Tọa đàm chương “Chính quyền địa phương” trong Hiến pháp

VOV.VN -Đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về phân chia đơn vị hành chính

Sáng nay (30/7), tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức tọa đàm lấy ý kiến của các Bộ, ngành có liên quan về dự thảo đề xuất của Chính phủ về chương “Chính quyền địa phương” trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. 

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã tập trung phân tích, đánh giá các quy định trong Hiến pháp hiện hành về chính quyền địa phương, đồng thời đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về phân chia đơn vị hành chính; mô hình tổ chức chính quyền địa phương; chức năng, nhiệm vụ và nguyên tắc hoạt động của chính quyền địa phương; về vị trí, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chính quyền địa phương, cụ thể là HĐND và UBND.

Qua thảo luận, nhiều ý kiến cho rằng, mô hình tổ chức HĐND và UBND theo Hiến pháp năm 1992 và Luật tổ chức HĐND, UBND đã nảy sinh nhiều bất cập trong thực tế. Cơ cấu và nhân sự của các cơ quan chuyên môn tại các địa bàn hầu như được đồng nhất trong khi yêu cầu quản lý nhà nước lại khác nhau. Thiếu sự phân định rõ ràng trong quản lý hành chính nhà nước ở địa bàn nông thôn và đô thị… Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã triển khai thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường, đã sơ kết, tổng kết bước 1, bước 2.  Qua tổng kết, nhìn chung hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương được ổn định, hiệu lực, hiệu quả quản lý được duy trì, quyền đại diện của người dân được đảm bảo. Bà Hoàng Thị Ngân, Vụ tổ chức hành chính nhà nước và công vụ-Văn phòng Chính phủ cho rằng việc tổng kết thí điểm và đưa ra các phương án đề xuất sửa đổi, bổ sung phải có sự gắn kết chặt chẽ với nhau.

Bà Hoàng Thị Ngân nêu ý kiến: Trong báo cáo thí điểm đưa ra 2 phương án là nơi không tổ chức HĐND quận, huyện, phường thì nơi đó là 1 cấp ngân sách. Nhưng theo tinh thần chúng ta xây dựng ở đây thì tôi thấy rằng nó không phải như vậy. Tức là nơi nào có cả HĐND và UBND thì nơi nó mới là 1 cấp ngân sách. Cá nhân tôi, tôi thấy nhất trí với mô hình lưỡng cấp chính quyền và tam cấp quản lý. Cái lợi của nó là nó không tạo ra sự thay đổi quá đột ngột đồng thời có cơ sở thực tiễn của việc thí điểm từ tháng 4 năm 2009 đến nay.

Nhiều ý kiến nhấn mạnh, Hiến pháp cần tạo nền tảng pháp lý về vị trí, chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương trong hệ thống hành chính quốc gia thống nhất, đồng thời cần quy định nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương./.


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quốc hội tiếp tục thảo luận Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992
Quốc hội tiếp tục thảo luận Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992

(VOV) - Chương trình được Đài TNVN phát thanh trực tiếp trên VOV1.

Quốc hội tiếp tục thảo luận Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992

Quốc hội tiếp tục thảo luận Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992

(VOV) - Chương trình được Đài TNVN phát thanh trực tiếp trên VOV1.

Góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992: Việc làm thiết thực
Góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992: Việc làm thiết thực

(VOV) -Qua thống kê, có tới hàng chục triệu lượt ý kiến đóng góp của tầng lớp nhân dân cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992: Việc làm thiết thực

Góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992: Việc làm thiết thực

(VOV) -Qua thống kê, có tới hàng chục triệu lượt ý kiến đóng góp của tầng lớp nhân dân cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Quốc hội thảo luận về sửa đổi Hiến pháp 1992
Quốc hội thảo luận về sửa đổi Hiến pháp 1992

(VOV) -Đài Tiếng nói Việt Nam đang tường thuật trực tiếp phiên thảo luận tại hội trường về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Quốc hội thảo luận về sửa đổi Hiến pháp 1992

Quốc hội thảo luận về sửa đổi Hiến pháp 1992

(VOV) -Đài Tiếng nói Việt Nam đang tường thuật trực tiếp phiên thảo luận tại hội trường về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992