TP Thủ Đức: Dân số bằng một tỉnh nhưng bộ máy tương đương một huyện

VOV.VN - Theo ông Nguyễn Thiện Nhân, quản lý một địa phương mà dân số bằng một tỉnh nhưng bộ máy tương đương một huyện thì chắc chắn là quá tải.

TP Thủ Đức (TP.HCM) được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 quận: 2, 9 và Thủ Đức. Sau khi sáp nhập, TP Thủ Đức có 34 phường, trong đó có 2 phường mới là Thủ Thiêm (sáp nhập từ phường Thủ Thiêm và Bình Khánh) và An Khánh (sáp nhập từ phường Bình An và An Khánh).

Sau gần 1 năm hoạt động, TP Thủ Đức (TP.HCM) đạt được một số kết quả tích cực như hoàn thiện bộ máy hành chính từ thành phố đến các phường, thu ngân sách vượt dự toán năm 2021, thực hiện có hiệu quả phòng chống dịch, đảm bảo an sinh xã hội…Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ tinh gọn nên giảm, cộng thêm khối lượng công việc lớn khiến lực lượng cán bộ thành phố này đang quá tải, chịu không ít áp lực và nhiều người đã xin nghỉ việc.

Công việc tăng gấp đôi nhưng lượng cán bộ lại giảm 

TP Thủ Đức được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 quận: 2, 9 và Thủ Đức. Sau khi sáp nhập, TP Thủ Đức có 34 phường, trong đó có 2 phường mới là Thủ Thiêm (sáp nhập từ phường Thủ Thiêm và Bình Khánh) và An Khánh (sáp nhập từ phường Bình An và An Khánh).

Theo lãnh đạo UBND TP Thủ Đức, việc sắp xếp các đơn vị hành chính đã góp phần làm tinh gọn bộ máy, đảm bảo quy mô quản lý phù hợp. Nhưng qua thực tế hoạt động gần một năm cũng đã xuất hiện nhiều bất cập, nhất là về công tác cán bộ.

Theo ông Nguyễn Văn Kiên, Chủ tịch UBND phường Thủ Thiêm, dân số của phường chưa nhiều với hơn 800 hộ, hơn 2.600 nhân khẩu nên sau sắp xếp không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của người dân. Nhưng một số cán bộ phải chuyển sang không chuyên trách nên cũng tâm tư, ảnh hưởng tâm lý. Ngoài ra, tổ chức bộ máy ở cơ sở thiếu, ban điều hành khu phố không có trụ sở và nhân sự để hoạt động, các đoàn thể, mặt trận trong khu dân cư chưa có… ảnh hưởng đến hoạt động chung.

Trong khi đó, Chủ tịch UBND phường An Khánh Hồ Hải Phong cho biết, phường thành lập trên cơ sở sáp nhập 2 phường Bình An và An Khánh. Sau sáp nhập, từ 59 người gồm cán bộ, công chức, bán chuyên trách…đến nay sắp xếp còn 35 người. Công việc tăng gấp đôi đòi hỏi cường độ làm việc cao nhưng lượng người giảm, chế độ cho lực lượng bán chuyên trách thấp nên cán bộ khó có thể an tâm công tác.

Chủ tịch UBND TP Thủ Đức Hoàng Tùng nhìn nhận, qua thực tiễn một năm, việc tinh giản cán bộ cần phải xem lại bởi hiện sau sáp nhập, UBND TP Thủ Đức có 585 người, theo lộ trình phải giảm xuống còn 459 người thì “không biết làm sao”. Theo dự báo tới đây, dân số TP Thủ Đức từ 1,2 triệu sẽ lên 1,5 người nên khối lượng công việc lại càng tăng. Trong khi đó, yêu cầu giải quyết hồ sơ, công việc của người dân cần phải đúng hạn mới đảm bảo được ý nghĩa của việc sáp nhập. Ngoài ra, khi thực hiện phân cấp, uỷ quyền thì có giao thêm việc, trong đó có nhiều việc chưa từng làm nên trước mắt cần duy trì khối lượng công chức, viên chức để đảm bảo công việc.

Bên cạnh xin cơ chế cần tận dụng công nghệ để giảm tải công việc

Theo nguyên Bí thư Thành uỷ TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân, TP Thủ Đức có số dân 1,2 triệu người, tương tương với một tỉnh nhưng có năng suất lao động cao gấp 3 lần trung bình cả nước. Tuy nhiên, bộ máy của TP Thủ Đức chỉ tương đương cấp huyện thì chắc chắn không thể phát huy hết khả năng. Do đó, TP Thủ Đức không đòi số lượng biên chế nhiều hơn, thu nhập cao hơn một cách phi lí mà tạo điều kiện cho bộ máy phát huy năng lực kinh tế của một địa phương có năng suất cao gấp 3 cả nước.

"Có nhập lại thì tiềm năng của 3 quận rời rạc mới tạo nên một sức mạnh tổng hợp với một quy hoạch tổng hợp, tạo sự tương tác của 3 đơn vị cũ và tạo nên sức mạnh chung. Lợi thế này đi kèm với việc quản lý dân tốt. Muốn vậy, bộ máy quản lý phải tương xứng nhưng chúng tôi thấy không tương xứng nên rất vất vả. Quản lý một địa phương mà dân số bằng một tỉnh nhưng bộ máy tương đương một huyện thì chắc chắn không làm tốt, quá tải là chắc"- Nguyên Bí thư Thành uỷ TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân nói

Muốn TP Thủ Đức phát triển đột phá, ông Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, phải có 3 yêu cầu. Đó là TP phải tự chủ, phát huy các nguồn lực có sẵn; phải có trình độ nhân lực bình quân cao nhất TP; phải có đột phá về hạ tầng đô thị, hạ tầng 4.0.…

Đồng quan điểm, nhiều chuyên gia nhận định, thực tế TP Thủ Đức không thiếu tiền nhưng cần cơ chế để “thoát khỏi một cái áo chật chội”; bởi khi thành lập, TP Thủ Đức được xác định là một đơn vị quy mô tương đương cấp huyện nên đây là rào cản lớn. Trong lúc chờ các thay đổi về mặt cơ chế, TP Thủ Đức cần phải tận dụng sức mạnh của công nghệ thông tin, tập trung nâng cấp dữ liệu, số hoá để làm sao tận dụng hết khả năng của Trung tâm điều hành thông minh (IOC) TP Thủ Đức. Qua đó có thể giải bài toán giảm biên chế nhưng tăng khối lượng công việc.

Ông Nguyễn Minh Nhựt, Phó Trưởng ban Ban Văn hoá - Xã hội HĐND TP.HCM gợi ý có thể liên thông dữ liệu 34 phường trên địa bàn để làm sao tiện nhất cho người dân: "Đến phường này có thể xử lý hồ sơ hành chính phường khác. Điều này có nghĩa là số hoá dữ liệu để 34 phường này có dữ liệu liên thông nhau và đi đến mục tiêu là khi giảm số lượng đơn vị hành chính không ảnh hưởng gì đến việc điều hành bộ máy. Đó mới là mục tiêu và áp lực về số lượng con người chúng ta không cần thiết phải đề cập đến nữa bởi lúc đó chúng ta đã áp dụng đúng bản chất của nó là một thành phố thông minh, ứng dụng sáng tạo, tương tác cao".

Theo UBND TP Thủ Đức, dù bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh COVID-19, nhưng sau gần một năm thành lập, TP Thủ Đức đã đạt và vượt 25/36 chỉ tiêu Nghị quyết Thành ủy TP Thủ Đức đề ra. Bộ máy chính quyền từng bước hoạt động ổn định; tập trung giải quyết các vấn đề tồn đọng của ba quận trước đây như tại Khu Công nghệ cao, Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Dự kiến tổng thu ngân sách đạt 8.600 tỷ đồng (đạt 103%), công tác cải cách hành chính có nhiều chuyển biến, nâng cao sự hài lòng của người dân, tỷ lệ giải quyết hồ sơ tại UBND TP Thủ Đức đạt 99,3%, đúng hạn 97,5%...

Rõ ràng, tuy có những kết quả rất tích cực bước đầu nhưng để TP Thủ Đức có thể trở thành một cực tăng trưởng mới của TP.HCM và cả nước, trung tâm phía Đông của TP.HCM về kinh tế, khoa học kỹ thuật và công nghệ, văn hóa, giáo dục đào tạo, TP Thủ Đức rất cần có những “đột phá” về cơ chế hơn nữa để có thể phát huy hết nguồn lực và phát triển đúng kỳ vọng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cử tri TP Thủ Đức gửi gắm kỳ vọng mô hình thành phố mới sẽ phát triển đột phá
Cử tri TP Thủ Đức gửi gắm kỳ vọng mô hình thành phố mới sẽ phát triển đột phá

VOV.VN - Thành phố Thủ Đức được thành lập trên cơ sở mô hình chính quyền đô thị, do đó tại thành phố này người dân chỉ bầu một cấp HĐND, không tổ chức HĐND cấp quận, phường.

Cử tri TP Thủ Đức gửi gắm kỳ vọng mô hình thành phố mới sẽ phát triển đột phá

Cử tri TP Thủ Đức gửi gắm kỳ vọng mô hình thành phố mới sẽ phát triển đột phá

VOV.VN - Thành phố Thủ Đức được thành lập trên cơ sở mô hình chính quyền đô thị, do đó tại thành phố này người dân chỉ bầu một cấp HĐND, không tổ chức HĐND cấp quận, phường.

Thành phố Thủ Đức dự kiến có hơn 900.000 cử tri đi bầu cử
Thành phố Thủ Đức dự kiến có hơn 900.000 cử tri đi bầu cử

VOV.VN - Sáng 2/3, Ủy ban bầu cử TPHCM tổ chức họp phiên thứ 3 để nghe báo cáo tiến độ thực hiện công tác chuẩn bị tổ chức bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Thành phố Thủ Đức dự kiến có hơn 900.000 cử tri đi bầu cử

Thành phố Thủ Đức dự kiến có hơn 900.000 cử tri đi bầu cử

VOV.VN - Sáng 2/3, Ủy ban bầu cử TPHCM tổ chức họp phiên thứ 3 để nghe báo cáo tiến độ thực hiện công tác chuẩn bị tổ chức bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Thành phố Thủ Đức- Kỳ vọng đột phá
Thành phố Thủ Đức- Kỳ vọng đột phá

VOV.VN - Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, chuyên gia về quy hoạch, cho rằng: Thành lập thành phố Thủ Đức là một lời giải cho những bài toán về đô thị mà TP.HCM hiện đang gặp phải như kẹt xe, ngập nước...

Thành phố Thủ Đức- Kỳ vọng đột phá

Thành phố Thủ Đức- Kỳ vọng đột phá

VOV.VN - Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, chuyên gia về quy hoạch, cho rằng: Thành lập thành phố Thủ Đức là một lời giải cho những bài toán về đô thị mà TP.HCM hiện đang gặp phải như kẹt xe, ngập nước...