Việt Nam luôn nỗ lực đảm bảo quyền con người

VOV.VN - Chiều nay 15/4, tại Hà Nội diễn ra Họp báo Công bố Báo cáo quốc gia theo Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4. Báo cáo trình bày tổng thể về những nỗ lực bảo vệ quyền con người tại Việt Nam trên mọi lĩnh vực, đồng thời rà soát toàn diện việc thực hiện các khuyến nghị đã được Việt Nam chấp thuận từ chu kỳ 3.

Chủ trì họp báo, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết, trong tổng số 241 khuyến nghị thuộc chu kỳ 3, Việt Nam đã hoàn thành 209 khuyến nghị, 13 khuyến nghị đã được thực hiện một phần, và 2 khuyến nghị vẫn đang trong quá trình xem xét thực hiện vào thời điểm phù hợp. Trong đó, một số thành tựu nổi bật có thể kể đến, nỗ lực thông qua 44 luật, với nhiều văn bản quan trọng về quyền con người và quyền công dân; gia nhập thêm công ước 98 và 105 về quyền người lao động của Tổ chức Lao động quốc tế; GDP đầu người tăng 25% so với năm 2019, tỷ lệ bảo hiểm y tế cũng tăng lên mức 92% trong năm 2022.

“Quá trình thực hiện các khuyến nghị thuộc chu kỳ 3, xây dựng báo cáo chu kỳ 4 có rất nhiều thuận lợi. Thuận lợi đầu tiên là chủ trương đường lối nhất quán của Đảng và Nhà nước, luôn tôn trọng bảo đảm quyền con người, đặt con người ở vị trí trung tâm trong tiến trình phát triển. Thuận lợi thứ 2 là mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là dịch Covid-19, nhưng sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam vẫn đạt nhiều thành quả quan trọng. Thuận lợi thứ 3 là chúng tôi có cam kết mạnh mẽ về thực hiện cam kết quốc tế về quyền con người. Thuận lợi 4 là nhận được sự hợp tác tích cực, hiệu quả của các đối tác quốc tế, các quốc gia thành viên, tổ chức quốc tế và Liên hợp quốc”, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt nhận định.

Về các khó khăn trong quá trình thực hiện khuyến nghị chu kỳ 3, thách thức lớn nhất là tác động sâu rộng của đại dịch Covid 19, biến đổi khí hậu, thiên tai, các vấn đề toàn cầu khác ảnh hưởng nghiêm trọng đến nỗ lực bảo đảm quyền con người. Báo cáo cũng chỉ ra những thách thức Việt Nam đang phải đương đầu, từ đó đề ra hướng ưu tiên, xác định nhu cầu hợp tác trong thời gian tới.

Cũng tại buổi họp báo, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt nhận định, quá trình thực hiện báo cáo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 3 gắn liền với quá trình tham gia Hội đồng nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025 của Việt Nam, càng nhấn mạnh sâu sắc hơn nghĩa vụ và trách nhiệm của Việt Nam trong đảm bảo quyền con người.

“Quá trình xây dựng báo cáo gắn liền quá trình tham gia hội đồng nhân quyền, gắn liên phương châm đề ra, đó là bảo đảm sự tôn trọng, hiểu biết, đối thoại hợp tác, bảo đảm tất cả quyền con người cho tất cả mọi người. Trong quá trình chuẩn bị báo cáo, các khuyến nghị rất phù hợp với ưu tiên chúng tôi đang thúc đẩy, cam kết tại hội đồng nhân quyền về các nội dung như quyền con người trong biến đổi khí hậu, quyền người khuyết tật, quyền sức khỏe y tế, chống phân biệt đối xử. Chúng tôi cũng đang thúc đẩy 1 số sáng kiến tại hội đồng nhân quyền. chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để tăng sự tham gia đóng góp của mình trong hội đồng nhân quyền trong thời gian tới”, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt nhấn mạnh.

Báo cáo được thực hiện với sự tham gia của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, nghề nghiệp người dân, ý kiến từ hội thảo tham vấn do bộ ngoại giao và các bộ ngành tổ chức nên đảm bảo tính công khai, minh bạch, toàn diện và bao trùm. Nhân dịp này, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt cũng kêu gọi các cơ quan báo chí, Đại sứ quán các nước tại Việt Nam cần lựa chọn sử dụng báo cáo đã qua kiểm chứng, đảm bảo nguyên tắc của UPR là bình đẳng, đối thoại, khách quan và minh bạch.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thúc đẩy và bảo vệ Quyền con người trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Thúc đẩy và bảo vệ Quyền con người trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam

VOV.VN - Sáng nay (8/12), tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học "Thành tựu thúc đẩy và bảo vệ Quyền con người trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam" nhân kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người (10/12/1948-10/12/2023) và 30 năm Hội nghị Thế giới về quyền con người thông qua bản Tuyên bố và Chương trình hành động viên.

Thúc đẩy và bảo vệ Quyền con người trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam

Thúc đẩy và bảo vệ Quyền con người trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam

VOV.VN - Sáng nay (8/12), tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học "Thành tựu thúc đẩy và bảo vệ Quyền con người trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam" nhân kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người (10/12/1948-10/12/2023) và 30 năm Hội nghị Thế giới về quyền con người thông qua bản Tuyên bố và Chương trình hành động viên.

Từ Hiến pháp 2013, cụm từ "quyền con người" ở Việt Nam đã trở nên gần gũi
Từ Hiến pháp 2013, cụm từ "quyền con người" ở Việt Nam đã trở nên gần gũi

VOV.VN - Hiến pháp 2013 lần đầu tiên chỉ rõ trách nhiệm của Nhà nước là "công nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân", trách nhiệm của Chính phủ là “Bảo vệ quyền con người, quyền công dân; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội”.

Từ Hiến pháp 2013, cụm từ "quyền con người" ở Việt Nam đã trở nên gần gũi

Từ Hiến pháp 2013, cụm từ "quyền con người" ở Việt Nam đã trở nên gần gũi

VOV.VN - Hiến pháp 2013 lần đầu tiên chỉ rõ trách nhiệm của Nhà nước là "công nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân", trách nhiệm của Chính phủ là “Bảo vệ quyền con người, quyền công dân; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội”.

"Cần làm cho thế giới hiểu rõ hơn về quyền con người ở Việt Nam"
"Cần làm cho thế giới hiểu rõ hơn về quyền con người ở Việt Nam"

VOV.VN - PGS- TS Lê Hải Bình, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh điều này trước 280 đại biểu tham dự Hội nghị tập huấn công tác thông tin đối ngoại về quyền con người.

"Cần làm cho thế giới hiểu rõ hơn về quyền con người ở Việt Nam"

"Cần làm cho thế giới hiểu rõ hơn về quyền con người ở Việt Nam"

VOV.VN - PGS- TS Lê Hải Bình, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh điều này trước 280 đại biểu tham dự Hội nghị tập huấn công tác thông tin đối ngoại về quyền con người.