Xe ô tô bị mất trộm, gây tai nạn hỏng hóc, bảo hiểm có bồi thường?

VOV.VN - Nếu sau khi bị mất trộm xe, anh Tuấn đã trình báo với cơ quan bảo hiểm và cơ quan chức năng, vụ việc được cơ quan Công an điều tra làm rõ sẽ là cơ sở để kích hoạt điều khoản bồi thường trong hợp đồng bảo hiểm (HĐBH) do xe bị trộm cắp.

Anh Nguyễn Anh Tuấn ở Thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai bị kẻ trộm lấy mất chiếc xe ô tô hiệu KIA 5 chỗ ngồi. Trên đường lái chiếc xe tẩu thoát, tên trộm tự gây ra tai nạn lật xe dẫn tới xe ô tô hư hỏng nghiêm trọng. Chiếc xe này đã được anh Tuấn mua đầy đủ các loại bảo hiểm tại một hãng bảo hiểm. Anh Tuấn liên hệ hãng bảo hiểm để làm thủ tục bảo hiểm thì hãng bảo hiểm không bồi thường với lý do “tên trộm gây tai nạn làm hư hỏng xe khi không có bằng lái”. Về phía tên trộm thì quá nghèo, không có khả năng bồi thường sửa chữa xe.

Anh Tuấn phải làm thế nào để hãng bảo hiểm chi trả phí sửa xe?

Liên quan đến tình huống pháp lý trên, Luật sư Hà Công Tâm - Giám đốc Công ty Luật Onekey & Partners (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) tư vấn như sau:

Vì trường hợp này anh Tuấn không nói rõ là anh mua những loại bảo hiểm gì (thông thường sẽ có 2 loại bảo hiểm: một là BHTNDS và BHTN vật chất; Luật sư cũng chưa được xem nội dung cụ thể trong hợp đồng bảo hiểm, cũng không rõ anh Tuấn có trình báo sự việc bị mất cắp xe cho Cơ quan công an không? Kết quả giải quyết của Cơ quan Công an thế nào?

Tuy nhiên, theo Luật sư Hà Công Tâm giả thuyết:

Trường hợp 1: Nếu anh Tuấn chỉ mua duy nhất một loại bảo hiểm trách nhiệm dân sự thì anh Tuấn không được bồi thường, bởi lẽ phạm vi bảo hiểm trách nhiệm dân sự không quy định cơ quan bảo hiểm phải đền bù cho trường hợp xe bị mất cắp, cướp.

Trường hợp 2: Nếu anh Tuấn mua gói bảo hiểm trách nhiệm vật chất thì có thể sẽ được bồi thường. Thông thường trong điều khoản của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm vật chất sẽ quy định các trường hợp được bồi thường, trong đó có trường hợp mất toàn bộ xe do trộm, cắp.

Nếu sau khi bị mất trộm xe, anh Tuấn đã trình báo với cơ quan bảo hiểm và cơ quan chức năng, vụ việc được cơ quan Công an điều tra làm rõ sẽ là cơ sở để kích hoạt điều khoản bồi thường do xe bị trộm cắp trong hợp đồng bảo hiểm.  

Trong trường hợp này, anh Tuấn nên yêu cầu cơ quan bảo hiểm bồi thường cho mình đối với trường hợp xe bị trộm cắp toàn bộ (điều khoản bồi thường trong HĐBH) chứ không nên yêu cầu bồi thường giá trị xe hư hỏng do hành vi gây tai nạn của tên trộm gây ra. Bởi lẽ:

- Nghĩa vụ bồi thường của cơ quan bảo hiểm được phát sinh kể từ thời điểm xe bị trộm cắp toàn bộ (sự kiện pháp lý phát sinh, tội phạm đã hoàn thành);

- Việc gây tai nạn phát sinh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của người khác, thiệt hại về tài sản cho bên thứ 3 là trách nhiệm của người thực hiện hành vi phạm tội, không phải trách nhiệm của anh Tuấn.

- Việc xe ô tô của anh Tuấn bị mất cắp và gây tai nạn nằm ngoài tầm kiểm soát và không phải lỗi của anh Tuấn.

Tuy nhiên, bảo hiểm chỉ có trách nhiệm bồi thường cho anh Tuấn theo mức tiền ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm đã ghi, mức bồi thường sẽ không vượt quá giá trị chiếc xe trên thị trường tại thời điểm trộm cắp.

Việc cơ quan bảo hiểm từ chối bồi thường cho anh Tuấn với lý do “tên trộm không có bằng lái” là áp dụng chưa đúng pháp luật và điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm (nếu có), vì ở đây, giữa anh Tuấn và người thực hiện hành vi trộm cắp xe không tồn tại quan hệ pháp luật dân sự với nhau.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đập phá, tạt sơn xe ô tô vì đỗ trước cửa nhà: Coi chừng lĩnh án 20 năm tù
Đập phá, tạt sơn xe ô tô vì đỗ trước cửa nhà: Coi chừng lĩnh án 20 năm tù

VOV.VN - Hành vi tạt sơn, cào xước, đập phá,... xe của người khác khi đỗ trước cửa nhà mình có mức phạt tù lên đến 20 năm.

Đập phá, tạt sơn xe ô tô vì đỗ trước cửa nhà: Coi chừng lĩnh án 20 năm tù

Đập phá, tạt sơn xe ô tô vì đỗ trước cửa nhà: Coi chừng lĩnh án 20 năm tù

VOV.VN - Hành vi tạt sơn, cào xước, đập phá,... xe của người khác khi đỗ trước cửa nhà mình có mức phạt tù lên đến 20 năm.

Rao bán nhà ở xã hội sai đối tượng bị xử phạt ra sao?
Rao bán nhà ở xã hội sai đối tượng bị xử phạt ra sao?

VOV.VN - Đối tượng trung gian lợi dụng chính sách nhà ở xã hội để mua bán trục lợi, rao bán nhà ở xã hội sai đối tượng, chưa đủ điều kiện sẽ bị xử lý thế nào?

Rao bán nhà ở xã hội sai đối tượng bị xử phạt ra sao?

Rao bán nhà ở xã hội sai đối tượng bị xử phạt ra sao?

VOV.VN - Đối tượng trung gian lợi dụng chính sách nhà ở xã hội để mua bán trục lợi, rao bán nhà ở xã hội sai đối tượng, chưa đủ điều kiện sẽ bị xử lý thế nào?

Hủy hoại tài sản chung của 2 vợ chồng có phải là hành vi vi phạm pháp luật?
Hủy hoại tài sản chung của 2 vợ chồng có phải là hành vi vi phạm pháp luật?

VOV.VN - Hành vi hủy hoại tài sản là gì? Những đối tượng có hành vi hủy hoạt tài sản sẽ phải chịu trách nhiệm gì trước pháp luật?

Hủy hoại tài sản chung của 2 vợ chồng có phải là hành vi vi phạm pháp luật?

Hủy hoại tài sản chung của 2 vợ chồng có phải là hành vi vi phạm pháp luật?

VOV.VN - Hành vi hủy hoại tài sản là gì? Những đối tượng có hành vi hủy hoạt tài sản sẽ phải chịu trách nhiệm gì trước pháp luật?

Muôn kiểu tranh chấp chung cư, cách nào hóa giải?
Muôn kiểu tranh chấp chung cư, cách nào hóa giải?

VOV.VN - Tranh chấp chung cư gay gắt nhất là xung quanh phần diện tích, tiện ích sở hữu chung, sở hữu riêng như tầng hầm và chỗ để xe, phòng sinh hoạt cộng đồng, phòng tập thể thao, các diện tích kinh doanh, cho thuê, mức phí dịch vụ, tiền quỹ bảo trì 2%...

Muôn kiểu tranh chấp chung cư, cách nào hóa giải?

Muôn kiểu tranh chấp chung cư, cách nào hóa giải?

VOV.VN - Tranh chấp chung cư gay gắt nhất là xung quanh phần diện tích, tiện ích sở hữu chung, sở hữu riêng như tầng hầm và chỗ để xe, phòng sinh hoạt cộng đồng, phòng tập thể thao, các diện tích kinh doanh, cho thuê, mức phí dịch vụ, tiền quỹ bảo trì 2%...