Ý kiến về Dự thảo Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(VOV) -Cử tri cho rằng: Chống lãng phí là không thể chậm trễ vì lãng phí đang diễn ra hàng ngày hàng giờ

Sáng nay (18/6), các đại biểu Quốc hội thảo luận về dự án Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi) và được Đài TNVN tường thuật trực tiếp để đông đảo cử tri theo dõi.

Cử tri Trần Văn Trung, ở  TP Hà Nội cho rằng: Chống lãng phí là không thể chậm trễ vì lãng phí đang diễn ra hàng ngày hàng giờ ở mọi nơi mọi lúc, đơn cử là việc nhiều cơ quan, đơn vị đang sử dụng điện rất lãng phí. Theo cử tri, ngoài những quy định về thực hiện chống lãng phí thì cần nâng cao ý thức của người dân để có thể ngăn chặn được lãng phí. Tuy nhiên, nếu không có quy định cụ thể thì rất khó thực thi hiệu quả Luật thực hành tiết kiệm và lãng phí về tài sản công.

Cử tri Trần Văn Trung đề nghị: Trong một cơ quan đơn vị phải có những quy định, kiểm tra, đôn đốc chống lãng phí về điện. Người không phải trả tiền thì rất dễ dùng lãng phí. Nhưng nếu họ phải trả tiền thì lại phải tính. Nếu của công cũng như các cụ thường nói là “cha chung không ai khóc” thì cái đó là ý thức của mình. Chính vì thế ta mới phải thực hành vận động, nhưng nếu vận động thuyết phục không được thì phải có những biện pháp mạnh hơn, cứng rắn hơn, bắt buộc.

Cử tri Phạm Văn Thuyn, xã Thái Hồng, huyện Thái Thụy, tại Thái Bình thì cho rằng: Hiện nay, lãng phí trong đầu tư rất rõ nhận thấy. Nhiều công trình được đầu tư nhưng không trọn vẹn, dàn trải. Tiền tỷ được đầu tư nhưng công trình đang trong tình trạng dở dang và chưa biết đến khi nào có thể hoàn thành. Cử tri Phạm Văn Thuyn đề nghị nên bổ sung quy định xử lý các hành vi gây lãng phí công trình và cần có chế tài xử phạt cụ thể đối với người đứng đầu khi để xảy ra lãng phí trong cơ quan, đơn vị mình.

Ông Thuyn cho rằng: Quy định để cho luật chống lãng phí này thực sự đi vào người dân thì trước hết là phải phân rõ vai trò, trách nhiệm của từng cấp có thẩm quyền mà liên quan vấn đề về lãng phí. Người chống lãng phí này là của cấp nào, tất nhiên là phải của toàn dân nhưng phải là cấp nào chu trì thực thi luật này và hiệu quả. Hình thức chế tài xử lý khi các cơ quan doanh nghiệp hoặc kể cả các cơ quan doanh nghiệp của nhà nước quản lý kinh tế nhà nước mà lãng phí thì phải xử lý như thế nào và chế tài thật thỏa đáng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lãng phí gây hại không kém tham nhũng
Lãng phí gây hại không kém tham nhũng

(VOV) -Luật nên qui định rõ, nếu lãng phí ở mức nào đó thì bị coi là chiếm đoạt tài sản công và truy cứu trách nhiệm hình sự.

Lãng phí gây hại không kém tham nhũng

Lãng phí gây hại không kém tham nhũng

(VOV) -Luật nên qui định rõ, nếu lãng phí ở mức nào đó thì bị coi là chiếm đoạt tài sản công và truy cứu trách nhiệm hình sự.

Phải coi lãng phí là những “tổ mối” cần thuốc đặc trị
Phải coi lãng phí là những “tổ mối” cần thuốc đặc trị

(VOV) - Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí (sửa đổi) được đông đảo cử tri và nhân dân quan tâm.

Phải coi lãng phí là những “tổ mối” cần thuốc đặc trị

Phải coi lãng phí là những “tổ mối” cần thuốc đặc trị

(VOV) - Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí (sửa đổi) được đông đảo cử tri và nhân dân quan tâm.

Lãng phí nghiêm trọng do qui hoạch sử dụng đất kém
Lãng phí nghiêm trọng do qui hoạch sử dụng đất kém

(VOV) -Nhiều dự án sau khi công bố qui hoạch thì nằm im hoặc hoạt động cầm chừng,  ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Lãng phí nghiêm trọng do qui hoạch sử dụng đất kém

Lãng phí nghiêm trọng do qui hoạch sử dụng đất kém

(VOV) -Nhiều dự án sau khi công bố qui hoạch thì nằm im hoặc hoạt động cầm chừng,  ảnh hưởng đến đời sống người dân.