Việt Nam kêu gọi hành động quốc tế ứng phó nước biển dâng

VOV.VN - Phát biểu tại phiên thảo luận của ĐHĐ LHQ về mối đe dọa của nước biển dâng, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ cho rằng, huy động ý chí chính trị và hành động của cộng đồng quốc tế để hỗ trợ các nước đang phát triển, các nước dễ bị tổn thương trong vấn đề này là vô cùng quan trọng.

Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc (ĐHĐ LHQ) ngày 3/11 đã tổ chức Phiên thảo luận về mối đe dọa sống còn của nước biển dâng trong bối cảnh khủng hoảng khí hậu.

Phát biểu khai mạc sự kiện, Chủ tịch ĐHĐ LHQ Dennis Francis nhấn mạnh tác động của nước biển dâng đang ngày một phổ biến và rõ rệt hơn; và cộng đồng quốc tế có trách nhiệm chung hỗ trợ các nước chịu tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Nước biển dâng cũng làm dấy lên câu hỏi về sự tiếp nối của tư cách quốc gia, chủ quyền và vùng biển, và tình trạng thành viên LHQ và ĐHĐ là cơ quan phù hợp để thảo luận vân đề này.

Chủ tịch ĐHĐ kêu gọi đảm bảo an ninh, bền vững trong bối cảnh khủng hoảng khí hậu và thúc đẩy cách tiếp cận tập thể để hiện thực hóa lời kêu gọi không bỏ ai lại phia sau.

Các diễn giả và đại diện các nước tham dự Phiên họp đã thảo luận về các thách thức do biến đổi khí hậu, nước biển dâng tác động tới an ninh, phát triển và sinh kế của người dân, đặc biệt là ở các nước đảo nhỏ đang phát triển và các vùng đất thấp, kêu gọi tăng cường hành động và tài chính để thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời thảo luận về các quy định, diễn giải trong luật pháp quốc tế về tư cách quốc gia và chủ quyền, lãnh thổ trong trường hợp bị tác động bởi nước biển dâng.

Phát biểu tại sự kiện, Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh nước biển dâng là hậu quả trực tiếp của tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và đang đe dọa nghiêm trọng đến đời sống của hàng triệu người, trong đó có người dân Việt Nam.

Đại sứ nhấn mạnh vấn đề nước biển dâng và tất cả nỗ lực, biện pháp giải quyết tác động nước biển dâng cần phải được xem xét dựa vào luật pháp quốc tế, trong đó Công ước LHQ về luật biển 1982.

Việt Nam hoan nghênh nghiên cứu của Ủy ban Luật quốc tế về quy định và diễn giải của luật pháp quốc tế trong vấn đề nước biển dâng, cũng như hoan nghênh ĐHĐ LHQ đã thông qua Nghị quyết về xin ý kiến tư vấn Tòa án công lý quốc tế về cam kết của các quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu.

Để có thể giải quyết hiệu quả tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, các nước có trách nhiệm thực hiện các cam kết và tăng cường hành động và tài chính cho khí hậu, trong đó có các cam kết đưa ra tại Hội nghị các nước thành viên Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP) và Hội nghị Thượng đỉnh tham vọng khí hậu tháng 9/2023. Việt Nam kêu gọi đẩy nhanh việc thành lập Quỹ đền bù tổn thất và thiệt hại được các nước thống nhất tại Hội nghị COP-27.

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh lợi ích của các nước ở trong hoàn cảnh đặc biệt, trong đó có các nước đảo nhỏ đang phát triển, những nước dễ bị tổn thương nhất do tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu cần phải được tính đến trong tất cả các kế hoạch, chương trình và hành động. Huy động ý chí chính trị và hành động của cộng đồng quốc tế để hỗ trợ các nước trong vấn đề này là vô cùng quan trọng.

Là một trong những nước có đường bờ biển dài chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và xâm nhập mặn, Việt Nam hiểu rõ tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng tới an ninh và phát triển và nỗ lực tăng cường hành động khí hậu để thực hiện cam kết, trong đó có thành lập Quan hệ đối tác về chuyển đổi năng lượng công bằng và xây dựng Kế hoạch huy động nguồn lực.

Việt Nam sẵn sàng hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, thực tiễn tốt, bài học với các nước và các đối tác trong nỗ lực chung để ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng Chính phủ nêu giải pháp chống biến đổi khí hậu ở ĐBSCL
Thủ tướng Chính phủ nêu giải pháp chống biến đổi khí hậu ở ĐBSCL

VOV.VN - Theo người đứng đầu Chính phủ, sạt lở ở ĐBSCL là vấn đề lớn, vừa phải giải quyết vấn đề trước mắt nhưng cũng phải xây dựng các dự án lớn mang tính lâu dài để ngăn chặn sự tác động tiêu cực đến ĐBSCL.

Thủ tướng Chính phủ nêu giải pháp chống biến đổi khí hậu ở ĐBSCL

Thủ tướng Chính phủ nêu giải pháp chống biến đổi khí hậu ở ĐBSCL

VOV.VN - Theo người đứng đầu Chính phủ, sạt lở ở ĐBSCL là vấn đề lớn, vừa phải giải quyết vấn đề trước mắt nhưng cũng phải xây dựng các dự án lớn mang tính lâu dài để ngăn chặn sự tác động tiêu cực đến ĐBSCL.

Australia hỗ trợ 94,5 triệu AUD cho Việt Nam ứng phó biến đổi khí hậu
Australia hỗ trợ 94,5 triệu AUD cho Việt Nam ứng phó biến đổi khí hậu

VOV.VN - “Australia cam kết hỗ trợ 94,5 triệu đô-la Úc (AUD) để hỗ trợ nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2023-2024". Đây là khẳng định của Bộ trưởng Ngoại giao Penny Wong khi trao đổi với báo chí nhân chuyến thăm Việt Nam từ ngày 21-24/8.

Australia hỗ trợ 94,5 triệu AUD cho Việt Nam ứng phó biến đổi khí hậu

Australia hỗ trợ 94,5 triệu AUD cho Việt Nam ứng phó biến đổi khí hậu

VOV.VN - “Australia cam kết hỗ trợ 94,5 triệu đô-la Úc (AUD) để hỗ trợ nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2023-2024". Đây là khẳng định của Bộ trưởng Ngoại giao Penny Wong khi trao đổi với báo chí nhân chuyến thăm Việt Nam từ ngày 21-24/8.

Việt Nam ủng hộ nỗ lực ứng phó tác động của biến đổi khí hậu
Việt Nam ủng hộ nỗ lực ứng phó tác động của biến đổi khí hậu

VOV.VN - Theo đại diện Việt Nam, HĐBA cần ủng hộ và phối hợp chặt chẽ với các cơ chế liên quan như Công ước Khung của LHQ về biến đổi khí hậu và Thỏa thuận Paris; tăng cường hợp tác với các sáng kiến ở cấp quốc gia và khu vực về biến đổi khí hậu để ứng phó phù hợp và hiệu quả hơn với các vấn đề và tình huống phát sinh.

Việt Nam ủng hộ nỗ lực ứng phó tác động của biến đổi khí hậu

Việt Nam ủng hộ nỗ lực ứng phó tác động của biến đổi khí hậu

VOV.VN - Theo đại diện Việt Nam, HĐBA cần ủng hộ và phối hợp chặt chẽ với các cơ chế liên quan như Công ước Khung của LHQ về biến đổi khí hậu và Thỏa thuận Paris; tăng cường hợp tác với các sáng kiến ở cấp quốc gia và khu vực về biến đổi khí hậu để ứng phó phù hợp và hiệu quả hơn với các vấn đề và tình huống phát sinh.