Báo động nguy cơ mất an toàn thông tin mạng tại Việt Nam

VOV.VN - Vấn đề an ninh mạng tại Việt Nam đang ở tình trạng báo động, với hàng loạt vụ tấn công có chủ đích vào nhiều hệ thống trọng yếu.

An ninh mạng giờ đây đã trở thành mối đe dọa lớn nhất đối với tất cả các công ty, tổ chức trên thế giới. Tại Việt Nam, vấn đề an ninh mạng cũng đang ở tình trạng báo động, với hàng loạt vụ tấn công có chủ đích vào hệ thống sân bay, ngân hàng, hàng ngàn website... thời gian qua là những minh chứng điển hình. 

Việt Nam đang đối mặt những nguy cơ gì và cách nào để ngăn chặn mất an ninh mạng, giảm thiểu tác động tiêu cực của tấn công mạng? Báo điện tử VOV sẽ phân tích về các nội dung này.

Bài 1: Việt Nam đang là mục tiêu của tội phạm mạng

Theo Trung tướng Hoàng Phước Thuận, Cục trưởng Cục An ninh mạng, Bộ Công an, thực trạng an toàn, an ninh thông tin tại Việt Nam trong một vài năm qua diễn biến rất phức tạp, khó lường. Trong năm 2017, Việt Nam đã phải đối diện với 3 vấn đề mất an toàn, an ninh thông tin lớn mà trong đó, đáng chú ý là việc hàng loạt các cuộc tấn công mạng diễn ra với quy mô lớn, cường độ cao nhắm vào các lĩnh vực trọng yếu cũng như các công trình quan trọng của quốc gia.

Vấn đề an ninh mạng tại Việt Nam đang ở tình trạng báo động. (Ảnh minh họa: KT).

Đại đa số các cuộc tấn công này đều diễn ra thông qua hạ tầng truyền dẫn vật lý như trục truyền dẫn quốc tế, trục truyền dẫn nội bộ quốc gia và hạ tầng dịch vụ lõi. Hơn nữa, hầu hết các cuộc tấn công không còn diễn ra một cách tự phát, đơn lẻ mà đã trở thành những chiến dịch, có hệ thống, quy mô lớn.

Ông Nguyễn Trọng Đường, Giám đốc Trung tâm Ứng cứu Khẩn cấp Máy tính Quốc gia (VNCERT) nhận định, tình trạng lây nhiễm mã độc tại Việt Nam cũng trở nên đáng lo ngại. Các mã độc ngày càng tinh vi, phức tạp, đặc biệt là những mã độc đa mục đích, vừa mã hóa dữ liệu, vừa tống tiền, vừa ăn cắp dữ liệu. Điển hình như mã độc Wannacry, giữa năm 2017, đã tấn công gần 250 doanh nghiệp Việt Nam, gây nhiều thiệt hại.

Giới chuyên gia đánh giá, Việt Nam thuộc "vùng trũng" về an toàn thông tin mạng khi có tới 78% người dùng internet chưa được đào tạo về an toàn thông tin mạng; Hàng chục nghìn website bị hack mỗi năm; Các cuộc tấn công vào các tổ chức tài chính - ngân hàng có chiều hướng gia tăng; Đánh cắp thông tin bằng website giả mạo (phishing) khá phổ biến.

Theo Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA), có tới trên 50% cơ quan, doanh nghiệp không phát hiện được mình bị tấn công và chưa đến 30% đơn vị được cảnh báo có khả năng xử lý sự cố.

Thống kê của Bkav cũng cho thấy, mỗi tháng có khoảng 82 triệu mối đe dọa người dùng internet Việt Nam. Riêng trong năm 2017, Việt Nam mất khoảng 12.300 tỷ đồng (hơn 540 triệu USD) vì các cuộc tấn công do mã độc.

Bà Myla Pilao, Giám đốc Trend Micro TrendLabs: vấn đề an ninh mạng tại Việt Nam, nhất là an ninh bảo mật trong các doanh nghiệp đang hết sức phức tạp. (Ảnh: Vân Anh).
Bà Myla Pilao, Giám đốc Trend Micro TrendLabs cho rằng, vấn đề an ninh mạng tại Việt Nam, nhất là an ninh bảo mật trong các doanh nghiệp đang hết sức phức tạp.

"Nhìn vào những con số này, có thể thấy rõ ràng Việt Nam đang là mục tiêu của tội phạm mạng. Các doanh nghiệp, tổ chức Chính phủ cần nghiêm túc xem xét vấn đề an ninh mạng, nếu không hậu quả sẽ vô cùng nặng nề ", bà Pilao nhấn mạnh.

Ông Dhanya Thakkar, Phó Chủ tịch Trend Micro khu vực Châu Á, Trung Đông và Châu Phi nhận định, vấn đề của Việt Nam hiện nay là để bắt kịp cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều doanh nghiệp đang gấp rút tiến hành số hoá vì nó hứa hẹn đem lại sự tăng trưởng.

"Tuy nhiên họ không nhìn thấy những thách thức mới mà mình đang phải đối mặt – các mối đe dọa trên mạng. Các cuộc tấn công trên mạng không chỉ ảnh hưởng đến bộ phận công nghệ thông tin, mà nó đã trở thành một rủi ro trong kinh doanh, với việc đánh mất khách hàng, gián đoạn hoạt động kinh doanh...", ông Thakkar phân tích./.

Cùng loạt bài: Báo động nguy cơ mất an toàn thông tin mạng tại Việt Nam:

Bài 1: Việt Nam đang là mục tiêu của tội phạm mạng

Bài 2: Nhiều lỗ hổng phần mềm, người dùng thiếu hiểu biết

Bài 3: Cả hệ thống chính trị phải chung sức giữ an ninh mạng

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

An toàn thông tin: 95% sự cố do lỗi của người dùng
An toàn thông tin: 95% sự cố do lỗi của người dùng

VOV.VN - Năm 2018, an toàn thông tin vẫn là vấn đề nóng tại Việt Nam khi nguy cơ mất an toàn thông tin vẫn hiện hữu khắp mọi nơi. 

An toàn thông tin: 95% sự cố do lỗi của người dùng

An toàn thông tin: 95% sự cố do lỗi của người dùng

VOV.VN - Năm 2018, an toàn thông tin vẫn là vấn đề nóng tại Việt Nam khi nguy cơ mất an toàn thông tin vẫn hiện hữu khắp mọi nơi. 

An toàn thông tin: Người dùng phải chủ động tự vệ
An toàn thông tin: Người dùng phải chủ động tự vệ

VOV.VN - Người dùng cần nâng cao nhận thức về an toàn thông tin ngay từ việc bảo mật thông tin cá nhân của mình.

An toàn thông tin: Người dùng phải chủ động tự vệ

An toàn thông tin: Người dùng phải chủ động tự vệ

VOV.VN - Người dùng cần nâng cao nhận thức về an toàn thông tin ngay từ việc bảo mật thông tin cá nhân của mình.

Luật An ninh mạng: Tránh tạo cớ “đẻ” thêm “giấy phép con“
Luật An ninh mạng: Tránh tạo cớ “đẻ” thêm “giấy phép con“

VOV.VN - Luật An ninh mạng cần cụ thể hóa các quy định, đối tượng, tránh việc gây khó cho doanh nghiệp bằng những "giấy phép con" không cần thiết.

Luật An ninh mạng: Tránh tạo cớ “đẻ” thêm “giấy phép con“

Luật An ninh mạng: Tránh tạo cớ “đẻ” thêm “giấy phép con“

VOV.VN - Luật An ninh mạng cần cụ thể hóa các quy định, đối tượng, tránh việc gây khó cho doanh nghiệp bằng những "giấy phép con" không cần thiết.

Dự án Luật An ninh mạng: Nhiều khái niệm thiếu cụ thể, không rõ ràng
Dự án Luật An ninh mạng: Nhiều khái niệm thiếu cụ thể, không rõ ràng

VOV.VN - Luật An ninh mạng cần cụ thể hóa khái niệm "thông tin an ninh quốc gia", từ đó xác định rõ phạm vi, đối tượng bị tác động và tác động như thế nào?

Dự án Luật An ninh mạng: Nhiều khái niệm thiếu cụ thể, không rõ ràng

Dự án Luật An ninh mạng: Nhiều khái niệm thiếu cụ thể, không rõ ràng

VOV.VN - Luật An ninh mạng cần cụ thể hóa khái niệm "thông tin an ninh quốc gia", từ đó xác định rõ phạm vi, đối tượng bị tác động và tác động như thế nào?