20 mẹo chụp ảnh DSLR cho người mới
VOV.VN -Nếu bạn chưa sẵn sàng để học những kỹ năng phức tạp trong nhiếp ảnh nhưng vẫn muốn chụp thật đẹp bằng máy DSLR thì hãy tham khảo những hướng dẫn sau
1. Cầm máy ảnh đúng cách. Chìa khóa cho những bức ảnh đẹp là cầm máy đúng cách để tránh những hình ảnh bị rung. Quấn tay xung quanh phần tay cầm trên thân máy ảnh. Tay cầm là vùng kết cấu, nhô ra khỏi mặt trước của máy ảnh DSLR |
2. Cầm máy ảnh đúng cách. Đặt tay còn lại xung quanh đáy ống kính. Sử dụng ngón trỏ và ngón cái để giữ ống kính ổn định. |
3. Tự động lấy nét và chống rung. Khi mới bắt đầu, bạn nên bật chế độ tự động lấy nét và chống rung. Thao tác này sẽ làm cho ảnh của bạn trở nên rõ ràng hơn. Tự động lấy nét và chống rung thường được đặt trên ống kính của máy ảnh. |
4. Thẻ nhớ. Nếu máy ảnh của bạn không đi kèm với thẻ nhớ, bạn sẽ cần phải mua một chiếc vì hầu hết các máy ảnh DSLR không có bộ nhớ trong. Bạn có thể lưu trữ hàng trăm bức ảnh trên một thẻ nhớ có bộ nhớ 32GB. |
5. Nhận biết các chế độ. Các máy ảnh này có nhiều chế độ để chụp ảnh dễ dàng hơn. Các chế độ này cài đặt đèn flash, khẩu độ, tốc độ cửa chớp và nhiều hơn nữa cho bạn. Trên một số máy ảnh, ví dụ như trong dòng Canon, có một nút điều khiển chế độ bằng công tắc bật/tắt. Đối với những hãng khác, như một số máy ảnh của Nikon, bạn cần phải nhấn nút chế độ để truy cập các tùy chọn. Dưới đây là một số chế độ thông dụng. |
6. Chế độ Macro. Mọi người thường sử dụng chế độ Macro để chụp những vật nhỏ. Chế độ này cho phép bạn chụp những hình ảnh rõ nét về những thứ cận cảnh, lớn hoặc nhỏ, như bọ, chi tiết trên đồ trang sức, vân lá, hoa... Chế độ này thường được đánh dấu bằng biểu tượng hoa. |
7. Chế độ ban đêm. Khi trời tối, đặt máy ảnh của bạn vào chế độ ban đêm – thường được đánh dấu bởi biểu tượng mặt trăng – cho phép máy ảnh lấy càng nhiều ánh sáng càng tốt khi chụp. |
8. Chế độ thể thao. Được minh họa bởi biểu tượng người đang chạy - có tác dụng đóng băng ảnh động nên không có sự mờ nhòe. Chế độ này cũng cung cấp cho bạn tùy chọn chụp ảnh liên tục. Chỉ cần giữ ngón tay của bạn trên nút chụp và máy ảnh của bạn sẽ liên tục chụp ảnh để đảm bảo bạn có được tấm hình hoàn hảo nhất. |
9. Chế độ thể thao dành cho pháo hoa. Chế độ thể thao rất phù hợp để chụp ảnh trẻ em đang chạy, các cuộc đua xe, chơi thể thao v..v. nhưng còn rất phù hợp với việc chụp ảnh pháo hoa. Vì pháo hoa cung cấp rất nhiều ánh sáng nên không cần sử dụng chế độ ban đêm, thay vào đó là một chế độ đủ nhanh để bắt lại khoảnh khắc. |
10. Chế độ phong cảnh. Chế độ này được đánh dấu bằng biểu tượng núi. Bạn có thể dùng nó để chụp ảnh bên ngoài tòa nhà, cảnh quan hoặc lớn hơn thế nữa. |
11. Mẹo dành cho chế độ phong cảnh. Chế độ này không chỉ giúp bạn chụp ngoài trời, nó còn có thể sử dụng bất cứ lúc nào bạn muốn chụp nhiều đối tượng một lúc, hoặc chụp một đối tượng lớn. Chế độ này sẽ đảm bảo rằng toàn bộ ảnh được lấy nét và không mờ. |
12. Chế độ chân dung. Chế độ chân dung lại hoàn toàn đối lập với chế độ phong cảnh. Nó tập trung vào một đối tượng và làm cho phần còn lại của bức ảnh bị mờ đi một chút, rất phù hợp khi bạn muốn bức ảnh chỉ tập trung vào 1 người hoặc 1 vật thể. |
13. Chế độ video. Nếu bạn muốn quay phim, thì bạn sẽ phải chuyển sang chế độ video, được đánh dấu bằng biểu tượng của một máy quay video. Trên một số mẫu máy, bạn cần phải nhấn nút kính ngắm (nó sẽ có một chấm màu đỏ phía trên) để bắt đầu quay phim. |
14. Sửa đèn flash. Cẩn thận, chế độ macro, phong cảnh và chân dung có thể khiến cho đèn flash tắt đi trong trường hợp ánh sáng yếu, có thể gây ra những bóng mờ, lóa trên các vật bóng hoặc thiếu độ bão hòa màu. |
15. Sửa đèn flash. Để làm giảm cường độ của đèn flash, hãy bọc khăn tay mỏng, một mẩu giấy sáp hoặc khăn ăn trên đèn flash trước khi chụp. Bạn sẽ cần chút kinh nghiệm để tìm ra loại bọc cần thiết để có được bức ảnh ánh sáng thấp đẹp nhất. |
16 .Tìm hiểu về khả năng Wifi. Hầu hết các máy DSLR mới đều có thể sử dụng Wi-Fi. Điều này có nghĩa là bạn có thể tải ảnh lên các phương tiện truyền thông xã hội hoặc các tài khoản trực tiếp từ máy ảnh của mình. Một số còn có ứng dụng để điều khiển máy ảnh của bạn thông qua điện thoại. Hãy kiểm tra hướng dẫn sử dụng để tìm hiểu. |
17. Bảo vệ màn hình. Màn hình máy ảnh của bạn rất tinh tế, do đó hãy chắc chắn mua một tấm chắn màn hình trong để tránh bị trầy xước. |
18. Bộ lọc (filter). Bạn có thể gắn tất cả các loại filter tiện lợi vào ống kính của bạn để tạo ra hiệu ứng nhất định. Ví dụ các filter được nhuộm có thể thay đổi màu sắc tổng thể của ảnh. Hay filter phân cực có thể giảm ánh sáng phản chiếu trên các vật thể bóng, làm giàu màu sắc hơn và tăng độ tương phản. |
19. Kích thước ống kính. Trước khi đặt hàng các filter trực tuyến, hãy đảm bảo bạn biết kích thước ống kính của mình. Nếu bạn mua sai kích thước, filter sẽ không phù hợp. Thông thường, ống kính của bạn sẽ có kích thước được đánh dấu ở cuối theo milimet. Như ống kính trên hình là 58mm. |
20. Filter tự làm. Bạn cũng có thể tự tạo cho mình một filter của riêng bạn bằng việc sử dụng các đồ vật trong nhà. |