Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm để đạt mục tiêu tiêm chủng toàn cầu

VOV.VN - Phó Thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh phát biểu tại Đại hội đồng LHQ, nêu đề xuất của Việt Nam nhằm thúc đẩy tiêm chủng rộng rãi toàn cầu.

Ngày 26/2 (theo giờ Hà Nội), Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, đã có bài phát biểu ghi hình trước tại Cuộc họp cấp cao của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về chủ đề “Tạo động lực cho tiêm chủng toàn cầu”, trong đó nêu ra những đề xuất quan trọng để cộng đồng quốc tế đạt được mục tiêu tiêm chủng rộng rãi.

Cuộc họp diễn ra theo hình thức trực tiếp kết hợp trưc tuyến tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Mỹ, với sự tham dự và phát biểu của Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, 18 Lãnh đạo Nhà nước hoặc Chính phủ, gần 80 Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng và Lãnh đạo nhiều tổ chức và cơ chế quốc tế. Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh đề cao ý nghĩa của việc tiêm chủng trong công tác phòng chống đại dịch COVID-19.

“Vaccine đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch. Với phương châm đặt sức khỏe của người dân lên cao nhất, Việt Nam đã tiến hành một chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử. Hơn 190 triệu liều vaccine đã được tiêm cho 97% dân số trên 18 tuổi và gần 90% trẻ em trên 12 tuổi. Việc tiêm chủng cho trẻ em từ 5 đến 12 tuổi cũng đang được chuẩn bị tích cực. Với thành tích tiêm chủng này, Việt Nam đã giảm thiểu tác động của đại dịch và chuyển sang tái mở cửa kinh tế - xã hội một cách an toàn, linh hoạt, hiệu quả và quá trình phục hồi dựa trên chuyển đổi xanh và kỹ thuật số”, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu.

Phó Thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh đồng thời đưa ra những đề xuất quan trọng để cộng đồng quốc tế đạt được mục tiêu tiêm chủng rộng rãi toàn cầu: “Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với các nước khác nhằm đạt mục tiêu tiêm chủng rộng rãi toàn cầu. Trước tiên là cần thúc đẩy cách tiếp cận toàn cầu nhằm đạt được một giải pháp toàn cầu, phát huy đoàn kết và hợp tác quốc tế; đề cao chủ nghĩa đa phương trong cuộc chiến chống dịch bệnh để không một quốc gia, không một ai bị bỏ lại phía sau. Thứ hai chúng ta cần tăng cường nguồn cung vaccine, bao gồm thông qua chương trình COVAX và hỗ trợ các nước đang phát triển nâng cao năng lực vaccine. Thứ 3, các nước đang phát triển phải được hỗ trợ xây dựng năng lực sản xuất vaccine và điều trị đặc biệt thông qua hợp tác sản xuất và chuyển giao công nghệ”.

Nhân dịp này, Phó Thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh cảm ơn các bạn bè và đối tác trên khắp thế giới đã hỗ trợ vaccine và trang thiết bị, vật tư y tế cho Việt Nam thông qua Chương trình COVAX hoặc kênh song phương. Đặc biệt, Phó Thủ tướng hoan nghênh thông báo mới đây của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về việc một số nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, được chọn để hợp tác tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine mRNA; cho biết Việt Nam sẽ tận dụng tốt cơ hội hợp tác rất có ý nghĩa này để đóng góp vào nỗ lực chung của quốc tế nhằm thúc đẩy tiêm chủng toàn cầu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Indonesia tự tin trở thành nhà sản xuất vaccine mRNA lớn nhất Đông Nam Á
Indonesia tự tin trở thành nhà sản xuất vaccine mRNA lớn nhất Đông Nam Á

VOV.VN - Sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine mRNA cho 11 quốc gia trong đó có Indonesia, quốc gia Đông Nam Á này tự tin sẽ trở thành trung tâm sản xuất vaccine công nghệ tiên tiến lớn nhất khu vực. 

Indonesia tự tin trở thành nhà sản xuất vaccine mRNA lớn nhất Đông Nam Á

Indonesia tự tin trở thành nhà sản xuất vaccine mRNA lớn nhất Đông Nam Á

VOV.VN - Sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine mRNA cho 11 quốc gia trong đó có Indonesia, quốc gia Đông Nam Á này tự tin sẽ trở thành trung tâm sản xuất vaccine công nghệ tiên tiến lớn nhất khu vực. 

TP.HCM sẵn sàng tiêm vaccine cho trẻ từ 5-11 tuổi khi được Bộ Y tế cho phép
TP.HCM sẵn sàng tiêm vaccine cho trẻ từ 5-11 tuổi khi được Bộ Y tế cho phép

VOV.VN - TP.HCM tổ chức song song hai hình thức dạy học trực tiếp và trực tuyến. Ngành y tế của thành phố cũng chuẩn bị sẵn sàng kịch bản khi số trẻ mắc COVID-19 tăng.

TP.HCM sẵn sàng tiêm vaccine cho trẻ từ 5-11 tuổi khi được Bộ Y tế cho phép

TP.HCM sẵn sàng tiêm vaccine cho trẻ từ 5-11 tuổi khi được Bộ Y tế cho phép

VOV.VN - TP.HCM tổ chức song song hai hình thức dạy học trực tiếp và trực tuyến. Ngành y tế của thành phố cũng chuẩn bị sẵn sàng kịch bản khi số trẻ mắc COVID-19 tăng.

WHO mở rộng “độ bao phủ” công nghệ vaccine ngừa Covid-19, trong đó có Việt Nam
WHO mở rộng “độ bao phủ” công nghệ vaccine ngừa Covid-19, trong đó có Việt Nam

VOV.VN - Việt Nam nằm trong số 5 quốc gia vừa được WHO lựa chọn tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine RNA thông tin hay còn gọi là mRNA, vốn đã chứng minh hiệu quả trong phát triển vaccine ngừa Covid-19.

WHO mở rộng “độ bao phủ” công nghệ vaccine ngừa Covid-19, trong đó có Việt Nam

WHO mở rộng “độ bao phủ” công nghệ vaccine ngừa Covid-19, trong đó có Việt Nam

VOV.VN - Việt Nam nằm trong số 5 quốc gia vừa được WHO lựa chọn tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine RNA thông tin hay còn gọi là mRNA, vốn đã chứng minh hiệu quả trong phát triển vaccine ngừa Covid-19.

WHO công bố chuyển giao công nghệ vaccine mRNA cho Việt Nam
WHO công bố chuyển giao công nghệ vaccine mRNA cho Việt Nam

VOV.VN - Việt Nam cùng với Bangladesh, Indonesia, Pakistan, Serbia được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố là nước tiếp nhận công nghệ mRNA từ trung tâm chuyển giao công nghệ mRNA của WHO.

WHO công bố chuyển giao công nghệ vaccine mRNA cho Việt Nam

WHO công bố chuyển giao công nghệ vaccine mRNA cho Việt Nam

VOV.VN - Việt Nam cùng với Bangladesh, Indonesia, Pakistan, Serbia được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố là nước tiếp nhận công nghệ mRNA từ trung tâm chuyển giao công nghệ mRNA của WHO.