TPHCM: Đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc vắng mặt tại buổi tiếp xúc cử tri

VOV.VN - Cử tri cho rằng, trường hợp đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc cũng cần phải báo cáo lại cho cử tri biết.

Sáng nay (11/10), Tổ đại biểu Quốc hội đơn vị số 4 của TPHCM tiếp xúc cử tri các quận: 5,10 và 11 trước kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá 14. Đại biểu Quốc hội có hai quốc tịch, ông Phạm Phú Quốc có đơn xin vắng mặt.

Vấn đề được cử tri quan tâm tại buổi tiếp xúc là công tác phòng chống tham nhũng. Cử tri dẫn một số vi phạm của cán bộ trong công tác quản lý đất đai, làm không đúng quy định về quản lý kinh tế, sai phạm trong quản lý đất công…. Điển hình như trường hợp ông Tất Thành Cang đã bị Trung ương kỷ luật, cách hết chức vụ, nhưng vẫn không bị xử lý, thì khó mà đẩy lùi được tham nhũng. Trường hợp, đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc cũng cần phải báo cáo lại cho cử tri biết.

Theo cử tri Đặng Văn Rành, thời gian qua, nhiều vụ án tham nhũng đã được xét xử nhưng vẫn chưa làm rõ bản chất. Phải chăng nguyên nhân do luật sơ hở hay năng lực của ngành tư pháp (?!). Cử tri Rành cũng cho rằng, cần phải có những bài học rút ra từ những vụ án tham nhũng như vụ án AVG gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng. Sau trường hợp của Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn trước khi bị điều tra, truy tố, đại biểu Đặng Văn Rành đặt vấn đề về việc tại sao để những trường hợp đó tái diễn, điển hình như trường hợp bà Hồ Thị Kim Thoa – nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương. Trong sai phạm đất đai ở TPHCM đã có 3 vị Phó Chủ tịch UBND liên quan, vậy trách nhiệm của người đứng đầu như thế nào?.

Đề xuất việc giải quyết đơn tố cáo tham nhũng, cử tri Đặng Văn Rành đề nghị: "Đơn tố cáo tham nhũng rất ít, đề nghị dự thảo thanh tra về đơn tố cáo thì cần có biên bản đối thoại, có người tố giác tham gia và đề nghị các ngành thanh tra, mặt trận cùng cấp tham dự".

Tình trạng “trên nóng dưới lạnh” cũng được nêu ra tại buổi tiếp xúc cử tri. Theo cử tri Nguyễn Lâm Sanh, thời gian qua Đảng, Nhà nước nỗ lực đẩy mạnh cải cách hành chính, có những chỉ đạo sát với đời sống dân sinh; chỉ đạo việc lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người dân. Thế nhưng một bộ phận cán bộ cấp dưới không bám sát. Cụ thể là nhiều ý kiến của người dân không được chính quyền cấp dưới trả lời, hoặc trả lời mang tính chiếu lệ. Dẫn kiến nghị về việc quy hoạch bến xe, nhưng đã hàng chục năm nay, có những cử tri lần đầu nêu ý kiến mới 50 tuổi, nay đã 70 tuổi nhưng ý kiến vẫn không thành hiện thực. Cử tri cho rằng, nguyên nhân do cách vận dụng quy định chưa hợp lý; có sự chồng chéo trong quản lý giữa ngành giao thông và địa phương.

Bên cạnh đó, cử tri cũng nêu lên những vấn đề nóng về giao thông phát triển không theo kịp sự phát triển của xã hội; vi phạm trật tự xây dựng xảy ra nhiều nơi, các dự án bất động sản thì nở rộ, trong khi đất dành cho công viên, đất công cộng bị thu hẹp; việc thay căn cước cũ bằng căn cước công dân có gắn chíp sẽ gây tốn kém, phiền hà; vấn đề giáo dục.v.v…

Trả lời ý kiến của cử tri, đại biểu Quốc hội Lê Minh Trí – Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cho biết, các kiến nghị của cử tri rất cụ thể, chi tiết; đó là những vấn đề lớn của đất nước. Hiện nay công tác chống tham nhũng chúng ta đang làm tốt; việc chống tham nhũng là vì sự phát triển của đất nước. Theo đại biểu Lê Minh Trí, chúng ta chống tham nhũng nhưng không được vi phạm quyền con người. Nhiều trường hợp nghi ngờ nhưng không thể “đụng” vào tài sản của họ, bởi nếu không chúng ta sẽ trở thành tội phạm mới. Với các ý kiến cụ thể về công tác phòng chống tham nhũng, đại biểu Quốc hội Lê Minh Trí cho hay, sẽ tiếp thu, nhưng phải dựa vào quy định, quy trình của pháp luật.

Đại biểu Lê Minh Trí cũng trả lời một số băn khoăn của cử tri về vấn đề giao thông, giáo dục. Đại biểu Quốc hội cho biết, các vấn đề sẽ được gửi gắm đến bộ ngành liên quan tại kỳ họp Quốc hội sắp tới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cử tri đề nghị chính quyền TPHCM cầu thị trong giải quyết vấn đề Thủ Thiêm 
Cử tri đề nghị chính quyền TPHCM cầu thị trong giải quyết vấn đề Thủ Thiêm 

VOV.VN - Sáng nay (7/10), Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM (đơn vị số 7) tiếp xúc cử tri quận 2. Vấn đề Thủ Thiêm và việc sáp nhập ba quận Thủ Đức, Quận 2, Quận 9 là những vấn đề cử tri có nhiều ý kiến.

Cử tri đề nghị chính quyền TPHCM cầu thị trong giải quyết vấn đề Thủ Thiêm 

Cử tri đề nghị chính quyền TPHCM cầu thị trong giải quyết vấn đề Thủ Thiêm 

VOV.VN - Sáng nay (7/10), Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM (đơn vị số 7) tiếp xúc cử tri quận 2. Vấn đề Thủ Thiêm và việc sáp nhập ba quận Thủ Đức, Quận 2, Quận 9 là những vấn đề cử tri có nhiều ý kiến.

Cử tri kiến nghị làm rõ việc thành lập Thành phố Thủ Đức
Cử tri kiến nghị làm rõ việc thành lập Thành phố Thủ Đức

VOV.VN - Cử tri đặt vấn đề việc sáp nhập các quận thành TP Thủ Đức tạo ra ưu thế gì về thu hút đầu tư cũng như sự phát triển, nếu không việc sáp nhập đó cũng chỉ là “bình mới rượu cũ”.

Cử tri kiến nghị làm rõ việc thành lập Thành phố Thủ Đức

Cử tri kiến nghị làm rõ việc thành lập Thành phố Thủ Đức

VOV.VN - Cử tri đặt vấn đề việc sáp nhập các quận thành TP Thủ Đức tạo ra ưu thế gì về thu hút đầu tư cũng như sự phát triển, nếu không việc sáp nhập đó cũng chỉ là “bình mới rượu cũ”.

Cử tri các quận 2, 9, Thủ Đức bỏ phiếu thành lập TP Thủ Đức
Cử tri các quận 2, 9, Thủ Đức bỏ phiếu thành lập TP Thủ Đức

VOV.VN - Ngày 3/10, tại TP.HCM, các quận 2, 9, Thủ Đức đã tổ chức lấy ý kiến của cử tri đối với đề án, phương án về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn thành phố, giai đoạn 2019-2021.

Cử tri các quận 2, 9, Thủ Đức bỏ phiếu thành lập TP Thủ Đức

Cử tri các quận 2, 9, Thủ Đức bỏ phiếu thành lập TP Thủ Đức

VOV.VN - Ngày 3/10, tại TP.HCM, các quận 2, 9, Thủ Đức đã tổ chức lấy ý kiến của cử tri đối với đề án, phương án về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn thành phố, giai đoạn 2019-2021.