Trung Quốc chưa thiện chí cùng Việt Nam giải quyết vụ giàn khoan HD981

VOV.VN - Việt Nam mong muốn vấn đề được giải quyết dựa trên luật pháp quốc tế.

Trong những ngày qua dư luận trong nước và quốc tế đã phản đối hành vi của Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD981 trái phép trên vùng biển Việt Nam. Phát biểu trước báo giới tại Washington ngày 7/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki khẳng định việc Trung Quốc đơn phương đưa giàn khoan vào khu vực tranh chấp trên Biển Đông là hành động khiêu khích và không giúp ích cho việc duy trì hoà bình và ổn định trong khu vực.

Việt Nam tăng cường tiếp xúc

Tại cuộc họp báo quốc tế diễn ra ngày 7/5 tại Hà Nội, ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia cho biết, trong những ngày qua, phía Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng, trao trao đổi với phía Trung Quốc về vụ việc trên (trong đó có tiếp xúc giữa đại diện Bộ Quốc phòng Việt Nam và tùy viên quân sự Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, Tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã gửi thư cho Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn dầu khí hải dương Trung Quốc – CNOOC). Riêng phía Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có 08 cuộc giao thiệp nghiêm túc với phía Trung Quốc tại Hà Nội và Bắc Kinh. Đáng chú ý, chiều ngày 06/5/2014, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã điện đàm với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì và trước đó ngày 04/5/2014, Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới, lãnh thổ của Việt Nam, Hồ Xuân Sơn cũng đã điện đàm với Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về biên giới, lãnh thổ của Trung Quốc, Lưu Chấn Dân để phản đối hoạt động bất hợp pháp của giàn khoan HD 981 trên thềm lục địa của Việt Nam. Cũng trong ngày 04/5/2014, đại diện Bộ Ngoại giao đã triệu Đại biện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để trao công hàm phản đối.

Tàu kiểm ngư của Việt Nam sau khi bị tàu Trung Quốc đâm

Trong các cuộc giao thiệp nói trên, phía Việt Nam đã khẳng định và nhấn mạnh:

“Khu vực giàn khoan HD-981 và các tàu bảo vệ của Trung Quốc hoạt động hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; hoạt động của giàn khoan và các tàu bảo vệ của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 (DOC) và các thỏa thuận có liên quan khác giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước cũng như Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan nói trên và các tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam.

Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, cũng như được hưởng quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình”.

Việt Nam cũng đề nghị Trung Quốc giải quyết tranh chấp liên quan đến chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán tại Biển Đông thông qua đàm phán và các biện pháp hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế, bao gồm Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Trung Quốc thiếu thiện chí

Trong khi đó, phía Trung Quốc cho rằng “hoạt động của giàn khoan HD-981 là hoạt động dầu khí bình thường của Trung Quốc ở khu vực phía Nam đảo “Trung Kiến” (tức đảo Tri Tôn) thuộc quần đảo “Tây Sa” (tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam), không liên quan gì đến thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Kiểm ngư viên Việt Nam bị thương

Tính đến nay đã có 80 tàu Trung Quốc bao gồm tàu quân sự, Hải giám, Ngư chính…và mỗi ngày có hàng chục tốp máy bay có mặt tại khu vực giàn khoan HD 981. Tàu Trung Quốc đã đâm rách ít nhất 8 tàu Việt Nam. Tuy chưa có người hiệt mạng, nhưng đã có 6 người trong lực lượng kiểm ngư Việt Nam bị thương. Theo ông Ngô Ngọc Thu – Phó Tư lệnh, Tham Mưu trưởng Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, tình hình diễn biến phức tạp và căng thẳng. Lực lượng Cảnh sát biển, kiểm ngư Việt Nam đã kiên trì và kiềm chế, tuy nhiên, “sức chịu đựng nào cũng có giới hạn”, nếu như Trung Quốc vẫn tiếp tục gây hấn Việt Nam sẽ có những hành động đáp trả.

Việc phía Trung Quốc vẫn không rút giàn khoan nói trên cùng các tàu dịch vụ dầu khí và các tàu bảo vệ ra khỏi vùng biển của Việt Nam rõ ràng là hành động cố tình và có chủ ý xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; cũng như đã vi phạm các quy định có liên quan của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, và trái với tinh thần và lời văn của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông. Hành vi và thái độ của Trung Quốc cũng đi ngược lại các thỏa thuận và nhận thức chung giữa Lãnh đạo hai nước và Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc. Các văn kiện này đều nhấn mạnh việc các bên cần kiềm chế, không làm phức tạp thêm tranh chấp và tiến hành đàm phán, thương lượng để giải quyết bất đồng.

Việt Nam một lần nữa nghiêm túc yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan nói trên cùng các tàu, thiết bị, nhân sự có liên quan ra khỏi thềm lục địa của Việt Nam, bồi thường cho những thiệt hại gây ra cho người và phương tiện của Việt Nam và không để tái diễn các hành động tương tự.Việt Nam kiên quyết bảo vệ các quyền lợi chính đáng của mình phù hợp với luật pháp quốc tế./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

80 tàu Trung Quốc gây hấn trên vùng biển Việt Nam
80 tàu Trung Quốc gây hấn trên vùng biển Việt Nam

VOV.VN - Tàu Trung Quốc đâm rách nhiều tàu của Lực lượng Cảnh sát biển, Lực lượng kiểm ngư Việt Nam.

80 tàu Trung Quốc gây hấn trên vùng biển Việt Nam

80 tàu Trung Quốc gây hấn trên vùng biển Việt Nam

VOV.VN - Tàu Trung Quốc đâm rách nhiều tàu của Lực lượng Cảnh sát biển, Lực lượng kiểm ngư Việt Nam.

Trả lời báo chí quốc tế về việc Trung Quốc đặt giàn khoan trên biển Việt Nam
Trả lời báo chí quốc tế về việc Trung Quốc đặt giàn khoan trên biển Việt Nam

VOV.VN - Việt Nam đã khẳng định với báo chí quốc tế rằng các tàu của Trung Quốc đang xâm phạm trái phép vùng biển Việt Nam.

Trả lời báo chí quốc tế về việc Trung Quốc đặt giàn khoan trên biển Việt Nam

Trả lời báo chí quốc tế về việc Trung Quốc đặt giàn khoan trên biển Việt Nam

VOV.VN - Việt Nam đã khẳng định với báo chí quốc tế rằng các tàu của Trung Quốc đang xâm phạm trái phép vùng biển Việt Nam.

Yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam
Yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam

VOV.VN - Đó là nội dung của cuộc điện đàm giữa Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì

Yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam

Yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam

VOV.VN - Đó là nội dung của cuộc điện đàm giữa Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì

Tàu Trung Quốc hung hăng, ngang ngược, Việt Nam kiên trì kiềm chế
Tàu Trung Quốc hung hăng, ngang ngược, Việt Nam kiên trì kiềm chế

VOV.VN - Đó là nhận định của ông Ngô Ngọc Thu-Phó Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam trong buổi họp báo quốc tế ngày 7/5.

Tàu Trung Quốc hung hăng, ngang ngược, Việt Nam kiên trì kiềm chế

Tàu Trung Quốc hung hăng, ngang ngược, Việt Nam kiên trì kiềm chế

VOV.VN - Đó là nhận định của ông Ngô Ngọc Thu-Phó Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam trong buổi họp báo quốc tế ngày 7/5.