử. Là Bộ quản lý đa ngành, có nhiều nhiệm vụ nhưng “không có nhiệm vụ quá hạn”. Không chỉ thành công trong ký kết và thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà còn đồng hành, có ngay những giải pháp cùng Chính phủ và các bộ ngành trong công tác phòng, chống dịch bệnh covid-19 thông qua sản xuất các trang thiết bị, bảo hộ y tế...

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng ghi nhận, Bộ Công Thương cũng là bộ tiên phong cùng với Bộ Y tế, Bộ NN-PTNT xây dựng Nghị định cắt giảm tới 95% thủ tục hành chính liên quan đến an toàn thực phẩm, tháo gỡ khó khăn cơ bản cho doanh nghiệp và thị trường.

Biểu dương, đánh giá cao những nỗ lực và kết quả của của ngành Công Thương trong năm vừa qua và thẳng thắn chỉ ra những bất cập còn tồn tại, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, nhiệm vụ đặt ra cho ngành Công Thương trong năm 2021 và những năm tiếp theo là rất nặng nề. Trong đó, trọng tâm xuyên suốt trong triển khai thực hiện nhiệm vụ của cả năm 2021 là bám sát những nội dung Nghị quyết số 01,02 của Chính phủ; Tiếp tục tập trung vào công tác hoàn thiện thể chế, đổi mới phương thức quản lý nhà nước trong các lĩnh vực; Đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại các ngành công nghiệp gắn với thực hiện chuyển đổi số, đặc biệt trong các ngành công nghiệp chế biến chế tạo nhằm tạo bứt phá và động lực mới cho tăng trưởng ở giai đoạn tiếp theo.

"Chính phủ đặt tăng trưởng 6,5% với động lực tăng trưởng chính là xuất khẩu, tiêu dùng và đầu tư. “Cỗ xe tam mã” này vẫn tiếp tục phát huy trong năm 2021 với một quy mô lớn hơn. Chính vì vậy tôi đề nghị ngành Công Thương tiếp tục phấn đấu đạt kết quả mọi mặt tốt hơn năm 2020. Tổ chức thực hiện tốt phương châm đổi mới, sáng tạo, khát vọng phát triển để phát triển mạnh mẽ ngành Công Thương, góp phần quan trọng vào phát triển đất nước..." - Thủ tướng nhấn mạnh.

Trên tinh thần ấy, Thủ tướng chỉ đạo ngành Công Thương phải tập trung cao độ vào giải quyết các vấn đề còn tồn tại nhằm bảo đảm nguồn năng lượng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước trong thời gian tới theo hướng bền vững trên cơ sở huy động sự tham gia mạnh mẽ của khu vực kinh tế ngoài nhà nước; Triển khai thực thi có hiệu quả và khai thác tốt các cơ hội thị trường do các Hiệp định thương mại tự do mang lại; Thực hiện có hiệu quả các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, gắn kết giữa sản xuất với phân phối hàng hóa, tăng cường liên kết trong chuỗi giá trị, chú trọng đến các mặt hàng nông sản....

Trong trước mắt, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu ngành Công Thương phải lo phục vụ Tết cho dân, không để thiếu hàng hóa, nhất là ở vùng sâu, vùng xa và các trung tâm lớn. Và đặc biệt, toàn ngành Công Thương phải lo phòng chống tốt dịch bệnh covid-19...

"Chính phủ sẽ tập trung tháo gỡ thể chế, chính sách, tiếp tục phát triển hạ tầng then chốt nhất là phát triển hạ tầng logistics, đào tạo nguồn nhân lực cho quốc gia... Cùng với việc đó, tất cả chúng ta xây dựng, hình thành một ý chí, quyết chí xây dựng Việt Nam hùng cường, phát triển trong thời gian đến.. Và Bộ Công Thương, ngành Công Thương đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển quốc gia"- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Bình Phước
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Bình Phước

VOV.VN - Hôm nay (23/12), UBND tỉnh Bình Phước tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư và Lễ khánh thành tổ hợp nhà máy CPV Food.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Bình Phước

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Bình Phước

VOV.VN - Hôm nay (23/12), UBND tỉnh Bình Phước tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư và Lễ khánh thành tổ hợp nhà máy CPV Food.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam không thao túng tiền tệ

VOV.VN -Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, điều hành tỷ giá không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam không thao túng tiền tệ

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam không thao túng tiền tệ

VOV.VN -Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, điều hành tỷ giá không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Phải chỉ rõ “điểm nút” trong chi phí logistics
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Phải chỉ rõ “điểm nút” trong chi phí logistics

VOV.VN - Dịch vụ logistics của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, đạt 12-14%, tỷ lệ doanh nghiệp thuê ngoài dịch vụ logistics đạt khoảng 60-70%, đóng góp khoảng 4-5% GDP.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Phải chỉ rõ “điểm nút” trong chi phí logistics

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Phải chỉ rõ “điểm nút” trong chi phí logistics

VOV.VN - Dịch vụ logistics của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, đạt 12-14%, tỷ lệ doanh nghiệp thuê ngoài dịch vụ logistics đạt khoảng 60-70%, đóng góp khoảng 4-5% GDP.