Trọng dụng người tài ngoài Đảng: Tạo cảm hứng cho cuộc sống

"Câu chuyện của anh Quang đã mang đến cho những người không làm việc trong bộ máy nhà nước, ít nhiều cảm hứng"

Sự kiện TS Lê Nguyễn Minh Quang - Tổng giám đốc Công ty Bachy Soletanche Việt Nam, một người không phải là đảng viên và cũng chưa là công chức - được UBND TP.HCM tuyển dụng và bổ nhiệm giữ chức trưởng Ban quản lý đường sắt đô thị TP hôm 27/6 đã tạo ra cảm hứng cho nhiều người. 

* Ông Nguyễn Túc (Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về văn hóa xã hội của MTTQ VN): Không phải là chuyện mới

Ông Nguyễn Túc
Tôi rất mừng khi lãnh đạo TP.HCM đề bạt, bổ nhiệm một người ngoài Đảng là anh Lê Nguyễn Minh Quang có trình độ, có tâm huyết vào vị trí lãnh đạo cấp sở trong bộ máy chính quyền.

Chúng ta cần phải có nhận thức chung rằng dù là trong Đảng hay ngoài Đảng thì mọi công dân Việt Nam đều có quyền yêu nước và đều có quyền tham gia xây dựng đất nước, trong đó có quyền được bầu chọn, bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo.

Nước ta có khoảng 90 triệu dân, trong đó có khoảng 4 triệu đảng viên (một nửa trong số này là cán bộ, công chức đã về hưu). Đảng ta là Đảng trong lòng dân tộc, làm nòng cốt cho hệ thống chính trị, chứ không phải là Đảng đứng trên hay đứng ngoài dân tộc.

Chúng ta cần phải thẳng thắn thừa nhận rằng không phải mọi nhân tài đều vào Đảng. Tôi biết có những trí thức học hành bài bản, có tài năng, đức độ, có lòng yêu nước, nhưng người ta không muốn tham gia tổ chức chính trị vì không muốn bị ràng buộc bởi nội quy của tổ chức đó, hoặc là vì những lý do khác.

Năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rằng vận động, thuyết phục những người có tài ở ngoài Đảng đảm nhận trọng trách, phục vụ đất nước thì còn có lợi hơn là đảng viên, bởi sẽ giúp chúng ta củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Dân tộc thì không của riêng đảng phái nào, tầng lớp nào, vì vậy những người tài năng, đức độ, hết lòng vì nước vì dân phải được trọng dụng.

Trưởng ban thường trực Quốc hội đầu tiên là cụ Nguyễn Văn Tố, kế đến là cụ Bùi Bằng Đoàn, đều không phải là đảng viên cộng sản. Ở Sài Gòn lúc ấy, đứng đầu bộ máy hành chính là GS Trần Văn Giàu, một đảng viên cộng sản.

Nhưng Đảng ta thấy rằng để một đồng chí xứ ủy giữ trọng trách đứng đầu chính quyền trong bối cảnh đất nước vừa giành được chính quyền thì không có lợi, vì vậy đã ra sức vận động luật sư Phạm Văn Bạch - một trí thức học ở nước ngoài về - giữ chức chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính Nam bộ. Sau này ông Phạm Văn Bạch giữ chức chánh án TAND tối cao suốt 21 năm.

Tôi rất tâm đắc với tư tưởng của Bác Hồ là đất nước cần phải sử dụng người tài đức, không phân biệt người tài đức ấy thuộc tầng lớp, giai cấp, xuất thân như thế nào. Cho nên việc TP.HCM bổ nhiệm một người ngoài Đảng không phải là việc làm mới, mà là trở lại với tư tưởng của Bác Hồ mà thôi.

Ông Phan Minh Tánh (nguyên ủy viên BCH Trung ương Đảng, nguyên trưởng Ban Dân vận trung ương): Dụng người tài đừng định kiến về quan điểm

Ông Phan Minh Tánh
Chuyện TP.HCM bổ nhiệm người ngoài Đảng vào vị trí quản lý vừa rồi là rất tốt, rất đáng hoan nghênh và phát huy. Nếu như đây là lần đầu tiên thì phải nói là hơi muộn, đáng ra phải làm từ rất lâu rồi.

Đã từng làm công tác tổ chức, tôi rất thấm thía chuyện sử dụng nhân tài, phát huy khả năng của một con người lại phụ thuộc vào những quan điểm, định kiến lúc thì lạc hậu, lúc lại hẹp hòi. Có những trường hợp chúng tôi muốn đề cử, bổ nhiệm thì vướng cơ cấu, vướng lý lịch, vướng đảng tịch...

Đề xuất mấy lần không được, cơ hội để người ấy phát huy hết khả năng của mình mất đi, cơ hội của tổ chức có một người giỏi, tốt, có khát vọng cống hiến cũng mất đi. Thiệt thòi cho cả hai phía, tiếc lắm. Bộ máy chính quyền phải là chỗ của những người có năng lực, tâm huyết. Thêm được một người là chúng ta có thêm niềm tin, thêm sức bật để phát triển.

Con người là vốn quý nhất. Con người làm nên lịch sử, làm nên sự nghiệp. Đừng quên khi Chính phủ của chúng ta thành lập năm 1945, có hơn nửa Quốc hội là người ngoài Đảng, nhiều lãnh đạo Chính phủ, bộ trưởng cũng là người ngoài Đảng.

Sau này, do hoàn cảnh và đòi hỏi của chiến tranh, chữ “dân chủ” không phát huy được đầy đủ ý nghĩa nữa. Giờ là hòa bình, là lúc bước lên xa lộ phát triển, cần phải quay lại với những quan điểm đúng đắn để thu hút người tài. Tôi biết sửa quan điểm là việc rất khó nhưng không phải không làm được. Mong có thêm nhiều nhà quản lý, lãnh đạo có tâm - tài, được người dân công nhận và tin tưởng như TS Quang.

* TS Lê Minh Phiếu (giám đốc Công ty luật LMP): Cảm hứng cho cuộc sống

Ông Lê Minh Phiếu
Điều đầu tiên mà tôi nghĩ tới khi nghe câu chuyện của anh Lê Nguyễn Minh Quang là mong sao đây sẽ không phải là một câu chuyện hiếm hoi hay một trường hợp cá biệt. Tôi mong anh Quang sẽ thành công để có thêm sự khích lệ cho những người trẻ đang đứng ngoài Đảng và cả khích lệ cho những người làm công tác nhân sự trong bộ máy nhà nước.

Việc bổ nhiệm những người ngoài Đảng vào các vị trí quản lý trong bộ máy nhà nước sẽ tạo cơ hội cho Nhà nước có nhiều hiền tài hơn, tạo thêm nhiều sự lựa chọn hơn trong việc cơ cấu, bổ nhiệm. Từ đó, các cơ quan nhà nước sẽ có thêm cơ hội có được người có tài, có tâm làm lãnh đạo và từ đó hoạt động tốt hơn.

Rất nhiều những người làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân không phải là đảng viên. Nếu bỏ tiêu chí đảng viên thì việc tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức và viên chức có thể tiếp cận được những đối tượng này. Họ có điểm mạnh là năng động, nhạy bén, có kinh nghiệm về thực tiễn kinh doanh. Nếu có được họ, bộ máy nhà nước chắc chắn sẽ khởi sắc hơn.

Câu chuyện của anh Quang mang cho chúng tôi, những người không làm việc trong bộ máy nhà nước, ít nhiều cảm hứng. Tôi sẽ tiếp tục theo dõi câu chuyện của anh cùng với rất nhiều mối quan tâm khác về đất nước mình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tối thiểu 35 người ngoài Đảng sẽ tham gia Quốc hội khóa XIV
Tối thiểu 35 người ngoài Đảng sẽ tham gia Quốc hội khóa XIV

VOV.VN- Ủy ban TVQH đã phân bổ khoảng 35 đại biểu là người ngoài Đảng ở địa phương. Ngoài ra sẽ có những người ngoài Đảng tự ứng cử, nếu đủ tiêu chuẩn sẽ được bổ sung…

Tối thiểu 35 người ngoài Đảng sẽ tham gia Quốc hội khóa XIV

Tối thiểu 35 người ngoài Đảng sẽ tham gia Quốc hội khóa XIV

VOV.VN- Ủy ban TVQH đã phân bổ khoảng 35 đại biểu là người ngoài Đảng ở địa phương. Ngoài ra sẽ có những người ngoài Đảng tự ứng cử, nếu đủ tiêu chuẩn sẽ được bổ sung…

Đề nghị tăng ứng cử viên ĐBQH là người ngoài Đảng
Đề nghị tăng ứng cử viên ĐBQH là người ngoài Đảng

VOV.VN - Đoàn Chủ tịch UB MTTQ Việt Nam đề nghị cần nghiên cứu điều chỉnh để tăng số người ứng cử là người ngoài Đảng và giảm đại biểu thuộc khối hành pháp.

Đề nghị tăng ứng cử viên ĐBQH là người ngoài Đảng

Đề nghị tăng ứng cử viên ĐBQH là người ngoài Đảng

VOV.VN - Đoàn Chủ tịch UB MTTQ Việt Nam đề nghị cần nghiên cứu điều chỉnh để tăng số người ứng cử là người ngoài Đảng và giảm đại biểu thuộc khối hành pháp.

“Người ngoài Đảng đủ tiêu chuẩn ĐBQH còn nhiều lắm”
“Người ngoài Đảng đủ tiêu chuẩn ĐBQH còn nhiều lắm”

VOV.VN - Theo nhiều đại biểu, người ngoài Đảng đủ tiêu chuẩn ĐBQH còn nhiều lắm, Quốc hội có 500 đại biểu mà thành phần ngoài Đảng dự kiến 35 người thì ít quá.

“Người ngoài Đảng đủ tiêu chuẩn ĐBQH còn nhiều lắm”

“Người ngoài Đảng đủ tiêu chuẩn ĐBQH còn nhiều lắm”

VOV.VN - Theo nhiều đại biểu, người ngoài Đảng đủ tiêu chuẩn ĐBQH còn nhiều lắm, Quốc hội có 500 đại biểu mà thành phần ngoài Đảng dự kiến 35 người thì ít quá.

Không có quy định nào hạn chế người ngoài Đảng ứng cử ĐBQH
Không có quy định nào hạn chế người ngoài Đảng ứng cử ĐBQH

VOV.VN - Ông Đinh Xuân Thảo cho rằng không có quy định nào hạn chế, phân biệt Đảng viên hay người ngoài Đảng ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa 14.

Không có quy định nào hạn chế người ngoài Đảng ứng cử ĐBQH

Không có quy định nào hạn chế người ngoài Đảng ứng cử ĐBQH

VOV.VN - Ông Đinh Xuân Thảo cho rằng không có quy định nào hạn chế, phân biệt Đảng viên hay người ngoài Đảng ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa 14.

 50% người ứng cử đại biểu Quốc hội ở TP.HCM là người ngoài Đảng
50% người ứng cử đại biểu Quốc hội ở TP.HCM là người ngoài Đảng

Chiều 15/3, Ủy ban bầu cử TP.HCM đã họp nghe báo cáo tiến độ công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND TP nhiệm kỳ 2016-2021

 50% người ứng cử đại biểu Quốc hội ở TP.HCM là người ngoài Đảng

50% người ứng cử đại biểu Quốc hội ở TP.HCM là người ngoài Đảng

Chiều 15/3, Ủy ban bầu cử TP.HCM đã họp nghe báo cáo tiến độ công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND TP nhiệm kỳ 2016-2021