Yên Bái xử lý vụ “biệt phủ” sai phép còn quá nhẹ, chưa thuyết phục

VOV.VN -Xử lý  "Biệt phủ" sai phép của ông Phạm Sỹ Quí cũng như những biểu hiện thiếu trung thực của ông này đang  bị dư luận cho là quá nhẹ. 

Xử phạt hành chính để cho “biệt phủ” tồn tại

Mới đây, UBND tỉnh Yên Bái đã có văn bản gửi Thủ tướng và Thanh tra Chính phủ về kết quả xử lý sau thanh tra liên quan đến vụ "biệt phủ" của ông Phạm Sỹ Quý - nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Yên Bái.

Theo đó, tỉnh Yên Bái đã xử phạt hành chính số tiền 507 triệu đồng đối với những vi phạm xây dựng sai phép và xây dựng không phép tại "biệt phủ" của gia đình ông Phạm Sỹ Quý. Cùng với đó là khoản phạt trên 50 triệu đồng do chậm nộp thuế. Đáng nói, sau khi nộp phạt với số tiền nêu trên, các hạng mục công trình sai phép và không phép được tiếp tục cho tồn tại.

Trước đó, ông Phạm Sỹ Quý bị kỷ luật cảnh cáo về mặt Đảng và cho thôi các chức vụ Bí thư Đảng ủy, Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ Sở TN-MT, điều động đảm nhiệm chức vụ Phó văn phòng HĐND tỉnh Yên Bái.

Khu biệt phủ rộng hơn 13.000 m2 của nguyên Giám đốc Sở TN&MT Yên Bái Phạm Sỹ Quý (Ảnh: Dân Việt)
Theo dõi kết luận trên các phương tiện thông tin đại chúng, ông Đỗ Văn Ân – nguyên Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ nhận thấy hình thức xử lý vụ việc này “rất kỳ lạ”. Theo ông, “công trình xây dựng không phép hoặc sai phép thì phải phá dỡ. Xử phạt hành chính để cho tồn tại, nếu vậy người nào có tiền thì có được vượt qua pháp luật không?”.

Kết luận thanh tra chỉ rõ ông Qúy vi phạm khoản 4, Điều 37 Luật Phòng, chống tham nhũng khi để vợ kinh doanh trong phạm vi do mình quản lý trực tiếp. Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ xác định khi được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường, ông Qúy đã không trung thực khi kê khai thiếu 7.905 m2 đất ở, hơn 27.500 m2 đất nông nghiệp vợ đứng tên, không kê khai căn nhà đang xây dựng diện tích xây dựng 600 m2 tại tổ 51 phường Minh Tân và không kê khai tiền vay ngân hàng hơn 9,1 tỉ đồng và nợ bạn bè 60 cây vàng.

Theo ông Đỗ Văn Ân, việc một cán bộ lãnh đạo mà thiếu trung thực, minh bạch, trong khi hình thức xử lý là cảnh cáo và xử phạt hành chính thì dư luận sẽ đặt câu hỏi liệu có sự “chống lưng, nâng đỡ” hay không?.

“Trong bối cảnh Đảng và Nhà nước đang quyết tâm chống tham nhũng để lấy lại niềm tin của nhân dân thì việc xử lý kỷ luật ông Quý ở Yên Bái không thỏa đáng ở chỗ, cán bộ vi phạm pháp luật nhưng bị xử phạt hành chính để cho tồn tại thì không đúng. Cán bộ lãnh đạo không trung thực trong kê khai tài sản, không trung thực trong việc đóng thuế, vay tiền mà vẫn được sử dụng làm lãnh đạo trong một cơ quan cấp tỉnh thì ai còn tin tỉnh nữa. Cán bộ đã gian dối thì dân sẽ không còn niềm tin” – ông Đỗ Văn Ân cho hay.

Nguyên Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ phân tích, mấu chốt của vấn đề là phải làm rõ nguồn gốc tài sản của ông Phạm Sỹ Quý từ đâu mà có. Nếu đó là tài sản tham ô, tham nhũng thì Nhà nước phải thu hồi; và nếu tài sản đó là hợp pháp được xây dựng nên từ mồ hôi công sức, nhờ bán lá chít, buôn chổi đót... thì cần phổ biến kinh nghiệm làm giàu này cho người dân cùng biết.

Ông Đỗ Văn Ân - nguyên Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ.
“Việc chứng minh tài sản của cán bộ có bất minh hay không thực sự không khó nếu như chúng ta quyết tâm làm. Bởi vì lương công chức của anh thế này mà lại có khối tài sản kếch xù thế kia thì anh lấy ở đâu ra? Anh giải thích có khối tài sản lớn là nhờ bán chổi đót, nuôi lợn, nuôi gà mới có thì thật nực cười, không hợp lý” – ông Đỗ Văn Ân nói.

Những câu hỏi còn bỏ ngỏ

Cùng chung nhận định, ông Trần Cao Vang, Bí thư chi bộ tổ dân phố 15, phường Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội tỏ ra băn khoăn trước kết quả xử lý sau thanh tra liên quan đến vụ biệt phủ của ông Phạm Sỹ Quý. Khối tài sản “khủng” của vị quan chức này do đâu mà có, hợp pháp hay không hợp pháp, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất có đúng hay không?... là những câu hỏi còn bỏ ngỏ cần sự vào cuộc của các cơ quan thanh tra, kiểm tra.

“Cán bộ mắc sai phạm đến mức chịu kỷ luật cảnh cáo và buộc thôi giữ chức vụ mà lại được điều chuyển từ chỗ nọ sang chỗ kia với một vị trí gần như tương đương thì… hòa cả làng” – ông Vang nói và cho rằng, hình thức kỷ luật này không thuyết phục và đủ sức răn đe.

Vị Bí thư chi bộ cũng cho rằng, đối với bất cứ ai vi phạm đều phải bị xử lý và với người đứng đầu càng phải xử lý nghiêm để làm gương. Đó không chỉ là đòi hỏi của người dân mà còn là chủ trương của Đảng và Nhà nước trong xử lý tham nhũng.

Trước đó, vào chiều 23/10, Thanh tra Chính phủ chính thức công bố kết luận thanh tra việc quản lý đất đai, cấp phép xây dựng và quản lý xây dựng; việc chấp hành pháp luật về minh bạch tài sản, thu nhập liên quan khu đất tại tổ 42, tổ 52 phường Minh Tân, TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái.

Theo kết luận thanh tra, ông Phạm Sỹ Quý đã vi phạm khoản 4, Điều 37 Luật Phòng, chống tham nhũng (ông Quý không được để vợ kinh doanh trong phạm vi do mình quản lý trực tiếp)”; vi phạm quy định về trách nhiệm của người có nghĩa vụ phải kê khai tại khoản 1, Điều 5; vi phạm quy định về những hành vi bị nghiêm cấm tại khoản 1, Điều 6, Nghị định số 78/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập, gây nghi ngờ về tài sản của gia đình, tạo dư luận không tốt đối với cán bộ trong bộ máy của Nhà nước cũng như sự minh bạch của đối tượng phải kê khai; vi phạm Chỉ thị 33-CT/TW ngày 3/1/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản.

“Những vi phạm trên của ông Phạm Sỹ Quý đến mức phải thi hành kỷ luật một cách nghiêm minh”, Thanh tra Chính phủ đánh giá.

Liên quan đến vụ việc này, đã có 14 cá nhân bị xử lý kỷ luật về mặt Đảng và chính quyền.

Trong đó, những cán bộ, công chức cấp phòng trở xuống thuộc Thành phố Yên Bái, Ban Thường vụ Thành ủy Yên Bái đã quyết định kỷ luật với hình thức khiển trách về Đảng; Chủ tịch UBND thành phố Yên Bái chịu hình thức kỷ luật khiển trách về mặt chính quyền.

Chủ tịch UBND phường Minh Tân, thành phố Yên Bái và cán bộ địa chính phường này cũng đã bị kỷ luật. Hai cán bộ, công chức của Chi cục Thuế thành phố Yên Bái là ông Phạm Thanh Hải, Chi cục trưởng và ông Ngô Văn Xuân, Phó đội trưởng Đội Trước bạ và thu khác - Chi cục Thuế thành phố Yên Bái cũng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Biệt phủ vẫn sừng sững, nhiều “củi tươi” vẫn an toàn sau những bức xúc”
“Biệt phủ vẫn sừng sững, nhiều “củi tươi” vẫn an toàn sau những bức xúc”

VOV.VN - Nữ đại biểu Quốc hội Phạm Thị Minh Hiền bày tỏ khi phát biểu về báo cáo công tác phòng chống tội phạm, thi hành án, phòng chống tham nhũng.

“Biệt phủ vẫn sừng sững, nhiều “củi tươi” vẫn an toàn sau những bức xúc”

“Biệt phủ vẫn sừng sững, nhiều “củi tươi” vẫn an toàn sau những bức xúc”

VOV.VN - Nữ đại biểu Quốc hội Phạm Thị Minh Hiền bày tỏ khi phát biểu về báo cáo công tác phòng chống tội phạm, thi hành án, phòng chống tham nhũng.

Yên Bái phạt gia đình cựu GĐ Sở 500 triệu đồng, cho tồn tại “biệt phủ“
Yên Bái phạt gia đình cựu GĐ Sở 500 triệu đồng, cho tồn tại “biệt phủ“

Gia đình ông Phạm Sỹ Quý đã nộp hơn 500 triệu đồng tiền phạt, tuy nhiên "biệt phủ" vẫn được cho tồn tại.

Yên Bái phạt gia đình cựu GĐ Sở 500 triệu đồng, cho tồn tại “biệt phủ“

Yên Bái phạt gia đình cựu GĐ Sở 500 triệu đồng, cho tồn tại “biệt phủ“

Gia đình ông Phạm Sỹ Quý đã nộp hơn 500 triệu đồng tiền phạt, tuy nhiên "biệt phủ" vẫn được cho tồn tại.

Công bố sai phạm vụ “biệt phủ” Yên Bái, kiến nghị kỷ luật ông Phạm Sỹ Quý
Công bố sai phạm vụ “biệt phủ” Yên Bái, kiến nghị kỷ luật ông Phạm Sỹ Quý

VOV.VN - Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, những vi phạm của ông Phạm Sỹ Quý đến mức phải thi hành kỷ luật một cách nghiêm minh.

Công bố sai phạm vụ “biệt phủ” Yên Bái, kiến nghị kỷ luật ông Phạm Sỹ Quý

Công bố sai phạm vụ “biệt phủ” Yên Bái, kiến nghị kỷ luật ông Phạm Sỹ Quý

VOV.VN - Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, những vi phạm của ông Phạm Sỹ Quý đến mức phải thi hành kỷ luật một cách nghiêm minh.

“Giải trình có “biệt phủ” từ nuôi lợn, trồng rau là không hợp lý“
“Giải trình có “biệt phủ” từ nuôi lợn, trồng rau là không hợp lý“

VOV.VN - Theo ông Đinh Văn Minh, việc quan chức giải trình về nguồn gốc khối tài sản lớn bằng cách ở nhà nuôi lợn, trồng rau… là không hợp lý.

“Giải trình có “biệt phủ” từ nuôi lợn, trồng rau là không hợp lý“

“Giải trình có “biệt phủ” từ nuôi lợn, trồng rau là không hợp lý“

VOV.VN - Theo ông Đinh Văn Minh, việc quan chức giải trình về nguồn gốc khối tài sản lớn bằng cách ở nhà nuôi lợn, trồng rau… là không hợp lý.