Thủ tướng và các thành viên Chính phủ nhìn nhận thách thức trong năm 2016

VOV.VN -Theo Thủ tướng, năm 2016 đất nước phải cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường hết sức gay gắt và quyết liệt.

Phiên họp cuối cùng trong năm 2015 của Chính phủ được kết nối trực tuyến với các địa phương trong cả nước. Đây là dịp để Chính phủ và các địa phương cùng nhìn nhận lại năm qua và phân tích, lương trước những khó khăn của năm mới 2016.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại phiên họp Chính phủ cuối năm 2015.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Năm 2015 là năm cuối cùng của Kế hoạch 5 năm 2011-2015. Nhìn lại năm 2015 và cả nhiệm kỳ 5 năm qua, đất nước thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội bên cạnh thuận lợi rất cơ bản do thành tựu của công cuộc đổi mới đem lại nhưng cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Ở bên ngoài, tình hình kinh tế, chính trị, an ninh của thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, khó lường mà nổi lên là kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo; giá dầu thô giảm sâu; đồng Nhân dân tệ đột ngột giảm giá; một số nền kinh tế lớn suy giảm tăng trưởng; tình hình diễn biến phức tạp ở Biển Đông... đã tác động tiêu cực đến nước ta. Trong nước, tuy đã đạt được những kế quả, những thành tựu nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, trong đó nổi lên là mặc dù đất nước ta đã hội nhập sâu nhưng năng lực cạnh tranh của quốc gia, doanh nghiệp, của sản phẩm tuy có được cải thiện nhưng so với mong muốn còn thấp, đây là thách thức rất lớn; nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế-xã hội, cho quốc phòng, an ninh còn rất hạn hẹp;…Tuy nhiên, nhờ sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, năm 2015 cũng như 5 năm qua, tình hình kinh tế - xã hội chuyển biến tích cực, rõ nét, đạt kết quả quan trọng trên hầu hết lĩnh vực.

Đất nước thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 trong bối cảnh hội quốc tế nhập sâu rộng, nhất là hội nhập kinh tế quốc tế khi Cộng đồng ASEAN sắp hình thành, Việt Nam đã có quan hệ thương mại tự do với 55 quốc gia, trong đó có 20 nước là nền kinh tế lớn nhất thế giới… Bên cạnh những thuận lợi, cơ hội từ hội nhập, đất nước phải cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường hết sức gay gắt và quyết liệt. Cùng với đó, theo dự báo tình hình kinh tế thế giới thời gian tới vẫn sẽ tiếp tục có những diễn biến phức tạp và khó lường. Tinh thần chung là Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương phải tiếp tục phấn đấu nỗ lực, phát huy hơn nữa những kết quả đạt được cũng như những kinh nghiệm tốt đã được đúc rút từ thực tiễn; ra sức khắc phục những hạn chế, yếu kém, biến khó khăn, thách thức thành thuận lợi; bám sát diễn biến tình hình, có những chính sách phù hợp để ứng phó với những diễn biến tình hình; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề cho năm 2016 và cả 5 năm 2016-2020, với mục tiêu cuối cùng là tất cả cũng vì sự phát triển, vì lợi ích của đất nước, của nhân dân.

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh: Kế hoạch điều hành kinh tế 5 năm tới trong giai đoạn 2016-2020 sẽ đi theo hướng thắt chặt chính sách tài khóa. Tín dụng được cơ cấu hợp lý hơn, tập trung vào các ngành ưu tiên, kiểm soát chặt chẽ hơn với tín dụng cho bất động sản. Tỷ giá điều hành theo cơ chế linh hoạt, trong khi giá cả hàng hóa thì kiên trì theo xu hướng thị trường.

Việc điều hành vĩ mô năm 2016 sẽ khó khăn hơn, trong khi đây cũng là năm đầu thực hiện kế hoạch giai đoạn 2016-2020 nên sẽ có ý nghĩa rất quan trọng. Trong điều hành, các bộ ngành, địa phương cần phải có điểm cần tập trung, đột phá, bảo đảm ổn định kinh tế trong điều kiện hội nhập.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: Giai đoạn tới cạnh tranh thị trường, hàng hóa sẽ khốc liệt ngay trên sân nhà khi Việt Nam tham gia ngày càng nhiều vào các ​hiệp định ​thương mại tự do. Giai đoạn này cần thúc đẩy sản xuất hàng hóa ra các thị trường, hiện năng lực sản xuất trong nước còn lớn và dư thừa tiềm năng.

Tuy nhiên Việt Nam cũng phải tính tới hàng hóa các nước, đặc biệt là các nước ASEAN tham gia vào thị trường nên phải cạnh tranh ngay tại sân nhà. 

Do vậy, cùng với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước thì Bộ Công Thương, Bộ Tài chính cũng cần nâng cao công tác điều hành, đảm bảo xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh.
Nếu xử lý chậm như hiện nay hàng hóa nước ngoài tràn ngập thị trường thì sẽ thiệt hại lớn. Thời gian tới giải quyết các vụ việc liên quan tới áp dụng các chương trình tự vệ thương mại, chống bán phá giá sẽ ngày càng nhiều, nếu không tăng cường bộ máy quản lý sẽ không bảo vệ được thị trường.

Thời gian qua, những hàng hóa trong nước sản xuất được, thậm chí dư thừa đang xuất khẩu nhưng cũng vẫn chịu sự cạnh tranh lớn. Ví dụ như phôi thép, thép xây dựng, tôn mạ, hay như phân bón cũng đáp ứng 80-90% thị trường trong nước nhưng vẫn phải nhập khẩu 2,5 triệu tấn phân đạm. Cần phải có phương cách bảo vệ thị trường mạnh mẽ hơn nữa thì mới đưa ra được giải pháp xử lý kịp thời.

Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng

Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng: Năm 2016 dự báo tình hình tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực hơn so với năm 2015, tăng trưởng kinh tế khoảng 6,7%, lạm phát dưới 5%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 10%...

Tuy nhiên, vẫn còn tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức, thiên tai, dịch bệnh có nguy cơ bùng phát; thị trường tài chính, tiền tệ thế giới diễn biến khó lường, và giá dầu thô tiếp tục giảm sâu... dự báo có tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế và cân đối thu, chi NSNN năm 2016.

Để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2016, Bộ Tài chính sẽ tập trung vào một số nhiệm vụ chủ yếu như: tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng thể chế, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài chính; triển khai đồng bộ, hiệu quả chính sách tài khóa để hỗ trợ sản xuất - kinh doanh, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, triệt để tiết kiệm; tăng cường công tác quản lý giá, đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước; thúc đẩy đổi mới khu vực sự nghiệp công lập; thúc đẩy sự phát triển đồng bộ các loại hình thị trường tài chính; hiện đại hóa và nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước của ngành Tài chính, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tài chính, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực...

Bộ trưởng Kế hoạch-Đầu tư Bùi Quang Vinh

Bộ trưởng Kế hoạch-Đầu tư Bùi Quang Vinh: Mục tiêu tăng trưởng đặt ra cho năm 2016 là 6,7%, trong khi năm 2015 đã đạt 6,68% đây là một thách thức trên nền tăng trưởng của năm 2015 đã đạt được. Do đó, mỗi một phần trăm tăng trưởng của năm 2016 còn lớn hơn và nhiều áp lực hơn.

Thêm vào đó, trong năm 2016, chúng ta có nhiều thuận lợi cho tăng trưởng nhưng cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Thách thức lớn nhất là phải khai thác hiệu quả những cơ hội từ hội nhập khi đã tham gia Cộng đồng ASEAN và các hiệp định thương mại tự do. Nền kinh tế không nâng cao được khả năng cạnh tranh của mình, sản phẩm không cạnh tranh hơn, vẫn sản xuất manh mún, làm ăn như cũ thì sẽ bị thua ngay trên sân nhà, chưa nói tới sân khách.

Mỗi doanh nghiệp, mỗi địa phương, mỗi ngành phải tìm ra các giải pháp hiệu quả để tháo gỡ được những khó khăn, đẩy mạnh sự phát triển và nâng cao tính cạnh tranh. Cần xác định ngành mình trong nước phải đối mặt với những gì, ngoài nước các đối thủ cạnh tranh ra sao và đề ra giải pháp cụ thể, hiệu quả, không thể nói chung chung.

Nhà nước sẽ luôn đứng cạnh các doanh nghiệp để điều chỉnh nền kinh tế, đưa ra các khung pháp lý thuận lợi nhất, thông thoáng nhất và Nhà nước tiếp tục giữ vững sự ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện tốt chính sách về tiền tệ; đảm bảo cho doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn với lãi suất thấp, tiếp tục cải thiện tốt hơn môi trường đầu tư kinh doanh, đây là vấn đề then chốt nhất của năm 2016./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng: Thống đốc xem có tiếp tục hạ lãi suất được không?
Thủ tướng: Thống đốc xem có tiếp tục hạ lãi suất được không?

VOV.VN - Thống đốc NHNN: “Dư địa để tiếp tục giảm lãi suất là rất khó. Nếu giảm có thể đạt trong ngắn hạn nhưng sẽ phá vỡ ổn định lâu dài”.

Thủ tướng: Thống đốc xem có tiếp tục hạ lãi suất được không?

Thủ tướng: Thống đốc xem có tiếp tục hạ lãi suất được không?

VOV.VN - Thống đốc NHNN: “Dư địa để tiếp tục giảm lãi suất là rất khó. Nếu giảm có thể đạt trong ngắn hạn nhưng sẽ phá vỡ ổn định lâu dài”.

Thủ tướng lo ngại vì số lượng biên chế càng tinh giản càng tăng
Thủ tướng lo ngại vì số lượng biên chế càng tinh giản càng tăng

VOV.VN - Trong số 63 tỉnh thành thì có 11 tỉnh thành sử dụng biên chế vượt chỉ tiêu chính phủ giao.

Thủ tướng lo ngại vì số lượng biên chế càng tinh giản càng tăng

Thủ tướng lo ngại vì số lượng biên chế càng tinh giản càng tăng

VOV.VN - Trong số 63 tỉnh thành thì có 11 tỉnh thành sử dụng biên chế vượt chỉ tiêu chính phủ giao.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nói về việc đi nước ngoài dùng ngân sách
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nói về việc đi nước ngoài dùng ngân sách

VOV.VN -Theo Phó Thủ tướng, năm 2015, số đoàn đi nước ngoài đã giảm 10% nhưng vẫn còn tới 2.105 đoàn ra.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nói về việc đi nước ngoài dùng ngân sách

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nói về việc đi nước ngoài dùng ngân sách

VOV.VN -Theo Phó Thủ tướng, năm 2015, số đoàn đi nước ngoài đã giảm 10% nhưng vẫn còn tới 2.105 đoàn ra.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói về việc cử nhân, kỹ sư thất nghiệp
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói về việc cử nhân, kỹ sư thất nghiệp

VOV.VN - Chúng ta không sợ đào tạo quá nhiều mà chỉ sợ chất lượng kỹ sư chúng ta kém mà thôi.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói về việc cử nhân, kỹ sư thất nghiệp

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói về việc cử nhân, kỹ sư thất nghiệp

VOV.VN - Chúng ta không sợ đào tạo quá nhiều mà chỉ sợ chất lượng kỹ sư chúng ta kém mà thôi.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lên tiếng về vụ vaccine
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lên tiếng về vụ vaccine

VOV.VN - "Việt Nam có lẽ là nước duy nhất duy trì 2 hệ thống tiêm chủng vaccine dịch vụ và tiêm chủng mở rộng".

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lên tiếng về vụ vaccine

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lên tiếng về vụ vaccine

VOV.VN - "Việt Nam có lẽ là nước duy nhất duy trì 2 hệ thống tiêm chủng vaccine dịch vụ và tiêm chủng mở rộng".

Thủ tướng: “Cứ xách cặp chạy suốt Hà Nội mà xin vốn là không được đâu”
Thủ tướng: “Cứ xách cặp chạy suốt Hà Nội mà xin vốn là không được đâu”

VOV.VN - Chúng ta buộc phải đột phá kết cấu hạ tầng nhưnng chỉ nhìn vào ngân sách, trái phiếu thì không đủ mà bắt buộc phải huy động từ xã hội hóa.

Thủ tướng: “Cứ xách cặp chạy suốt Hà Nội mà xin vốn là không được đâu”

Thủ tướng: “Cứ xách cặp chạy suốt Hà Nội mà xin vốn là không được đâu”

VOV.VN - Chúng ta buộc phải đột phá kết cấu hạ tầng nhưnng chỉ nhìn vào ngân sách, trái phiếu thì không đủ mà bắt buộc phải huy động từ xã hội hóa.