Thượng nghị sỹ John McCain: Việt - Mỹ là bạn bè

VOV.VN -Thượng nghị sỹ John McCain nói về quan hệ Việt - Mỹ sau 20 năm bình thường hóa quan hệ kinh tế, thương mại.

Việt Nam và Mỹ đang kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ thương mại song phương (3/2/1994 - 3/2/2014). Nhân dịp này, phóng viên VOV tại Mỹ đã có cuộc trò chuyện với Thượng nghị sỹ John McCain, một trong những chính khách có ảnh hưởng lớn nhất tại Quốc hội Mỹ hiện nay và cũng là một trong những người đi đầu trong nỗ lực dỡ bỏ cấm vận thương mại đối với Việt Nam.

Thượng nghị sỹ John McCain

PV: Thưa Thượng nghị sỹ John McCain, vào đầu những năm 1990, nhiều nghị sỹ Mỹ, nhất là những người thuộc đảng Cộng hòa đã phản đối dỡ bỏ cấm vận đối với Việt Nam. Nhưng vì sao ông, mặc dù là thành viên đảng Cộng hòa và thậm chí đã từng tham chiến tại Việt Nam, lại ủng hộ mạnh mẽ việc bình thường hóa quan hệ thương mại với Việt Nam?

Thượng nghị sỹ John McCain: Hồi chiến tranh, tôi bị bắn rơi và nhảy dù xuống khu vực hồ Trúc Bạch tại Hà Nội. Hàn gắn vết thương chiến tranh là điều quan trọng đối với tôi cũng như nhiều cựu binh Mỹ khác từng tham chiến tại Việt Nam.

Việc bình thường hóa quan hệ giữa 2 nước đã trợ giúp rất nhiều cựu chiến binh Mỹ. Chỉ trong vòng 10 năm kể từ thời điểm bình thường hóa, quan hệ Việt - Mỹ đã phát triển ngày một mạnh mẽ, mang lại lợi ích cho cả 2 nước.

PV: 20 năm đã qua, ông có bao giờ băn khoăn hay hối tiếc về quyết định của mình khi đó?

Thượng nghị sỹ John McCain: Tôi chưa bao giờ hối tiếc cả. Dỡ bỏ cấm vận đối với Việt Nam mang lại rất nhiều lợi ích. Kinh tế Việt Nam đã phát triển đáng kể so với 10 năm trước, thương mại cũng tăng trưởng mạnh. Cách đây 15 năm, Việt Nam chưa có ngành sản xuất cà phê, nhưng giờ đã trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới. Các ngành chế tạo, du lịch cũng phát triển nhanh chóng.

Cách đây vài năm, tôi đưa gia đình trở lại Việt Nam và thực hiện chuyến du lịch xuyên Việt. Cũng như tôi, rất nhiều cựu chiến binh Mỹ đã quay trở lại đây. Tôi luôn nghĩ rằng tham quan vịnh Hạ Long là một trải nghiệm thú vị đối với bất kỳ ai.

Thượng nghị sỹ John McCain trò chuyện với phóng viên VOV tại Mỹ

Thực tế thì giờ chúng ta là bạn bè. Ở châu Á, mâu thuẫn dai dẳng vẫn tồn tại giữa một vài quốc gia và tôi hy vọng rằng quan hệ giữa các nước này, chẳng hạn như giữa Hàn Quốc và Nhật Bản, sẽ được cải thiện qua việc sử dụng quan hệ Việt - Mỹ làm hình mẫu.

PV: Việt Nam và Mỹ đã tuyên bố xác lập quan hệ đối tác toàn diện. Theo ông thì quan hệ song phương sẽ tiến triển như thế nào dựa trên mô hình hợp tác này?    

Thượng nghị sỹ John McCain: Quan hệ Việt - Mỹ sẽ tiếp tục phát triển, thương mại song phương sẽ tiếp tục tăng trưởng. Về du lịch, nhiều khu nghỉ dưỡng đã được xây dựng, thu hút rất nhiều du khách Mỹ. Thành phố Hồ Chí Minh hay Đà Nẵng đã trở thành những thành phố hiện đại tại châu Á. Một trong những điểm đáng chú ý nhất là khoảng 16.000 du học sinh Việt Nam hiện đang học tập tại Mỹ, một con số rất ấn tượng.

Về quân sự, tôi hy vọng các hoạt động hợp tác giữa 2 nước sẽ được tăng cường, chẳng hạn như cứu trợ thiên tai, sơ tán, tìm kiếm và cứu hộ trên biển. Có rất nhiều lĩnh vực mà quân đội 2 bên có thể đẩy mạnh hợp tác.

PV: Xin cảm ơn ông!./.                          

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quan hệ Việt Mỹ phát triển phục vụ lợi ích nhân dân 2 nước
Quan hệ Việt Mỹ phát triển phục vụ lợi ích nhân dân 2 nước

“Quan hệ Việt – Mỹ đang phát triển đến đâu và hai nước sẽ làm gì trong trong thời gian tới” là chủ đề của cuộc Hội thảo lần này.

Quan hệ Việt Mỹ phát triển phục vụ lợi ích nhân dân 2 nước

Quan hệ Việt Mỹ phát triển phục vụ lợi ích nhân dân 2 nước

“Quan hệ Việt – Mỹ đang phát triển đến đâu và hai nước sẽ làm gì trong trong thời gian tới” là chủ đề của cuộc Hội thảo lần này.

Công ty Việt Mỹ hỗ trợ chi phí điều trị
Công ty Việt Mỹ hỗ trợ chi phí điều trị

Đồng thời công ty cũng gửi hồ sơ, kết quả kiểm nghiệm cho nhà sản xuất ở Ấn Độ để yêu cầu có trách nhiệm bồi thường cho người bệnh.

Công ty Việt Mỹ hỗ trợ chi phí điều trị

Công ty Việt Mỹ hỗ trợ chi phí điều trị

Đồng thời công ty cũng gửi hồ sơ, kết quả kiểm nghiệm cho nhà sản xuất ở Ấn Độ để yêu cầu có trách nhiệm bồi thường cho người bệnh.