Thủ tướng: “Vì sao xâm hại trẻ em nhiều mà phát hiện xử lý ít như vậy“

VOV.VN - Thủ tướng nhấn mạnh chăm sóc, bảo vệ trẻ em, tạo môi trường sống tốt cho trẻ em là một nhiệm vụ chiến lược, trọng tâm để phát triển đất nước bền vững

Sáng 6/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về các giải pháp bảo vệ trẻ em với 675 điểm cầu ở cấp huyện, xã, là cấp cơ sở có vai trò quan trọng trong việc thực hiện quy định pháp luật về bảo vệ trẻ em, cùng sự tham gia của khoảng 18.000 đại biểu.

Hội nghị trực tuyến toàn quốc về các giải pháp bảo vệ trẻ em 
Theo thống kê 5 tháng đầu năm 2018, toàn quốc phát hiện 682 vụ xâm hại trẻ em. Đáng chú ý, trẻ em bị xâm hại tình dục bởi người thân trong gia đình lên tới trên 21%; xâm hại do người quen, hàng xóm là gần 60%, người lạ là trên 12%...

Báo cáo của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết, 3 năm gần đây, số lượng vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em được phát hiện và xử lý ở nước ta có giảm, nhưng giảm không nhiều. Bạo lực trong trường học khá phổ biến, với khoảng 20% trẻ em dưới 8 tuổi cho biết bị kỷ luật bằng bạo lực thể chất.

Một số ý kiến tại hội nghị cho rằng, trong khi tình trạng buôn bán, bắt cóc trẻ em, dụ dỗ, chứa chấp trẻ em phạm pháp vẫn xảy ra thì nhận thức của một bộ phận người dân chưa cao, vì mục đích kinh tế nên dễ bị các đối tượng lừa gạt, lôi kéo và trở thành nạn nhân của các vụ án xâm hại tình dục trẻ em.

Công tác nắm tình hình, quản lý đối tượng của lực lượng Cảnh sát hình sự các cấp chưa thực sự phát huy hiệu quả, còn có đối tượng thực hiện hành vi phạm tội không nằm trong diện quản lý. Còn có sự phân tán và chồng chéo giữa các cơ quan quản lý và bảo vệ trẻ em. 

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, Việt Nam tự hào là quốc gia đầu tiên ở châu Á, thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em (từ năm 1990). Việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em đã được quy định trong văn bản pháp lý cao nhất của Nhà nước.  

Cùng với hệ thống thể chế pháp luật và cơ cấu quản lý khá đầy đủ về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, dù còn khó khăn, Nhà nước đã cấp bảo hiểm y tế miễn phí cho tất cả trẻ em dưới 6 tuổi. Gần 100% trẻ em dưới 1 tuổi được tham gia tiêm chủng mở rộng. Gần 100% trẻ em 5 tuổi được đi học mẫu giáo, Nhà nước không thu học phí đối với học sinh học tiểu học...  

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị
Thủ tướng cũng cho biết, nhiều tổ chức, bạn bè quốc tế ấn tượng về những cố gắng và kết quả chăm sóc, bảo vệ trẻ em của Việt Nam.

Tuy vậy, Thủ tướng cũng nêu lên nhiều bất cập tồn tại trong công tác bảo vệ trẻ em và yêu cầu các bộ, ngành, địa phương và xã hội trong việc thực hiện 25 quyền trẻ em. Trong đó, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi vẫn ở mức cao (khoảng 24%); tỷ lệ trẻ em đi nhà trẻ vẫn còn thấp (khoảng 28%); Tình hình bạo lực, xâm hại trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình dục vẫn diễn biến phức tạp, gây bức xúc trong xã hội; mỗi năm vẫn có khoảng 2.000 trẻ em tử vong do đuối nước, gần 2.000 trẻ em tử vong do tai nạn giao thông.  

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nêu rõ, công tác bảo vệ trẻ em ở nhiều nơi chưa được quan tâm đúng mức, kịp thời; nhiều địa phương chưa có cán bộ làm công tác về trẻ em; còn nhiều vụ việc, hành vi xâm hại trẻ em chưa được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, có vụ việc xử lý chưa nghiêm. 

Thủ tướng chỉ rõ, xâm hại trên các mặt là do đạo đức, văn hóa xã hội xuống cấp, cùng với thực thi pháp luật không nghiêm dẫn đến hành vi sai trái với trẻ em. Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải quán triệt điều này tốt hơn nữa. Đi liền với đó, công tác chỉ đạo, sự quan tâm của các cơ quan từ khâu phổ biến pháp luật, tạo điều kiện thực hiện đến khâu điều tra xử lý vi phạm để răn đe. Công tác phối hợp để thay đổi nhận thức, cách làm. "Vì sao xâm hại nhiều mà bị phát hiện xử lý ít như vậy?!", Thủ tướng đặt câu hỏi.

Do đó, Thủ tướng chỉ đạo phải coi công tác bảo vệ trẻ em là công việc hàng ngày của từng gia đình, địa phương và mọi cấp bộ, ngành. Nhất là trong bối cảnh cấu trúc, giá trị gia đình truyền thống bị thay đổi, mai một; cha, mẹ, thành viên gia đình không dành nhiều thời gian quan tâm chăm sóc, giáo dục, bảo vệ con em mình... Những điều này tác động rất lớn đến hình thành nhân cách và tâm hồn của trẻ em.

Có một thực tiễn rất giản dị, chí lý về môi trường sống của trẻ mà chúng ta dễ bỏ qua, đó là: Một đứa trẻ sống trong đùm bọc sẽ biết quan tâm đến mọi người. Một đứa trẻ sống bằng lẽ phải sẽ biết được lẽ công bằng. Một đứa trẻ thường xuyên được ngợi khen sẽ biết trân trọng người khác. Một đứa trẻ thường xuyên được khích lệ sẽ trở nên tự tin. Một đứa trẻ sống trong hạnh phúc sẽ tìm được tình yêu và cái đẹp. Chính vì vậy, sự quan tâm, chăm sóc, bảo vệ trẻ em, tạo môi trường sống tốt, lành mạnh cho các em là một nhiệm vụ chiến lược, trọng tâm để phát triển đất nước bền vững, lâu dài.

Nhấn mạnh, trẻ em là những thông điệp sống mà chúng ta gửi gắm vào tương lai, Thủ tướng cho rằng đó là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của các cấp các ngành từ trung ương đến địa phương, của mỗi cộng đồng dân cư và mỗi gia đình, thực hiện tốt 25 quyền của trẻ em.

Bạo lực, xâm hại trẻ em, đặc biệt xâm hại tình dục trẻ em là không thể chấp nhận, dung thứ cả về pháp lý, đạo đức xã hội. Chúng ta phải lên án những hành vi xâm hại trẻ em. Chúng ta đau xót khi mỗi năm vẫn còn hàng nghìn trẻ em tử vong do đuối nước và tai nạn giao thông hoặc bị bỏ rơi. Để xã hội không còn bị ảnh hưởng bởi thực trạng này, các cấp các ngành coi đó là nhiệm vụ quan trọng trong quản lý xã hội, trong giáo dục cộng đồng hướng đến đạo đức gia đình.

Trong thời gian tới, Thủ tướng chỉ đạo việc phải làm ngay là cấp ủy, chính quyền, cơ quan chuyên môn và các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội, đặc biệt ở cấp địa phương, cơ sở phải nhận thức đầy đủ, sâu sắc và quan tâm đúng mức về công tác bảo vệ trẻ em; thực hiện nghiêm, đầy đủ quy định của pháp luật, chính sách về bảo vệ trẻ em, phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, tạo lập cuộc sống an toàn cho trẻ em. 

Cho biết hiện nay toàn quốc mới có 590/11.162 xã, tức khoảng 5% số xã, có bố trí người làm công tác chăm sóc trẻ em, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Chủ tịch UBND cấp xã bố trí ngay người làm công tác này trong số các công chức cấp xã hoặc người hoạt động không chuyên trách thuộc quyền quản lý. Cùng với đó là chú trọng công tác tập huấn, nâng cao năng lực thực thi pháp luật, kỹ năng cho cán bộ làm công tác trẻ em; bố trí đủ nguồn lực cho công tác bảo vệ trẻ em.

Nhân dịp này, Thủ tướng yêu cầu Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khẩn trương xây dựng, trình Thủ tướng Đề án vận động nguồn lực xã hội để hỗ trợ chăm sóc trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi; đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động phong trào hỗ trợ đồ ấm cho trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi nhân Ngày Vì người nghèo Việt Nam 17/10/ 2018./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ông Phạm Minh Chính: Thanh Hóa cần phải đi lên từ nội lực
Ông Phạm Minh Chính: Thanh Hóa cần phải đi lên từ nội lực

VOV.VN - Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đề nghị tỉnh Thanh Hóa coi dân số đông là lợi thế và đặc thù riêng cần phải phát huy để phát triển.

Ông Phạm Minh Chính: Thanh Hóa cần phải đi lên từ nội lực

Ông Phạm Minh Chính: Thanh Hóa cần phải đi lên từ nội lực

VOV.VN - Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đề nghị tỉnh Thanh Hóa coi dân số đông là lợi thế và đặc thù riêng cần phải phát huy để phát triển.

Việt Nam hoàn thành tốt nhiệm vụ luân phiên trong ASEAN
Việt Nam hoàn thành tốt nhiệm vụ luân phiên trong ASEAN

VOV.VN - Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng khẳng định, Việt Nam đã hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ luân phiên trong ASEAN.

Việt Nam hoàn thành tốt nhiệm vụ luân phiên trong ASEAN

Việt Nam hoàn thành tốt nhiệm vụ luân phiên trong ASEAN

VOV.VN - Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng khẳng định, Việt Nam đã hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ luân phiên trong ASEAN.

Xây dựng bộ máy công quyền ưu tú phải có đổi mới tư duy đột phá
Xây dựng bộ máy công quyền ưu tú phải có đổi mới tư duy đột phá

VOV.VN - Xây dựng bộ máy chính quyền ưu tú phải có đổi mới tư duy đột phá, cải cách, tầm nhìn và ý chí, chiến lược phát triển,

Xây dựng bộ máy công quyền ưu tú phải có đổi mới tư duy đột phá

Xây dựng bộ máy công quyền ưu tú phải có đổi mới tư duy đột phá

VOV.VN - Xây dựng bộ máy chính quyền ưu tú phải có đổi mới tư duy đột phá, cải cách, tầm nhìn và ý chí, chiến lược phát triển,

Kết nối với quần chúng chặt chẽ hơn nữa để chống tham nhũng hiệu quả
Kết nối với quần chúng chặt chẽ hơn nữa để chống tham nhũng hiệu quả

VOV.VN - Mặt trận cần thiết lập các kênh giao tiếp thông qua các phương tiện, nhất là mạng xã hội để có thể nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của nhân dân.

Kết nối với quần chúng chặt chẽ hơn nữa để chống tham nhũng hiệu quả

Kết nối với quần chúng chặt chẽ hơn nữa để chống tham nhũng hiệu quả

VOV.VN - Mặt trận cần thiết lập các kênh giao tiếp thông qua các phương tiện, nhất là mạng xã hội để có thể nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của nhân dân.

Chủ tịch Quốc hội trao danh hiệu Anh hùng cho “Đội quân tóc dài“
Chủ tịch Quốc hội trao danh hiệu Anh hùng cho “Đội quân tóc dài“

VOV.VN - Sáng 6/8, Chủ tịch Quốc hội và Phó Chủ tịch nước dự Lễ kỷ niệm Quốc khánh 2-9, trao danh hiệu Anh hùng LLVT cho “đội quân tóc dài” tỉnh Bến Tre

Chủ tịch Quốc hội trao danh hiệu Anh hùng cho “Đội quân tóc dài“

Chủ tịch Quốc hội trao danh hiệu Anh hùng cho “Đội quân tóc dài“

VOV.VN - Sáng 6/8, Chủ tịch Quốc hội và Phó Chủ tịch nước dự Lễ kỷ niệm Quốc khánh 2-9, trao danh hiệu Anh hùng LLVT cho “đội quân tóc dài” tỉnh Bến Tre

Kiên quyết hơn trong giao biên chế cho các địa phương
Kiên quyết hơn trong giao biên chế cho các địa phương

VOV.VN - Ủy ban Pháp luật đề nghị thời gian tới Bộ Nội vụ kiên quyết hơn trong việc giao biên chế cho từng địa phương để đảm bảo sắp xếp tinh gọn.

Kiên quyết hơn trong giao biên chế cho các địa phương

Kiên quyết hơn trong giao biên chế cho các địa phương

VOV.VN - Ủy ban Pháp luật đề nghị thời gian tới Bộ Nội vụ kiên quyết hơn trong việc giao biên chế cho từng địa phương để đảm bảo sắp xếp tinh gọn.