Thủ tướng: Xây dựng luật phải kịp thời, không nợ thông tư, nghị định

VOV.VN -Luật đã đăng ký chương trình với Quốc hội rồi thì cố gắng phải thực hiện đúng thời gian. Nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật thì phải kịp thời, không để nợ.

Ngày 16 và sáng 17/7 tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật. Chính phủ tập trung đóng góp ý kiến vào nhiều dự án luật, nghị định và nghị quyết, trong đó, các thành viên Chính phủ dành nhiều thời gian thảo luận xây dựng dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Một trong những yêu cầu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối với các thành viên Chính phủ là không nợ đọng văn bản hướng dẫn luật, ban hành Nghị định, thông thư phải kịp thời, đúng thời gian và đảm bảo chất lượng.

 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật

Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của chức năng xây dựng thể chế, pháp luật, cơ chế, chính sách của Chính phủ. Thủ tướng nêu rõ, đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước muốn đi vào cuộc sống phải được thể chế hóa bằng luật pháp, bằng cơ chế và chính sách; luật pháp có tốt, có đúng, có phù hợp thì công tác lãnh đạo, quản lý và điều hành của Đảng, Nhà nước mới hiệu lực, hiệu quả và ngược lại. 

Thủ tướng cho rằng những năm qua Chính phủ đã hết sức nỗ lực song công tác xây dựng pháp luật vẫn còn nhiều hạn chế. Để khắc phục điều này, các thành viên Chính phủ đề cao trách nhiệm, tham gia đầy đủ các phiên họp chuyên đề về công tác xây dựng pháp luật, đồng thời chuẩn bị kỹ các nội dung phát biểu, đóng góp ý kiến, đặc biệt là các nội dung liên quan trực tiếp đến phạm vi quản lý của bộ, ngành mình; đảm bảo thời gian và chất lượng xây dựng luật pháp.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: Luật đã đăng ký chương trình với Quốc hội rồi thì cố gắng phải thực hiện đúng thời gian. Còn Nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật thì phải kịp thời, không để nợ bởi vì luật có hiệu lực mà nghị định, thông tư chưa có thì sẽ không thể áp dụng được Luật vào cuộc sống. Yêu cầu quan trọng thứ 2 là chất lượng. Chất lượng là tính hợp hiến, hợp pháp, đúng chủ trương, đường lối của Đảng, nhưng phải có tính khả thi. Chỉ 1 vài điều không phù hợp với thực tiễn, không có tính khả thì hiệu lực của Luật sẽ không hiệu quả.

Trên tinh thần này, các thành viên Chính phủ đã tập trung thảo luận sôi nổi, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm xây dựng các dự án luật, nhất là dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương.


Dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) được kết cấu 8 chương, 45 điều; quy định cụ thể về nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ; nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ; Bộ, cơ quan ngang bộ; nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng…Mục tiêu xây dựng dự luật này nhằm: tiếp tục đổi mới tổ chức hoạt động của Chính phủ, xây dựng Chính phủ mạnh hơn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn; hệ thống hành chính nhà nước thống nhất, thông suốt, phát huy mạnh mẽ dân chủ và pháp quyền, phục vụ nhân dân, kiến tạo và phát triển đất nước.

Mục tiêu của dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương nhằm tổ chức hợp lý chính quyền địa phương phù hợp với Hiến pháp năm 2013; bảo đảm chính quyền địa phương các cấp hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; bộ máy hành chính nhà nước thống nhất, thông suốt từ Trung ương đến cơ sở; phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong việc tham gia xây dựng và giám sát hoạt động của chính quyền địa phương. Dự án luật này gồm 8 chương và 158 điều; quy định cụ thể về tổ chức đơn vị hành chính;  nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân; tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân; tổ chức chính quyền địa phương trong trường hợp thay đổi đơn vị hành chính và trong trường hợp đặc biệt…

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và dự án Luật tổ chức chính quyền địa phương, các thành viên Chính phủ cho rằng dự án luật cần bám sát hơn nữa vào tinh thần và quy định của Hiến pháp 2013; làm rõ hơn quy định về sự phối hợp giữa các Bộ, ngành trong thực hiện nhiệm vụ chung; phân cấp, phân quyền trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước; tăng quyền cho các thành viên Chính phủ trong phân bổ ngân sách, công tác cán bộ…

Các thành viên Chính phủ cũng đã thảo luận những vấn đề còn có ý kiến khác nhau liên quan đến dự án Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi) như: vị trí, chức năng của Chính phủ; Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tên gọi chức danh người đứng đầu các cơ quan này…

Nhiều ý kiến cũng cho rằng, dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương phải bảo đảm được sự thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của bộ máy nhà  nước từ Trung ương đến cơ sở và phát huy quyền dân chủ của nhân dân.

Một số vấn đề lớn của dự án luật Luật Tổ chức chính quyền địa phương cũng được các thành viên Chính phủ tập trung làm rõ như: mô hình tổ chức chính quyền địa phương; tổ chức và tên gọi cơ quan hành chính quận, phường; phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm thành viên UBND các cấp; mô hình khu kinh tế đặc biệt (hay đặc khu kinh tế)…

Sau khi lắng nghe ý kiến của các thành viên Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương tiếp thu ý kiến tại phiên họp để tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các dự án luật này trên tinh thần bám sát Hiến pháp và kế thừa những quy định hiện hành đang phát huy tích cực trong thực tiễn…. 

Cũng trong phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật, các thành viên Chính phủ đã nghe báo cáo và đóng góp ý kiến vào các dự án luật Dân số, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Dân sự (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kế toán, Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc Việt Nam tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2012/NĐ-CP ngày 17/12/2012 của Chính phủ về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức…./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tọa đàm quy định của pháp luật về các vấn đề xã hội
Tọa đàm quy định của pháp luật về các vấn đề xã hội

VOV.VN -Buổi tọa đàm nhằm rà soát các quy định về lao động, việc làm, tiền lương… với quy định của Hiến pháp năm 2013

Tọa đàm quy định của pháp luật về các vấn đề xã hội

Tọa đàm quy định của pháp luật về các vấn đề xã hội

VOV.VN -Buổi tọa đàm nhằm rà soát các quy định về lao động, việc làm, tiền lương… với quy định của Hiến pháp năm 2013

Chính phủ họp phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật
Chính phủ họp phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật

VOV.VN -Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: vẫn còn 70/90 văn bản của các Bộ và Chính phủ còn nợ đọng. Đây là vấn đề cần sớm khắc phục

Chính phủ họp phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật

Chính phủ họp phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật

VOV.VN -Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: vẫn còn 70/90 văn bản của các Bộ và Chính phủ còn nợ đọng. Đây là vấn đề cần sớm khắc phục

Chính phủ quyết tâm tạo chuyển biến trong xây dựng pháp luật
Chính phủ quyết tâm tạo chuyển biến trong xây dựng pháp luật

VOV.VN -Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các cơ quan không để tình trạng nợ đọng các văn bản hướng dẫn luật kéo dài…

Chính phủ quyết tâm tạo chuyển biến trong xây dựng pháp luật

Chính phủ quyết tâm tạo chuyển biến trong xây dựng pháp luật

VOV.VN -Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các cơ quan không để tình trạng nợ đọng các văn bản hướng dẫn luật kéo dài…

Nâng cao vai trò giám sát của mặt trận về thi hành pháp luật
Nâng cao vai trò giám sát của mặt trận về thi hành pháp luật

VOV.VN - Vai trò giám sát của MTTQ mới chỉ ở cấp cơ sở, cấp tỉnh, huyện và trung ương còn ít và thiếu cơ chế.

Nâng cao vai trò giám sát của mặt trận về thi hành pháp luật

Nâng cao vai trò giám sát của mặt trận về thi hành pháp luật

VOV.VN - Vai trò giám sát của MTTQ mới chỉ ở cấp cơ sở, cấp tỉnh, huyện và trung ương còn ít và thiếu cơ chế.

Ủy ban Pháp luật góp ý dự thảo Luật Hải quan
Ủy ban Pháp luật góp ý dự thảo Luật Hải quan

VOV.VN -Nhiều ý kiến quan tâm đến điều 19 dự thảo Luật Hải quan sửa đổi.

Ủy ban Pháp luật góp ý dự thảo Luật Hải quan

Ủy ban Pháp luật góp ý dự thảo Luật Hải quan

VOV.VN -Nhiều ý kiến quan tâm đến điều 19 dự thảo Luật Hải quan sửa đổi.