Xử lý nghiêm sai phạm trong ban hành văn bản quy phạm pháp luật

VOV.VN - Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, “lợi ích nhóm”, “lợi ích cục bộ” trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Nội dung này được thể hiện rõ trong Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV vừa được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội ký ban hành.

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương lập pháp

Đối với lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, nghị quyết nhấn mạnh tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các nhiệm vụ, giải pháp, yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động xây dựng pháp luật được đề ra tại Kết luận số 19-KL/TW ngày 14/10/2021 của Bộ Chính trị về Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 ngày 05/11/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường trách nhiệm trong công tác xây dựng pháp luật, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu. Tập trung khắc phục tình trạng gửi chậm hồ sơ đề xuất xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội không phù hợp với quy định, nhất là việc thực hiện chủ trương thí điểm những nội dung khác luật, những đề xuất một luật sửa đổi, bổ sung nhiều luật nhưng chưa lý giải thuyết phục sự cần thiết và chưa đánh giá kỹ tác động.

Việc thí điểm phải xác định phạm vi, không gian, thời gian, địa chỉ cụ thể và phải được thực hiện đúng trình tự, thủ tục quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị rà soát, bảo đảm thực hiện kịp thời, đầy đủ, có chất lượng việc triển khai các luật, nghị quyết của Quốc hội ban hành từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến nay, báo cáo tại Hội nghị toàn quốc triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội khóa XV vào đầu tháng 9/2023.

Chỉ đạo rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong một số lĩnh vực theo yêu cầu tại Nghị quyết số 101/2023/QH15, kịp thời phát hiện các quy định có mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập liên quan đến các thị trường hàng hóa, dịch vụ, chứng khoán, bất động sản, mua sắm, đầu tư công, phòng cháy, chữa cháy, hoàn thuế giá trị gia tăng để sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật, báo cáo Quốc hội kết quả rà soát tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023).

“Chấm dứt tình trạng sử dụng hình thức văn bản không phải là văn bản quy phạm pháp luật để quy định các nội dung có tính quy phạm pháp luật, nhất là đặt ra quy trình, thủ tục, yêu cầu khác với quy định của pháp luật hiện hành. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, “lợi ích nhóm”, “lợi ích cục bộ” trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật” – nghị quyết nêu rõ.

Bên cạnh đó, nâng cao hiệu quả, chất lượng, kỷ luật, kỷ cương trong kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; xử lý nghiêm, kịp thời tổ chức, cá nhân để xảy ra sai phạm trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Rà soát để phát hiện quy định chồng chéo

Nghị quyết cũng yêu cầu rà soát, thể chế hóa đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng về hoạt động đấu giá tài sản, tạo điều kiện cho hoạt động đấu giá tài sản phát triển theo hướng chuyên nghiệp, công khai, minh bạch.

Những vấn đề mang tính cấp bách cần tập trung sửa đổi, bổ sung; khắc phục sơ hở, chồng chéo, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, chặt chẽ cho việc tổ chức đấu giá tài sản, ngăn chặn hiệu quả và khắc phục triệt để tình trạng tiêu cực, vi phạm pháp luật trong hoạt động đấu giá tài sản. Chính phủ khẩn trương chuẩn bị, bảo đảm chất lượng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6, thông qua tại Kỳ họp thứ 7.

Nội dung khác được Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý là kiện toàn tổ chức pháp chế, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn và quan tâm chế độ, chính sách cho đội ngũ công chức pháp chế; khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm của một bộ phận công chức pháp chế. Tiếp tục làm tốt công tác truyền thông về chính sách, pháp luật; tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam hàng năm thiết thực, hiệu quả.

Liên quan giám định tư pháp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện giám định, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong công tác quản lý nhà nước về giám định tư pháp; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bảo đảm kinh phí, điều kiện hoạt động và chế độ, chính sách phù hợp đối với hoạt động giám định tư pháp.

“Nghiên cứu, rà soát, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung Luật Giám định tư pháp và các văn bản có liên quan nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu cải cách tư pháp và phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật. Chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động giám định tư pháp” – Nghị quyết nêu rõ, đồng thời yêu cầu tiếp tục hoàn thiện cơ chế huy động nguồn lực để xã hội hóa và phát triển lĩnh vực giám định tư pháp.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Kiện toàn lực lượng Kiểm ngư và thành lập Kiểm ngư địa phương theo quy định”
“Kiện toàn lực lượng Kiểm ngư và thành lập Kiểm ngư địa phương theo quy định”

VOV.VN - Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh việc kiện toàn lực lượng Kiểm ngư và thành lập Kiểm ngư địa phương theo quy định của Luật Thủy sản; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm vi phạm pháp luật trong khai thác bất hợp pháp.

“Kiện toàn lực lượng Kiểm ngư và thành lập Kiểm ngư địa phương theo quy định”

“Kiện toàn lực lượng Kiểm ngư và thành lập Kiểm ngư địa phương theo quy định”

VOV.VN - Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh việc kiện toàn lực lượng Kiểm ngư và thành lập Kiểm ngư địa phương theo quy định của Luật Thủy sản; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm vi phạm pháp luật trong khai thác bất hợp pháp.

Chủ tịch Quốc hội: Không để quy định pháp luật sơ hở, tạo cơ chế xin – cho
Chủ tịch Quốc hội: Không để quy định pháp luật sơ hở, tạo cơ chế xin – cho

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu phải quán triệt quan điểm chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật. Không để quy phạm pháp luật sơ hở, tạo cơ chế xin – cho, cài cắm.

Chủ tịch Quốc hội: Không để quy định pháp luật sơ hở, tạo cơ chế xin – cho

Chủ tịch Quốc hội: Không để quy định pháp luật sơ hở, tạo cơ chế xin – cho

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu phải quán triệt quan điểm chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật. Không để quy phạm pháp luật sơ hở, tạo cơ chế xin – cho, cài cắm.

Bộ trưởng Tư pháp: Chặn thông đồng dìm giá khi đấu giá tài sản công
Bộ trưởng Tư pháp: Chặn thông đồng dìm giá khi đấu giá tài sản công

VOV.VN - Bộ Tư pháp sẽ định hướng sửa Luật Đấu giá tài sản theo hướng siết chặt một số quy định để tránh thông đồng, dìm giá; tăng cường năng lực, chuyên nghiệp hóa đội ngũ đấu giá; phát triển đấu giá trực tuyến…

Bộ trưởng Tư pháp: Chặn thông đồng dìm giá khi đấu giá tài sản công

Bộ trưởng Tư pháp: Chặn thông đồng dìm giá khi đấu giá tài sản công

VOV.VN - Bộ Tư pháp sẽ định hướng sửa Luật Đấu giá tài sản theo hướng siết chặt một số quy định để tránh thông đồng, dìm giá; tăng cường năng lực, chuyên nghiệp hóa đội ngũ đấu giá; phát triển đấu giá trực tuyến…

Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long: "Vấn đề sợ trách nhiệm là có"
Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long: "Vấn đề sợ trách nhiệm là có"

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long thừa nhận có vấn đề sợ trách nhiệm. Điều này không chỉ Chính phủ, Bộ Tư pháp nói mà lãnh đạo Đảng, Nhà nước và diễn đàn Quốc hội cũng nói nhiều.

Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long: "Vấn đề sợ trách nhiệm là có"

Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long: "Vấn đề sợ trách nhiệm là có"

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long thừa nhận có vấn đề sợ trách nhiệm. Điều này không chỉ Chính phủ, Bộ Tư pháp nói mà lãnh đạo Đảng, Nhà nước và diễn đàn Quốc hội cũng nói nhiều.