An toàn thông tin mạng: “Xây tường rào” trước khi “xây nhà”

VOV.VN - “Trước đây, chúng ta xây nhà xong mới xây hàng rào. Bây giờ phải coi hàng rào là một phần tất yếu của ngôi nhà”.

Theo thống kê của Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam, trong 8 tháng của năm nay, ghi nhận hơn 7.000 sự cố tấn công mạng vào các trang web của nước ta. Trong đó có hàng nghìn sự cố tấn công lừa đảo hoặc tấn công thay đổi giao diện và hàng trăm sự cố website bị nhiễm mã độc.

Các chuyên gia bàn giải pháp nâng cao năng lực an toàn thông tin của Việt Nam.

Còn theo Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, tháng 9 của năm nay đã ghi nhận gần 4.000 cuộc tấn công mạng nhằm vào các hệ thống thông tin của cả nước. Dù chỉ số xếp hạng của Việt Nam đã tăng lên thứ 50 trong số 194 quốc gia vùng lãnh thổ, nhưng tình hình tấn công mạng ngày càng phổ biến. Một số cuộc tấn công mạng có chủ đích, đánh cắp thông tin bí mật nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng.

Ông Nguyễn Huy Dũng, Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng: “Trước đây, chúng ta xây nhà xong mới xây hàng rào. Bây giờ phải coi hàng rào là một phần tất yếu của ngôi nhà. Trong dự toán xây nhà phải có chi phí xây hàng rào”.

Ngoài ra, theo ông Dũng, cần phải thay đổi về quan điểm, thông tin phải là tài sản. Câu chuyện an toàn thông tin giống như gửi tiền vào ngân hàng an toàn hơn là giữ tiền ở nhà.

“Trước đây chúng ta cho rằng tự bảo vệ thông tin thì an toàn hơn, nhưng ngày nay việc thuê dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp của các đơn vị được cấp phép sẽ an toàn hơn”, ông Dũng nhấn mạnh.

Không có hệ thống thông tin nào là an toàn tuyệt đối, ngay cả với các nước phát triển. Trên thế giới, cứ mỗi giây lại có khoảng 108 cuộc tấn công mạng và 32 mã độc mới được tạo ra.

Điển hình là cuộc tấn công mạng từng làm mất điện 2 thành phố lớn ở Ukraina, cuộc tấn công mạng gây ngưng trệ hệ thống dịch vụ trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ và Hạ viện Nhật Bản hoặc trong thời gian diễn ra bầu cử Tổng thống Mỹ…Vậy mô hình nào đảm bảo an toàn thông tin mạng ở Việt Nam?

Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng, ngày nay, tư duy về an ninh mạng đã thay đổi, việc giữ kín thông tin khi xảy ra sự cố đã được thay thế bằng quan điểm “không ai an toàn một mình trong thế giới mạng”.

“Càng chia sẻ, chúng ta càng an toàn. Không chia sẻ, sau chúng ta lại sẽ là một ai đấy nữa bị tấn công tương tự, sau đó lại là một người tiếp theo, và cứ như vậy. Mức độ bảo đảm an toàn, an ninh mạng của một cơ quan, tổ chức không phải nằm ở việc cơ quan, tổ chức đó có bị tấn công hay không? Mà nằm ở cách thức cơ quan, tổ chức đó phản ứng như thế nào sau khi bị tấn công”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chỉ rõ.

Ra mắt hệ thống chia sẻ và giám sát an toàn thông tin.

Cùng với việc thành lập “Hệ thống Chia sẻ và giám sát an toàn thông tin phục vụ Chính phủ điện tử”, Bộ TT&TT đang xây dựng một mạng lưới gồm những chuyên gia và những đơn vị chuyên trách hoạt động trong lĩnh vực an ninh mạng. Đồng thời xác định, con người là quan trọng nhất để đảm bảo an toàn thông tin mạng, sau đó mới đến quy trình và giải pháp, thiết bị.

Tiến sĩ Phạm Văn Hậu, Giám đốc Trung tâm An ninh mạng, trường Đại học Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh cho biết, hiện mỗi năm, trường đào tạo 150 sinh viên để cung cấp nhân lực phục vụ đảm bảo an toàn thông tin mạng.

“Thực hiện Đề án của Chính phủ, trường Đại học Công nghệ thông tin thành phố Hồ Chí Minh là 1 trong 8 cơ sở được giao nhiệm vụ đào tạo trọng điểm về an toàn thông tin từ năm 2012. Sinh viên tốt nghiệp được trang bị kỹ lưỡng để trở thành lực lượng bảo vệ an ninh mạng”, ông Hậu nói.

Sau những cuộc tấn công mạng tại Hội nghị APEC Việt Nam năm 2017 và tại các Sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất trong những năm trước cho thấy, công tác đảm bảo an toàn thông tin cần được thực hiện thường xuyên, liên tục. Chính phủ đã chỉ đạo, kinh phí dành cho an toàn, an ninh mạng tối thiểu phải chiếm 10% tổng chi cho công nghệ thông tin.

Nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng an toàn thông tin mạng của nước ta, trước hết mỗi cơ quan tổ chức cần “xây tường rào” trước khi “xây nhà” để cùng nhau an toàn trong thế giới mạng.

Bên cạnh nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc làm ra những sản phẩm bảo mật chất lượng cao, cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường giám sát, hỗ trợ khắc phụ sự cố an ninh mạng, phục vụ Chính phủ điện tử, đô thị thông minh và bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng quốc gia./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sản phẩm an ninh mạng cho Việt Nam phải là “Make in Vietnam”
Sản phẩm an ninh mạng cho Việt Nam phải là “Make in Vietnam”

VOV.VN - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: Hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng cho Việt Nam phải là “Make in Vietnam”.

Sản phẩm an ninh mạng cho Việt Nam phải là “Make in Vietnam”

Sản phẩm an ninh mạng cho Việt Nam phải là “Make in Vietnam”

VOV.VN - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: Hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng cho Việt Nam phải là “Make in Vietnam”.

Lật mặt nhiều trò lừa đảo qua Internet
Lật mặt nhiều trò lừa đảo qua Internet

VOV.VN - Nếu như trước kia, lừa đảo qua mạng chỉ dừng lại ở việc hack tài khoản mạng xã hội thì giờ đây các thủ đoạn lừa đảo đã trở nên tinh vi hơn rất nhiều.

Lật mặt nhiều trò lừa đảo qua Internet

Lật mặt nhiều trò lừa đảo qua Internet

VOV.VN - Nếu như trước kia, lừa đảo qua mạng chỉ dừng lại ở việc hack tài khoản mạng xã hội thì giờ đây các thủ đoạn lừa đảo đã trở nên tinh vi hơn rất nhiều.

Ra mắt hệ thống chia sẻ và giám sát thông tin Chính phủ điện tử
Ra mắt hệ thống chia sẻ và giám sát thông tin Chính phủ điện tử

VOV.VN - Hôm nay (29/11), tại Hà Nội, Hệ thống chia sẻ và giám sát an toàn thông tin phục vụ Chính phủ điện tử chính thức ra mắt.

Ra mắt hệ thống chia sẻ và giám sát thông tin Chính phủ điện tử

Ra mắt hệ thống chia sẻ và giám sát thông tin Chính phủ điện tử

VOV.VN - Hôm nay (29/11), tại Hà Nội, Hệ thống chia sẻ và giám sát an toàn thông tin phục vụ Chính phủ điện tử chính thức ra mắt.