Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2

VOV.VN - Sáng nay (3/3) tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp phiên họp chính phủ thường kỳ tháng 2/2023.

Mở đầu phiên họp, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh năm 2023 là năm bản lề thực hiện kế hoạch 5 năm 2021-2025. Đến nay đã trải qua 2 tháng, tình hình khu vực và thế giới tiếp tục có những diễn biến, khó khăn phức tạp, khó lường, tác động nhiều mặt đến tình hình trong nước, nhất là trong lĩnh vực kinh tế.

Do đó, Thủ tướng đề nghị các thành viên Chính phủ phân tích kỹ tình hình khu vực, thế giới và các tác động đến tình hình trong nước; dự báo tình hình tháng 3 và thời gian tới; chỉ ra những thuận lợi, thời cơ, nhất là khó khăn, thách thức để có giải pháp phù hợp; đánh giá kết quả phát triển kinh tế - xã hội 2 tháng, những tồn tại, vướng mắc, khó khăn, yếu kém

Cùng với đó phân tích nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan, các bài học kinh nghiệm để đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp, phát huy tối đa thời cơ thuận lợi, kinh nghiệm quý, kết quả tốt trong 2 tháng vừa qua, tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp, người dân để thúc đẩy phát triển.

Báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, trong tháng 2, Chính phủ tập trung chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt các nhiệm vụ, giải pháp phát triển KTXH theo các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, BCT, BBT, Quốc hội, Chính phủ.

Đôn đốc thực hiện nhiệm vụ sau nghỉ Tết; thành lập, kiện toàn các cơ quan, hội đồng quốc gia; phê duyệt, sửa đổi, bổ sung các chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án và các nhiệm vụ quan trọng; tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược.

Nhiều hội nghị được tổ chức nhằm giải quyết các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển KTXH trong đó đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển KTXH, 3 CTMTQG; tháo gỡ khó khăn thị trường bất động sản; thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu; đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia....

Về tình hình KTXH trong tháng 2 và 2 tháng đầu năm tiếp tục duy trì ổn định, nhiều mặt phát triển với các điểm sáng, Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, các cân đối lớn cơ bản được bảo đảm (thu NSNN 2 tháng đạt 22,4% dự toán, tăng 10,6% so với cùng kỳ; Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu tháng 2 tăng 6,1% so với tháng 1 và tăng 1,8% so với cùng kỳ; tiếp tục xuất siêu, 2 tháng đạt 2,82 tỷ USD; An ninh lương thực, năng lượng được bảo đảm; cung ứng lao động cơ bản đáp ứng nhu cầu.

Lạm phát có dấu hiệu giảm; thị trường tiền tệ cơ bản ổn định, lãi suất được điểu chỉnh giảm; điều hành tỷ giá phù hợp với diễn biến thị trường. Tình hình sản xuất, kinh doanh có nhiều tín hiệu tích cực. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) đã vượt mốc 50 điểm, tăng từ 47,4 trong tháng 1 lên 51,2 điểm trong tháng 02 thể hiện sản xuất phục hồi và mở rộng, đơn đặt hàng mới tăng trở lại.

Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ổn định và có tăng trưởng. Bảo đảm tiến độ gieo trồng vụ đông xuân; số lượng gia súc, gia cầm chủ yếu tăng so với cùng kỳ. Thủy sản đạt gần 1.186 nghìn tấn, tăng 1,3% so cùng kỳ.

Sản xuất công nghiệp có dấu hiệu phục hồi. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 2 tăng 5,1% so với tháng 1 và tăng 3,6% so với cùng kỳ. Thương mại, dịch vụ tiếp tục xu hướng tăng cao. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 2 tháng tăng 13% so với cùng kỳ. Du lịch phục hồi nhanh, có trên 1,8 triệu lượt khách quốc tế, gấp 36,6 lần cùng kỳ.

Đầu tư được thúc đẩy, giải ngân vốn đầu tư công tăng 4,6 nghìn tỷ đồng so với cùng kỳ. Nhiều khó khăn, vướng mắc được tháo gỡ, thúc đẩy tiến độ xây dựng các công trình, dự án trọng điểm.

Cải cách hành chính, chuyển đổi số được đẩy mạnh, nhất là các cơ sở dữ liệu quốc gia. Cấp 78 triệu thẻ căn cước có gắn chip cho công dân, tăng 2 triệu thẻ so với cuối năm 2022. Cổng dịch vụ công quốc gia có trên 177 triệu hồ sơ xử lý, tăng 23 triệu hồ sơ so với cuối năm 2022. Chi trả trợ cấp không dùng tiền mặt triển khai ở 61/63 tỉnh, thành phố.

Công tác quy hoạch tiếp tục được đẩy mạnh, nhiều quy hoạch quốc gia, tỉnh, ngành được ban hành: Quy hoạch tổng thể quốc gia, tỉnh Quảng Ninh; TP Hải Phòng; mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tổng hợp lưu vực sông Hồng - Thái Bình...

An sinh xã hội được bảo đảm. Trong 2 tháng đầu năm 2023, hỗ trợ cho 25 triệu đối tượng chính sách xã hội với kinh phí khoảng 9,5 nghìn tỷ đồng. Dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác được kiểm soát tốt./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng chủ trì Phiên họp thứ 3 Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ
Thủ tướng chủ trì Phiên họp thứ 3 Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ

VOV.VN - Chiều 3/2, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ chủ trì Phiên họp thứ 3 của Ban Chỉ đạo, tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023. 

Thủ tướng chủ trì Phiên họp thứ 3 Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ

Thủ tướng chủ trì Phiên họp thứ 3 Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ

VOV.VN - Chiều 3/2, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ chủ trì Phiên họp thứ 3 của Ban Chỉ đạo, tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023. 

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ về xây dựng pháp luật tháng 1/2023
Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ về xây dựng pháp luật tháng 1/2023

VOV.VN - Chiều 2/2, tại Trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 1/2023.

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ về xây dựng pháp luật tháng 1/2023

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ về xây dựng pháp luật tháng 1/2023

VOV.VN - Chiều 2/2, tại Trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 1/2023.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11

VOV.VN - Phiên họp này, Chính phủ sẽ đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2022; tình hình thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; tình hình giải ngân vốn đầu tư công 11 tháng năm 2022; tình hình triển khai 03 Chương trình mục tiêu quốc gia...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11

VOV.VN - Phiên họp này, Chính phủ sẽ đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2022; tình hình thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; tình hình giải ngân vốn đầu tư công 11 tháng năm 2022; tình hình triển khai 03 Chương trình mục tiêu quốc gia...