20 năm Internet Việt Nam: Những phát triển vượt bậc
VOV.VN -20 năm qua, Internet đã góp phần làm thay đổi mọi mặt của cuộc sống, đóng góp không nhỏ vào những thành tựu trên nhiều lĩnh vực
Internet còn là cầu nối thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam. Nhân kỷ niệm 20 năm Internet xuất hiện tại Việt Nam (11/1997-11/2017)
Internet-Kết nối đến tương lai |
Đồng quan điểm này, ông Eric Yeo, Tổng Giám đốc IBM Việt Nam cũng đánh giá cao tiềm năng Internet tại Việt Nam: "Tôi thực sự ấn tượng khi Việt Nam có tới trên 50 triệu người sử dụng Internet , chiếm 53% dân số. Con số này còn cao hơn tỷ lệ trung bình trên toàn cầu và khu vực Đông Nam Á, thể hiện sự tăng trưởng rất ấn tượng của Internet Việt Nam trong hai thập kỷ qua. Trong 20 năm qua, chính sách của Chính phủ đã tạo ra một nền tảng đúng đắn hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp tạo ra những doanh nghiệp dịch vụ Internet rất thành công. Nhưng tôi cho rằng chúng ta có thể làm nhiều điều hơn nữa khi bước vào giai đoạn tiếp theo với sự hỗ trợ của điện toán đám mây. Các công ty sử dụng công nghệ này có thể mở rộng quy mô hơn nữa."
Ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam.
Bên cạnh những giá trị làm thay đổi sâu sắc, tích cực đời sống kinh tế - xã hội và cuộc sống của người dân Việt Nam, sự phát triển nhanh chóng của Internet cùng với dịch vụ trên nền tảng số cũng đặt ra không ít thách thức. Ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam phân tích: "Cơ hội càng lớn bao nhiêu, nhu cầu càng lớn bao nhiêu, thì càng đòi hỏi hạ tầng phải mạnh, chất lượng hơn và liên tục có các công nghệ mới đưa vào đáp ứng. Đó là thách thức về mặt hạ tầng. Còn thách thức về công nghệ, dịch vụ để làm sao có nhiều tiện ích trên mạng. Thách thức nữa là làm sao lấy được giá trị trên cơ sở phát triển và cơ hội của Internet. Mà cơ hội đó là từ những nhà kinh doanh, mỗi cá nhân biết lấy giá trị và đặc biệt nhất là chính phủ điện tử."
Tiến sỹ Mai Liêm Trực nhấn mạnh các biện pháp để ngăn chặn: "Chúng ta phải dùng nhiều biện pháp khác nhau để ngăn chặn. Ví dụ giải pháp về công nghệ, kỹ thuật. Lúc đầu chúng tôi dùng là tường lửa, còn sau này là các phần mềm ngăn chặn. Thứ hai là dùng các biện pháp pháp lý và hành chính bằng luật lệ, quy định, nghị định, thông tư... Thứ ba, nhưng quan trọng nhất là tuyên truyền, giáo dục, nâng cao dân trí, xây dựng có hiệu quả môi trường sống tuyệt vời của chúng ta là không gian mạng. Đối với những thông tin xuyên tạc, độc hại, vu cáo... tôi cho rằng cách tốt nhất là dùng thông tin giải tỏa thông tin. Cách tốt nhất không phải là ngăn chặn mà là đưa thông tin kịp thời, chính xác, trung thực để giải tỏa thông tin xấu, độc trên mạng."
Thế giới hiện đã bước đến giai đoạn mà không một lĩnh vực, ngành nghề nào có thể tách rời khỏi công nghệ thông tin và Internet, nhất là khi Việt Nam bước vào kỷ nguyên của nền kinh tế số, ngưỡng cửa của cuộc cách mạng 4.0 thì tất cả các ngành nghề, lĩnh vực đều phải tiến tới kết nối số, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi không ngừng theo sự phát triển của công nghệ, nếu không muốn bị tụt lại phía sau./.