Việt Nam đại diện hơn 40 nước khẳng định Công ước Luật biển 1982 có ý nghĩa lịch sử

VOV.VN - Đại hội đồng Liên hợp quốc khoá 77 ngày 08/12 đã tổ chức Phiên họp chính thức kỷ niệm 40 năm ngày thông qua Công ước Liên Hợp Quốc (LHQ) năm 1982 về Luật biển (UNCLOS). Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam, Đặng Hoàng Giang đã tham gia chủ trì phiên họp.

Tham dự phiên họp có sự tham dự của nhiều lãnh đạo LHQ, các cơ quan liên quan như Tổng thư ký LHQ Guterres; Thẩm phán Hoffmann, Chánh án Toà án quốc tế về luật biển; ông Prasad, Chủ tịch đại hội đồng Cơ quan quyền lực đáy đại dương. Đông đảo đại diện các nước thành viên LHQ, tổ chức quốc tế và khu vực đã tham gia và phát biểu tại Phiên họp.

Tổng thư ký LHQ khẳng định 40 năm trước đây, với UNCLOS, thế giới đã có một bước đi lớn lao, giúp đặt các đại dương, biển cả dưới sự quản lý có trật tự, góp phần vào bảo vệ môi trường biển, phân định các vùng biển, giải quyết tranh chấp. Tổng thư ký nhấn mạnh, kỷ niệm 40 năm UNCLOS là dịp để nhắc nhở chúng ta cần sử dụng văn kiện thiết yếu này để xử lý những thách thức của hôm nay.

DHD1.jpg

Phát biểu của các nước, nhóm nước đều đánh giá cao vai trò của UNCLOS. Nhiều nước cho rằng, việc thông qua Công ước cách đây 40 năm đã lần đầu tiên tạo ra một khuôn khổ pháp lý toàn diện cho các hoạt động liên quan đến biển, giữ vai trò là “Hiến pháp của đại dương”. Các nước hoan nghênh những đóng góp to lớn của UNCLOS và các cơ quan được thành lập theo khuôn khổ UNCLOS, bao gồm Tòa án Luật biển quốc tế, Ủy ban ranh giới thềm lục địa và Cơ quan quyền lực đáy đại dương, trong 40 năm qua đã đóng góp cho việc duy trì trật tự trên đại dương và bảo tồn, sử dụng bền vững tài nguyên biển.

Phát biểu tại cuộc họp, thay mặt cho hơn 40 nước thành viên của Nhóm bạn bè của Công ước LHQ năm 1982 về Luật biển (UNCLOS GoF), Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ nhấn mạnh UNCLOS có những ý nghĩa lịch sử đối với cả nhân loại, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển lâu dài của luật biển quốc tế nói riêng và việc sử dụng đại dương một cách trật tự và bền vững nói chung.

Hơn 40 nước từ tất cả các châu lục, các nhóm khu vực LHQ cùng nhau khẳng định, UNCLOS là một khuôn khổ pháp lý điều chỉnh toàn bộ các hoạt động trên biển và đại dương đã được thừa nhận ở phạm vi toàn cầu và nhiều lần được nhấn mạnh trong các nghị quyết của Đại hội đồng LHQ. Các nước tham gia phát biểu do Việt Nam đề xuất đều cho rằng UNCLOS giúp tăng cường hòa bình, an ninh, ổn định thế giới, góp phần giải quyết tranh chấp, thúc đẩy các hoạt động biển, qua đó thúc đẩy phát triển của mỗi quốc gia và cả cộng đồng quốc tế.

Đại sứ Đặng Hoàng Giang đồng thời nhấn mạnh, việc duy trì và thực hiện đầy đủ UNCLOS đang cấp bách hơn bao giờ hết trong bối cảnh nhiều thách thức lâu dài đang được đặt ra, bao gồm các tranh chấp biển, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia trên biển, tài nguyên bị cạn kiệt, nhiều vấn đề biển mới, trong đó có tác động của biến đổi khí hậu. Do đó, tất cả các quốc gia đều phải tuân thủ các nghĩa vụ theo Công ước. Hoạt động của các quốc gia, bao gồm các yêu sách về biển, các hoạt động biển phải phù hợp với UNCLOS, góp phần bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương và các nguồn tài nguyên biển. Các tranh chấp cần được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, tôn trọng đầy đủ các cơ chế và tiến trình pháp lý được quy định trong UNCLOS.

Nhân dịp này, Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Nhóm bạn bè UNCLOS đang kiên trì thực hiện các mục tiêu khi thành lập, đặc biệt là nâng cao hiểu biết về UNCLOS và thực hiện UNCLOS, thúc đẩy hợp tác và xác định những thách thức cũng như cùng trao đổi để vượt qua những thách thức này.

Nhóm bạn bè là một hình thức trao đổi, phối hợp không chính thức giữa các nước, nhất là tại LHQ, nhằm cùng hợp tác về một số chủ đề quan tâm chung. Nhóm bạn bè UNCLOS được thành lập tháng 6/2021 là nhóm đầu tiên do Việt Nam khởi xướng, đồng chủ trì vận động thành lập và tham gia nhóm nòng cốt điều phối các hoạt động. Thành viên của Nhóm có gần 120 nước, gồm đại diện cho tất cả các khu vực địa lý.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhóm bạn bè của Công ước Luật biển 1982 cam kết thúc đẩy thực hiện và tuân thủ Công ước
Nhóm bạn bè của Công ước Luật biển 1982 cam kết thúc đẩy thực hiện và tuân thủ Công ước

VOV.VN - Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 76 ngày 29/4 đã tổ chức Phiên họp toàn thể kỷ niệm 40 năm ngày thông qua Công ước Liên Hợp Quốc năm 1982 về Luật biển (30/4/1982-30/4/2022).

Nhóm bạn bè của Công ước Luật biển 1982 cam kết thúc đẩy thực hiện và tuân thủ Công ước

Nhóm bạn bè của Công ước Luật biển 1982 cam kết thúc đẩy thực hiện và tuân thủ Công ước

VOV.VN - Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 76 ngày 29/4 đã tổ chức Phiên họp toàn thể kỷ niệm 40 năm ngày thông qua Công ước Liên Hợp Quốc năm 1982 về Luật biển (30/4/1982-30/4/2022).

Tất cả các quốc gia đều phải tôn trọng và thực thi Công ước LHQ về Luật Biển UNCLOS 1982
Tất cả các quốc gia đều phải tôn trọng và thực thi Công ước LHQ về Luật Biển UNCLOS 1982

VOV.VN - Tất cả các quốc gia đều phải tôn trọng và thực thi Công ước LHQ về Luật Biển UNCLOS 1982, để đảm bảo ổn định và phát triển của các vùng biển, trong đó có Biển Đông.

Tất cả các quốc gia đều phải tôn trọng và thực thi Công ước LHQ về Luật Biển UNCLOS 1982

Tất cả các quốc gia đều phải tôn trọng và thực thi Công ước LHQ về Luật Biển UNCLOS 1982

VOV.VN - Tất cả các quốc gia đều phải tôn trọng và thực thi Công ước LHQ về Luật Biển UNCLOS 1982, để đảm bảo ổn định và phát triển của các vùng biển, trong đó có Biển Đông.

Việt Nam khẳng định vai trò quan trọng của Công ước LHQ về Luật Biển 1982
Việt Nam khẳng định vai trò quan trọng của Công ước LHQ về Luật Biển 1982

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Hiệu khẳng định vai trò quan trọng của UNCLOS 1982 như “Hiến pháp” của đại dương, là khuôn khổ pháp lý cho việc giải quyết các thách thức trên biển.

Việt Nam khẳng định vai trò quan trọng của Công ước LHQ về Luật Biển 1982

Việt Nam khẳng định vai trò quan trọng của Công ước LHQ về Luật Biển 1982

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Hiệu khẳng định vai trò quan trọng của UNCLOS 1982 như “Hiến pháp” của đại dương, là khuôn khổ pháp lý cho việc giải quyết các thách thức trên biển.