Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm bảo trợ xã hội về nhà ở tại Liên Hợp Quốc

VOV.VN -Chia sẻ trợ giúp xã hội của Việt Nam được thiết kế theo nguyên tắc “vòng đời”, gồm các chính sách hỗ trợ từ độ tuổi ấu thơ đến người già,...

Từ ngày 10-19/2/2020, tại trụ sở Liên Hợp Quốc (NewYork, Mỹ), diễn ra khóa họp thứ 58 của Ủy ban Phát triển Xã hội với chủ đề “Nhà ở giá rẻ và bảo trợ xã hội để giải quyết tình trạng vô gia cư”.

Theo báo cáo của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, vô gia cư không chỉ đơn thuần là thiếu nhà ở mà còn là sự mất mát về gia đình, cộng đồng và cả ý thức về nơi mình thuộc về.

Quang cảnh một phiên họp tại Liên Hợp Quốc ngày 12/2/2020. Ảnh: Hữu Thanh/TTXVN

Trên thế giới hiện có 1,6 tỷ người sống trong điều kiện nhà ở không đáp ứng tiêu chuẩn và mỗi năm có khoảng 15 triệu người bị buộc rời khỏi nơi ở, trong đó đặc biệt quan ngại là tình trạng trẻ em không có nhà ở đang tăng cao ở nhiều nước đang phát triển; và ước tính rằng từ nay đến năm 2025, thế giới sẽ cần khoảng 440 triệu nhà ở giá rẻ.

Thảo luận tại khóa họp, từ thực tiễn quốc gia, các nước đề cập đến các nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng vô gia cư, đặc biệt là tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai, xung đột, bất bình đẳng, nghèo đói, thiếu cơ hội việc làm, không tiếp cận được bảo trợ xã hội.

Các nước cũng chia sẻ kinh nghiệm và giải pháp đối với tình trạng này như chính sách trợ cấp và cho vay mua nhà ưu đãi dành cho các hộ gia đình thu nhập thấp, chương trình Nhà ở Bảo đảm dành cho những hộ nghèo nhất, cung cấp nơi ở tạm thời, dịch vụ và hỗ trợ trong trường hợp khẩn cấp, chiến lược quốc gia về quản lý và giảm thiểu nguy cơ thiên tai với một trong các nội dung chính là khắc phục và bảo đảm nhà ở cho người dân sau thiên tai.

Phát biểu tại phiên họp, đại diện đoàn Việt Nam nhấn mạnh việc giải quyết tình trạng vô gia cư đòi hỏi khuôn khổ pháp lý và chính sách toàn diện, khẳng định vai trò quan trọng của hệ thống bảo trợ xã hội giúp giải quyết hiệu quả tình trạng này; chia sẻ trợ giúp xã hội của Việt Nam được thiết kế theo nguyên tắc “vòng đời”, gồm các chính sách hỗ trợ từ độ tuổi ấu thơ đến người già, với mạng lưới cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội trên toàn quốc như các Trung tâm công tác xã hội, cơ sở chăm sóc nuôi dưỡng người già, người khuyết tật, trẻ mồ côi, mô hình “ngôi nhà tạm lánh” dành cho phụ nữ và trẻ em bị bạo lực gia đình, mô hình “ngôi nhà bình yên” hỗ trợ phụ nữ và trẻ em là nạn nhân bị mua bán.

Đại diện Việt Nam cũng chia sẻ biến đổi khí hậu là một trong các nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng vô gia cư; lũ lụt, hạn hán, cháy rừng… buộc người dân phải rời khỏi nơi ở mà không thể trở về do nhà cửa bị phá hủy và sinh kế bị đe dọa; khẳng định nỗ lực của Việt Nam trong ứng phó biến đổi khí hậu và nhấn mạnh “biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới tất cả chúng ta và do đó, tất cả chúng ta cần chung tay xử lý”./.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Việt Nam 2019 - Bước ngoặt mới trong Liên Hợp Quốc
Việt Nam 2019 - Bước ngoặt mới trong Liên Hợp Quốc

VOV.VN - Năm 2019 đánh dấu một bước ngoặt lớn trong sự tham gia của Việt Nam vào các hoạt động chung của Liên Hợp Quốc. 

Việt Nam 2019 - Bước ngoặt mới trong Liên Hợp Quốc

Việt Nam 2019 - Bước ngoặt mới trong Liên Hợp Quốc

VOV.VN - Năm 2019 đánh dấu một bước ngoặt lớn trong sự tham gia của Việt Nam vào các hoạt động chung của Liên Hợp Quốc. 

Liên Hợp Quốc đánh giá cao thành tựu nhân quyền của Việt Nam
Liên Hợp Quốc đánh giá cao thành tựu nhân quyền của Việt Nam

VOV.VN - Cao ủy Nhân quyền LHQ đánh giá cao các thành tựu của Việt Nam trong thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. 

Liên Hợp Quốc đánh giá cao thành tựu nhân quyền của Việt Nam

Liên Hợp Quốc đánh giá cao thành tựu nhân quyền của Việt Nam

VOV.VN - Cao ủy Nhân quyền LHQ đánh giá cao các thành tựu của Việt Nam trong thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. 

Việt Nam chủ trì phiên thảo luận mở của HĐBA Liên Hợp Quốc
Việt Nam chủ trì phiên thảo luận mở của HĐBA Liên Hợp Quốc

VOV.VN - Ưu tiên của Việt Nam hiện nay là tuân thủ Hiến chương Liên Hợp Quốc, ngăn chặn các cuộc xung đột hay còn gọi là ngoại giao phòng ngừa.

Việt Nam chủ trì phiên thảo luận mở của HĐBA Liên Hợp Quốc

Việt Nam chủ trì phiên thảo luận mở của HĐBA Liên Hợp Quốc

VOV.VN - Ưu tiên của Việt Nam hiện nay là tuân thủ Hiến chương Liên Hợp Quốc, ngăn chặn các cuộc xung đột hay còn gọi là ngoại giao phòng ngừa.