Thủ tướng: Sẽ báo cáo Trung ương và Quốc hội giảm diện tích đất lúa ​

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, sẽ báo cáo Trung ương và Quốc hội giảm diện tích đất lúa từ 3,8 triệu ha xuống còn trên dưới 3 triệu ha.

Sáng 26/12, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị trực tuyến tổng kết năm 2016 và triển khai kế hoạch năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, sẽ báo cáo Trung ương và Quốc hội giảm diện tích đất lúa từ 3,8 triệu ha xuống còn trên dưới 3 triệu ha. Cùng dự hội nghị có lãnh đạo nhiều bộ, ngành, lãnh đạo 63 tỉnh thành cả nước.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết năm 2016 và triển khai kế hoạch năm 2017 của Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn
Trong báo cáo đánh giá về năm 2016, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có dùng khá nhiều từ “lịch sử” để mô tả về những thiên tai, nhân tai lớn trong năm qua. Đó là rét đậm, rét hại lịch sử 60 năm ở 14 tỉnh miền núi phía Bắc hồi đầu năm; hạn lịch sử tại các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên; hạn, mặn lớn lịch sử 100 năm ở Đồng bằng sông Cửu Long; đợt mưa lũ lịch sử tại 8 tỉnh Nam Trung bộ vừa qua… Thiên tai đã khiến 253 người chết, giá trị thiệt hại là 39.000 tỷ đồng.

Cùng với sự cố môi trường Formosa ở Hà Tĩnh, ngành nông nghiệp đã tăng trưởng âm 0,18% trong 6 tháng đầu năm. Tuy nhiên, nửa cuối năm, ngành nông nghiệp đã có nỗ lực vượt bậc nên cả năm tăng trưởng 1,2%; xuất khẩu đạt mức cao kỷ lục trên 32 tỷ USD. Cả nước đã có trên 25% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành mục tiêu đề ra. Số tiền nợ đọng trong xây dựng nông thôn mới đã giảm 2.000 tỷ đồng, trong đó, riêng Bắc Ninh đã giải quyết xong khoản nợ hơn 1.060 tỷ đồng. 

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng đánh giá, ngành nông nghiệp đã có nhiều nỗ lực trong năm 2016, năm mà sản xuất nông nghiệp gặp thiên tai và nhân tai lớn. Trong đó đã chỉ đạo phòng chống thiên tai kịp thời, quyết liệt, nếu không thiệt hại sẽ nặng nề hơn. Riêng thiên tai đã làm ngành nông nghiệp mất đi 1,7 tỉ USD.

Thủ tướng nêu ra một số tồn tại của nông nghiệp hiện nay là vấn đề hạn điền khiến sản xuất nông nghiệp manh mún; doanh nghiệp và hợp tác xã trong nông nghiệp còn yếu kém; lao động nông thôn còn quá lớn; một số địa phương có tình trạng nợ nần trong xây dựng nông thôn mới, có địa phương có điều kiện nhưng lại chưa quan tâm đến xây dựng nông thôn mới; hệ thống thủy lợi, nhất là hồ chứa, kênh rạch xuống cấp, gây lãng phí nước, có những hồ có nguy cơ là những quả “bom” lơ lửng trên đầu người dân.

Thủ tướng đánh giá các địa phương, bộ ngành đã thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng là đóng cửa rừng tự nhiên trên cả nước. Tuy nhiên, nêu thực tế 10 năm qua, Tây Nguyên đã mất hơn 300.000 ha rừng, tình trạng sa mạc hóa ở Tây Nguyên đã xuất hiện, Thủ tướng chỉ đạo phải tiếp tục mở đợt tấn công liên tục vào các đối tượng phá hoại rừng và xử lý nghiêm các vi phạm.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, sẽ báo cáo Trung ương và Quốc hội giảm diện tích đất lúa từ 3,8 triệu ha xuống còn trên dưới 3 triệu ha. 
Tại hội nghị này, Thủ tướng đặt vấn đề giảm diện tích đất lúa để chuyển đổi sang sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi khác. Chính phủ sẽ báo cáo vấn đề này ra Bộ Chính trị, Trung ương và Quốc hội.

“Chúng ta đã quy hoạch 3,8 triệu ha đất lúa để đảm bảo an ninh lương thực. Nhưng thực tế lương thực dư thừa. Liệu có cần 3,8 triệu ha hay không, việc này Chính phủ thảo luận và báo cáo Quốc hội, báo cáo Trung ương là chúng ta cần giữ dưới 3 triệu ha mà thôi. Còn 500.000 – 800.000 ha sẽ chuyển đổi sang cây công nghiệp, nuôi tôm, phục vụ chăn nuôi...”, Thủ tướng nêu rõ.

Đối với định hướng của ngành thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu cần xác định xây dựng nền nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao là thế mạnh của nước ta trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Cùng với đó, phải xây dựng một nền nông nghiệp chú trọng giá trị hơn là nền nông nghiệp thô và không có thương hiệu.

Nhấn mạnh Việt Nam là đất nước tam sơn, tứ hải, nhất phần điền, diện tích sản xuất nông nghiệp rất thấp, Thủ tướng cho rằng, ngành nông nghiệp phải xác định hướng đi toàn diện hơn, trong đó phải chú ý nghiên cứu đầu tư, có chiến lược phát triển lâm nghiệp và thủy sản. Trước tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt Việt Nam là một trong 5 nước chịu thiệt hại lớn nhất toàn cầu do biến đổi khí hậu, Thủ tướng yêu cầu ngành phải tổ chức lại sản xuất để khắc phục tình trạng này.  

Với dư địa tăng trưởng nông nghiệp còn lớn, trong khi sự lãng phí đất đai được coi là “bờ xôi ruộng mật” vẫn còn, Thủ tướng chỉ đạo các địa phương phải có cơ chế, phương thức quản lý tốt hơn để nâng cao chất lượng, hiệu quả nông nghiệp Việt Nam.

Về nhiệm vụ trước mắt của ngành, Thủ tướng chỉ đạo khắc phục ngay hậu quả thiên tai ở các tỉnh bị thiệt hại do mưa lũ vừa qua. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương phải tổ chức một vụ đông xuân “đặc biệt” cho các tỉnh này. Các địa phương chăm lo Tết cho người dân, không được để người dân bị đói.

Cùng với đó phải đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp từ chiều rộng sang chiều sâu, nâng cao chất lượng và giá trị thay vì chạy theo sản lượng và số lượng. Trong tái cơ cấu nông nghiệp vừa phải “nghe” hơi thở của người nông dân, vừa phải nghiên cứu xu hướng của thời đại. Và một điểm quan trọng khác là phải tạo cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông thôn.

“Hoàn thiện cơ chế chính sách tạo động lực phát triển, trong đó có vấn đề đất đai, sử dụng đất lúa. Những thể chế, những chính sách ràng buộc khiến nông nghiệp nông thôn không phát triển được, hoặc làm chậm sự phát triển, cần phải bãi bỏ. Nhất là những quy định thuộc thẩm quyền Chính phủ và Thủ tướng thì càng phải bãi bỏ sớm. Vấn đề nào thuộc thẩm quyền Bộ Chính trị, Trung ương, Quốc hội thì báo cáo sớm. Ta phải bãi bỏ vì dân, vì sự phát triển nông nghiệp nông thôn”, Thủ tướng đề nghị.

Nhấn mạnh không để tình trạng tiếp tục thực hiện các quy định lạc hậu, Thủ tướng cho biết sẵn sàng lắng nghe và đối thoại, cùng các bộ ngành xử lý nếu đó là vấn đề thuộc thẩm quyền của Thủ tướng.    

Thủ tướng đồng ý với kiến nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giao Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các bộ ngành liên quan xây dựng chính sách phát triển thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp; nghiên cứu đề xuất Chính phủ để trình Quốc hội sửa đổi Luật Đất đai theo hướng tạo thuận lợi cho việc tích tụ tập trung đất đai sản xuất nông nghiệp quy mô lớn.  

Thủ tướng cũng chỉ đạo lãnh đạo các địa phương ngay sau hội nghị này xây dựng kế hoạch cụ thể tổ chức triển khai quyết liệt tái cơ cấu nông nghiệp ở địa phương.

“Không được tái cơ cấu trên giấy, không được tái cơ cấu nửa vời. Phải có đặc nhiệm trong tư duy và hành động trong tái cơ cấu nông nghiệp tại các địa phương. Còn không vẫn mãi “con trâu đi trước, cái cày theo sau”, Thủ tướng nhấn mạnh. 

Thủ tướng giao nhiệm vụ cho ngành nông nghiệp đưa kim ngạch xuất khẩu tôm năm nay lên 8-10 tỉ USD và tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành cả năm là 36 tỉ USD./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ông Nguyễn Xuân Cường làm Bộ trưởng Nông nghiệp thay ông Cao Đức Phát
Ông Nguyễn Xuân Cường làm Bộ trưởng Nông nghiệp thay ông Cao Đức Phát

VOV.VN - Ông Nguyễn Xuân Cường – Thứ trưởng Bộ NN&PTNT vừa được Quốc hội phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Bộ NN&PTNT nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIV.

Ông Nguyễn Xuân Cường làm Bộ trưởng Nông nghiệp thay ông Cao Đức Phát

Ông Nguyễn Xuân Cường làm Bộ trưởng Nông nghiệp thay ông Cao Đức Phát

VOV.VN - Ông Nguyễn Xuân Cường – Thứ trưởng Bộ NN&PTNT vừa được Quốc hội phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Bộ NN&PTNT nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIV.

Thủ tướng yêu cầu tỉnh Thái Bình đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp
Thủ tướng yêu cầu tỉnh Thái Bình đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp

VOV.VN -“Phải đưa nông nghiệp Thái Bình từ nay đến năm 2020, giá trị trên 1ha đất nông nghiệp phải đạt được giá trị 400 - 500 triệu đồng", Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng yêu cầu tỉnh Thái Bình đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp

Thủ tướng yêu cầu tỉnh Thái Bình đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp

VOV.VN -“Phải đưa nông nghiệp Thái Bình từ nay đến năm 2020, giá trị trên 1ha đất nông nghiệp phải đạt được giá trị 400 - 500 triệu đồng", Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng: Cà Mau phải tái cơ cấu nông nghiệp mạnh mẽ hơn
Thủ tướng: Cà Mau phải tái cơ cấu nông nghiệp mạnh mẽ hơn

VOV.VN -Tại buổi làm việc, Thủ tướng đề nghị Cà Mau phải tái cơ cấu mạnh mẽ ngành nông nghiệp, có sản phẩm hàng hóa và tăng thu nhập cho người dân.

Thủ tướng: Cà Mau phải tái cơ cấu nông nghiệp mạnh mẽ hơn

Thủ tướng: Cà Mau phải tái cơ cấu nông nghiệp mạnh mẽ hơn

VOV.VN -Tại buổi làm việc, Thủ tướng đề nghị Cà Mau phải tái cơ cấu mạnh mẽ ngành nông nghiệp, có sản phẩm hàng hóa và tăng thu nhập cho người dân.

Thủ tướng “đặt hàng” với Học viện Nông nghiệp
Thủ tướng “đặt hàng” với Học viện Nông nghiệp

VOV.VN -Thủ tướng đặt đề bài cho Học viện Nông nghiệp nghiên cứu đề xuất Chính phủ

Thủ tướng “đặt hàng” với Học viện Nông nghiệp

Thủ tướng “đặt hàng” với Học viện Nông nghiệp

VOV.VN -Thủ tướng đặt đề bài cho Học viện Nông nghiệp nghiên cứu đề xuất Chính phủ

Tân Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Nông nghiệp đối diện 3 thách thức lớn
Tân Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Nông nghiệp đối diện 3 thách thức lớn

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT nhấn mạnh, 3 thách thức của nông nghiệp Việt Nam là quy mô manh mún, biến đổi khí hậu và những khó khăn khi hội nhập.

Tân Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Nông nghiệp đối diện 3 thách thức lớn

Tân Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Nông nghiệp đối diện 3 thách thức lớn

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT nhấn mạnh, 3 thách thức của nông nghiệp Việt Nam là quy mô manh mún, biến đổi khí hậu và những khó khăn khi hội nhập.

Thủ tướng chia sẻ khát vọng xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại
Thủ tướng chia sẻ khát vọng xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại

VOV.VN - Thủ tướng đã trực tiếp đối thoại với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp về những vướng mắc trong việc xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Thủ tướng chia sẻ khát vọng xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại

Thủ tướng chia sẻ khát vọng xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại

VOV.VN - Thủ tướng đã trực tiếp đối thoại với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp về những vướng mắc trong việc xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.