Việt Nam nhấn mạnh 4 tiêu chí để chuyển đổi xanh thành công tại OECD

VOV.VN - Ngày 8/6, trong khuổn khổ các hoạt động của Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD 2023, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp tục tham dự và là diễn giả chính phát biểu tại phiên thảo luận về “Phát thải ròng bằng không, phát triển bền vững, đa dạng sinh học” do Bộ trưởng An ninh năng lượng và trung hòa carbon Anh chủ trì. 

Trong phát biểu, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh thách thức khí hậu đã, đang và sẽ là một trong những thách thức lớn nhất của thời đại, đe dọa an ninh lương thực, nguồn nước, ảnh hưởng tiêu cực đến sinh kế người dân toàn thế giới. Trên hành trình tìm câu trả lời hóa giải thách thức này, chúng ta đã thống nhất nhận thức về tính cấp thiết và quyết tâm chuyển đổi kinh tế toàn cầu từ “nâu” sang “xanh”.

Từ Hội nghị Paris đến COP 26, COP 27; từ Chương trình hành động cho khí hậu (IPAC), Cộng đồng phát thải ròng bằng 0 châu Á (AZEC) đến Diễn đàn giảm phát thải các-bon (IFCMA)… rất nhiều sáng kiến, cách tiếp cận và cam kết vì khí hậu đã được đưa ra. Bước tiếp theo trên lộ trình vì khí hậu là biến nhận thức thành hành động trên phạm vi toàn cầu. Quá trình này vốn đã đầy thách thức đối với các nước OECD, lại càng gian nan đối với các nước ngoài OECD có trình độ phát triển thấp hơn. 

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn chia sẻ, từ góc độ Việt Nam, một nước đang phát triển, một nền kinh tế đang chuyển đổi, để thành công quá trình này cần đảm bảo các tiêu chí: Cân bằng, Công bằng, Đồng bộ và Đột phá. Quá trình chuyển đổi xanh cần bảo đảm tính cân bằng và công bằng. Đó là cân bằng chiến lược giữa chuyển đổi năng lượng sạch và an ninh năng lượng, tính tới điều kiện, trình độ khác biệt giữa các nước để xây dựng các lộ trình chuyển đổi năng lượng đa dạng, có tính thực tiễn cao. Đó là công bằng trong khả năng tiếp cận công nghệ xanh, tài chính xanh đối với các nước đang và kém phát triển; công bằng trong việc bảo đảm không gian và cơ hội phát triển giữa các nhóm nước và các nhóm cộng đồng trong xã hội để không một ai hay quốc gia nào bị bỏ lại phía sau.

Chuyển đổi xanh cần được thực hiện đồng bộ trên phạm vi toàn cầu. Biên giới quốc gia của thách thức khí hậu là không có. Việc thủng tầng ô-zôn ở một góc nào đó trên thế giới sẽ tác động nhanh chóng đến biến đổi khí hậu toàn trái đất. Do đó, cần sự phối hợp chính sách, quyết tâm thực hiện của tất cả các quốc gia trên thế giới. Việt Nam đánh giá cao Diễn đàn IFCMA của OECD; việc thống nhất một số định hướng, chính sách chung ở cấp độ toàn cầu như sứ mệnh của IFCMA đóng vai trò quan trọng.

Quá trình chuyển đổi xanh là một cuộc cách mạng, mà muốn thành công cần tư duy và hành động đột phá, nhất là mạnh dạn ứng dụng các công nghệ mới xanh hơn, hiệu quả và thông minh hơn. Để giảm thiểu các rủi ro phải đánh đổi khi đột phá, Việt Nam mong các nước OECD, những nước đi đầu về công nghệ, giúp tiên phong phát triển và chuyển giao công nghệ mới hiệu quả, an toàn, phù hợp cho các nước đang phát triển.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cũng cho biết, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu. Chuyển đổi sang kinh tế xanh, tuần hoàn, ít phát thải luôn là chủ trương phát triển xuyên suốt và nhất quán của Việt Nam. Mặc dù là một nước đang phát triển và trong quá trình chuyển đổi, Việt Nam đã có những cam kết đầy tham vọng và cùng chung tay trách nhiệm với cộng đồng quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu. Quyết tâm này đã được thể hiện rõ qua cam kết mạnh mẽ của Việt Nam tại COP 26, việc thiết lập Quan hệ đối tác về chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) với các nước G7 và gần đây nhất là việc thông qua Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030. 

Lộ trình hành động vì khí hậu này chỉ có thể thành công với sự hỗ trợ của bạn bè quốc tế, đặc biệt là OECD qua hỗ trợ vốn ưu đãi, chuyển giao công nghệ, xây dựng thể chế chính sách, quản trị và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Việt Nam cũng mong OECD hỗ trợ trong quản lý, sử dụng bền vững nguồn nước, nhất là tại vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp và làm việc với Tổng Giám đốc UNESCO
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp và làm việc với Tổng Giám đốc UNESCO

VOV.VN - Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp, ngày 5/6/2023, tại Paris, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã thăm Trụ sở Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO); gặp và làm việc với Tổng Giám đốc UNESCO - bà Audrey Azoulay.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp và làm việc với Tổng Giám đốc UNESCO

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp và làm việc với Tổng Giám đốc UNESCO

VOV.VN - Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp, ngày 5/6/2023, tại Paris, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã thăm Trụ sở Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO); gặp và làm việc với Tổng Giám đốc UNESCO - bà Audrey Azoulay.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Bộ trưởng châu Âu và Ngoại giao Pháp
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Bộ trưởng châu Âu và Ngoại giao Pháp

VOV.VN - Nhận lời mời của Bộ trưởng châu Âu và Ngoại giao Pháp Catherine Colonna, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn đã thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 5-6/6/2023.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Bộ trưởng châu Âu và Ngoại giao Pháp

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Bộ trưởng châu Âu và Ngoại giao Pháp

VOV.VN - Nhận lời mời của Bộ trưởng châu Âu và Ngoại giao Pháp Catherine Colonna, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn đã thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 5-6/6/2023.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn gặp Ngoại trưởng Anh
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn gặp Ngoại trưởng Anh

VOV.VN - Tại Thủ đô London, Vương quốc Anh, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp làm việc với Ngoại trưởng Anh James Cleverly.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn gặp Ngoại trưởng Anh

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn gặp Ngoại trưởng Anh

VOV.VN - Tại Thủ đô London, Vương quốc Anh, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp làm việc với Ngoại trưởng Anh James Cleverly.