Việt Nam, Nga, Nam Phi kỷ niệm 60 năm Tuyên bố Phi thực dân hóa

Việt Nam, Nga và Nam Phi đã tổ chức sự kiện bên lề Đại hội đồng Liên Hợp Quốc để kỷ niệm 60 năm Tuyên bố Liên Hợp Quốc về Trao độc lập cho các nước và các dân tộc thuộc địa.

Ngày 17/12, phái đoàn ba nước thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc - gồm Việt Nam, Nga và Nam Phi - đã tổ chức sự kiện bên lề Đại hội đồng Liên Hợp Quốc để kỷ niệm 60 năm Tuyên bố Liên Hợp Quốc về Trao độc lập cho các nước và các dân tộc thuộc địa (còn được gọi là Tuyên bố Phi thực dân hóa).

Cuộc họp do Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, cùng Đại biện lâm thời Phái đoàn Nga và Đại sứ, Phó Trưởng phái đoàn Nam Phi đồng chủ trì, với sự tham dự của Đại sứ, Đại biện gần 100 phái đoàn các nước thành viên Liên hợp quốc.

Phát biểu tại sự kiện, các nước thành viên Liên Hợp Quốc đề cao ý nghĩa của Tuyên bố Phi thực dân hóa, được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua năm 1960 tại Nghị quyết 1514. Các nước cho rằng đến nay Tuyên bố vẫn là một trong những văn kiện quan trọng nhất của Liên Hợp Quốc.

Kể từ khi được thông qua, Tuyên bố đã trở thành nguồn động viên mạnh mẽ đối với phong trào và khát vọng của các lãnh thổ thuộc địa đấu tranh giành độc lập, chấm dứt chủ nghĩa thực dân, mang lại kết quả to lớn là việc giải phóng hơn 750 triệu người tại hơn 80 nước thuộc địa cũ ở châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh và châu Đại Dương.

Tuy nhiên, các nước chia sẻ nhận định như đã nêu tại các cuộc họp gần đây của Liên Hợp Quốc rằng tiến trình phi thực dân hóa hiện vẫn chưa hoàn tất và còn nhiều hạn chế, đặc biệt vẫn còn 17 lãnh thổ không tự quản với gần 2 triệu người chưa thể thực hiện quyền tự quyết.

Các nước cũng khẳng định lại cam kết tiếp tục thực hiện Tuyên bố Phi thực dân hóa, thúc đẩy tiến trình phi thực dân hóa thông qua hợp tác với các cơ quan liên quan của Liên Hợp Quốc.

Đại sứ Đặng Đình Quý chia sẻ những khó khăn và nỗ lực vượt bậc của Việt Nam trong quá trình đấu tranh giải phóng và giành độc lập dân tộc; nhấn mạnh mối liên hệ giữa cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam với nhân dân thế giới và Liên Hợp Quốc.

Đại sứ chia sẻ câu chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi bản Yêu sách của Nhân dân An Nam tới Hội nghị Versailles năm 1919 khi các nước thực dân bàn về vấn đề thuộc địa, viết thư cho Chủ tịch Khóa đầu tiên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc năm 1946 bày tỏ mong muốn của Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc.

Đại sứ Đặng Đình Quý nhấn mạnh chặng đường đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước của Việt Nam cũng gắn liền với lịch sử đấu tranh của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở châu Phi.

Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ tinh thần mạnh mẽ từ nhiều nước và bạn bè quốc tế trong cuộc đấu tranh này.

Đại sứ khẳng định tầm quan trọng của tiến trình phi thực dân hóa và thực hiện quyền tự quyết của các quốc gia, dân tộc, phù hợp với Tuyên bố Phi thực dân hóa, Hiến chương Liên Hợp Quốc và các nghị quyết có liên quan.

Đại sứ kêu gọi các nước tăng cường hợp tác với các cơ quan liên quan của Liên Hợp Quốc nhằm thúc đẩy tiến trình phi thực dân hóa và thực hiện Tuyên bố, trên tinh thần đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cuộc họp nhóm nước Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc
Cuộc họp nhóm nước Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc

VOV.VN - Ngày 25/11, Việt Nam đã chủ trì, cùng Na Uy và Nam Phi đồng tổ chức Cuộc họp giữa 10 nước Ủy viên không thường trực đương nhiệm (E10) và 5 nước mới trúng cử Ủy viên không thường trực (I5).

Cuộc họp nhóm nước Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc

Cuộc họp nhóm nước Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc

VOV.VN - Ngày 25/11, Việt Nam đã chủ trì, cùng Na Uy và Nam Phi đồng tổ chức Cuộc họp giữa 10 nước Ủy viên không thường trực đương nhiệm (E10) và 5 nước mới trúng cử Ủy viên không thường trực (I5).

Việt Nam ủng hộ cải tổ Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc
Việt Nam ủng hộ cải tổ Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc

VOV.VN - Theo Đại sứ Đặng Đình Quý, việc cải tổ nhằm đảm bảo tính đại diện, dân chủ, minh bạch và hiệu quả của Hội đồng Bảo an.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc

Việt Nam ủng hộ cải tổ Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc

VOV.VN - Theo Đại sứ Đặng Đình Quý, việc cải tổ nhằm đảm bảo tính đại diện, dân chủ, minh bạch và hiệu quả của Hội đồng Bảo an.

Việt Nam đi đầu trong nỗ lực đối mới của Liên Hợp Quốc
Việt Nam đi đầu trong nỗ lực đối mới của Liên Hợp Quốc

VOV.VN - Ông Kamal Malhotra cho rằng Việt Nam đang nổi lên là một trong những quốc gia đi đầu trong nỗ lực đổi mới, đóng góp hiệu quả vào các cơ chế hoạt động của tổ chức đa phương lớn nhất thế giới này.

Việt Nam đi đầu trong nỗ lực đối mới của Liên Hợp Quốc

Việt Nam đi đầu trong nỗ lực đối mới của Liên Hợp Quốc

VOV.VN - Ông Kamal Malhotra cho rằng Việt Nam đang nổi lên là một trong những quốc gia đi đầu trong nỗ lực đổi mới, đóng góp hiệu quả vào các cơ chế hoạt động của tổ chức đa phương lớn nhất thế giới này.