5 xu hướng "gây bão" truyền thông Internet năm 2016
VOV.VN - Số người sử dụng Internet trên toàn thế giới, sự chia sẻ ảnh và video trên mạng xã hội không ngừng tăng lên, tìm kiếm bằng giọng nói bùng nổ...
Đây là những nội dung chính trong báo cáo hàng năm của KPCB về những xu hướng truyền thông mạng Internet trong năm nay.
Sự chia sẻ ảnh và video trên mạng xã hội không ngừng tăng lên
1. Con số cư dân mạng trên toàn thế giới tăng với con số ổn định
Năm 2016, có 42% dân số thế giới đã truy cập vào mạng Internet. Theo báo cáo hàng năm của KPCB (Kleiner Perkins Caufield and Byers) về các xu hướng Internet chính trong năm, con số này tăng 9% so với năm 2014. Tỷ lệ tăng tương đương với năm 2013. Và trên thế giới vẫn còn gần 4 tỷ người chưa biết đến Internet.
Số lượng người sử dụng điện thoại thông minh đang chậm lại: tăng 23% so với 35% năm 2014. Trong năm 2007, 34% trong số học là cư dân thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đến nay, tỉ lệ này đã tăng lên 52%.
2. Ấn độ đứng thứ 2 thế giới về lượng cư dân mạng
Ấn Độ đạt mức tăng lượng dân truy cập mạng mạnh hơn nhiều so với các nước khác : 40% so với 33% năm 2014. Nước này có thể sẽ vượt Mỹ về số lượng người sử dụng Internet để chiếm vị trí thứ hai trên thế giới trong lĩnh vực này : 277 triệu người dân Ấn Độ lướt web (tương đương 22% dân số).
Đứng đầu danh sách truy cập mạng vẫn là Trung Quốc, với 668 triệu người (tương đương 49% dân số). Người dân Trung Quốc đã dành 35% thời gian của họ thiết bị di động tương đương 200 phút mỗi ngày trên WeChat.
3. Facebook, Snapchat, Instagram: cư dân từ 18-34 tuổi ưa chuộng
Những người từ 18 đến 34 tuổi ưa thích dạo chơi trên mạng Facebook nhất. Mạng của Mark Zuckerber có những đối thủ cạnh tranh đáng gườm như Snapchat, Instagram, Tumblr và Pinterest trong lĩnh vực chia sẻ hình ảnh.
Hơn 3 tỷ bức ảnh được chia sẻ hàng ngày trên Facebook, Facebook Messenger, Instagram, Snapchat và WhatsApp.
4. Bùng nổ video
Việc chia sẻ video trên mạng xã hội ngày càng phát triển. 8 tỷ video được xem mỗi ngày trên Facebook so với 10 tỷ video trên Snapchat.
Sau truyền hình thực tế, video theo yêu cầu (Netflix) và những câu chuyện Snapchat, Periscope Live và Facebook đi tiên phong trong tính năng tường thuật video.
5. Vai trò quan trọng của giọng nói
Sự tương tác với máy tính bảng và điện thoại thông minh ngày càng phát triển qua giọng nói. Một sự thay đổi do những tiến bộ trong tính năng nhận diện khuôn mặt : Các thiết bị được tích hợp các tình huống để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của người sử dụng. Chất lượng và tốc độ phản ứng rất cần thiết và đang được nâng cấp qua từng năm. Tại Mỹ, 20% việc tìm kiếm trên thiết bị di động sẽ bằng giọng nói./. Người Mỹ dần từ bỏ internet cáp, chuyển sang internet di động