Bộ trưởng TT&TT: VN phải là nước thứ 5 xuất khẩu thiết bị viễn thông

VOV.VN - Việt Nam phải đẩy nhanh xây dựng và hoàn thiện hạ tầng số và phải là quốc gia thứ 5 trên thế giới xuất khẩu được thiêt bị viễn thông "made in Vietnam".

Phát biểu tại hội thảo "Đổi mới sáng tạo Việt Nam" do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức sáng nay (14/11) tại Hà Nội, ông Cao Đức Phát, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, Xây dựng và hoàn thiện hạ tầng số hiện nay đối với Việt Nam là cuộc chạy đua nước rút, chứ không phải là cuộc chạy đường dài marathon.

"Việt Nam có bắt kịp con tàu 4.0 hay không, điều kiện tiên quyết là phải phát triển hạ tầng số. Bởi nếu như công nghệ thông tin được xem là hạ tầng của hạ tầng, thì mạng 5G chính là xương sống của kết nối hạ tầng ấy trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0). Đây chính là yếu tố quyết định sự thành công mục tiêu thực thi Chính phủ điện tử, nền kinh tế số", Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Cao Đức Phát nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại hội thảo.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ TT&TT, năm 1990, thế giới xuất hiện công nghệ 2G, thì 3 năm sau, Việt Nam đã khai trương mạng điện thoại di động công nghệ số 2G. Năm 2000, thế giới xuất hiện công nghệ 3G, nhưng phải đến năm 2010, tức là 10 năm sau, thì cả ba nhà mạng lớn nhất mới khai trương mạng điện thoại di động 3G. Đến khi 4G xuất hiện thì câu chuyện tương tự. Đến nay, năm 2018, tức là 8 năm sau khi thế giới xuất hiện công nghệ 4G, chúng ta vẫn chưa cấp được tần số mới để làm 4G. Mạng 4G mà các nhà mạng khai trương năm 2017 là do dồn dịch tần số 2G.

Trước đây, với sự sớm chấp nhận công nghệ 2G và sự thúc đẩy cạnh tranh, mạng di động Việt Nam đã từng vào top 20 thế giới. Tuy nhiên khi chuyển sang công nghệ 3G, 4G, vì sự đi sau về công nghệ và thiếu nhân tố cạnh tranh mới mà viễn thông của Việt Nam đang xếp hạng ở thứ 100. Về mật độ thuê bao di động băng rộng, năng 2017, ITU xếp Việt Nam đứng thứ 115/193 quốc gia và vùng lãnh thổ, tức là dưới trung bình của thế giới.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, công nghệ 5G đang tới là cơ hội để Việt Nam thay đổi thứ hạng. Muốn thay đổi thứ hạng thì phải đi đầu. Nếu chưa đi đầu được trên phạm vi toàn quốc thì đi đầu ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Thị trường viễn thông Việt Nam cũng cần những nhân tố cạnh tranh mới để thúc đẩy phát triển, để có những đột phá mới về phát triển thuê bao băng rộng, để đến 2020 đạt mật độ thuê bao di động băng rộng 100%; Về cơ cấu dịch vụ, để thoại và nhắn tin chỉ còn chiếm dưới 30% tổng doanh thu; Về tiêu dùng dữ liệu trên đầu người, để Việt Nam vào Top 30-50 trên thế giới; Về chuyển đổi số, để các nhà mạng phải là những công ty đầu tiên thực hiện chuyển đổi số triệt để; Về CMCN 4.0, để các nhà mạng phải là người ứng dụng đầu tiên hiệu quả các công nghệ AI, Big Data, IoT; Về đổi mới sáng tạo, để các nhà mạng phát triển các X-Tech, như FinTech, AgriTech, EduTech, nhằm tạo ra sự thay đổi lớn của các ngành.

"Bộ TT&TT khích lệ và tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam, cả nhà nước và tư nhân, cả to và nhỏ, nghiên cứu sản xuất được thiết bị viễn thông, kể cả thiết bị mạng và thiết bị đầu cuối, để lần đầu tiên trong lịch sử nước nhà, mạng viễn thông Việt Nam được xây lên bởi thiết bị Việt Nam. Việt Nam cũng phải trở thành nước thứ 5 trên thế giới xuất khẩu được thiết bị viễn thông Made in Vietnam, bao gồm tất cả thiết bị mạng và đầu cuối", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho hay.

Giới chuyên gia nhận định, mạng 5G không chỉ là cơ hội về dịch vụ kết nối, cơ hội để thay đổi thứ hạng viễn thông Việt Nam, mà còn là cơ hội để phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin của đất nước. Mạng 5G tạo ra nhu cầu rất lớn về thiết bị mạng lưới, thiết bị đầu cuối, dẫn tới nhu cầu mang tính quyết định của an toàn, an ninh mạng, nhu cầu toàn dân về ứng dụng, đồng thời sẽ tạo ra thị trường vô hạn cho các công ty công nghệ Việt Nam./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nền kinh tế số của Việt Nam có thể sẽ kém cạnh tranh hơn?
Nền kinh tế số của Việt Nam có thể sẽ kém cạnh tranh hơn?

VOV.VN - 89% thành viên của Phòng Thương mại Hoa Kỳ cho rằng nền kinh tế số của Việt Nam có thể sẽ trở nên kém cạnh tranh hơn.

Nền kinh tế số của Việt Nam có thể sẽ kém cạnh tranh hơn?

Nền kinh tế số của Việt Nam có thể sẽ kém cạnh tranh hơn?

VOV.VN - 89% thành viên của Phòng Thương mại Hoa Kỳ cho rằng nền kinh tế số của Việt Nam có thể sẽ trở nên kém cạnh tranh hơn.

Xây dựng hạ tầng số - cuộc chạy đua nước rút cần làm ngay
Xây dựng hạ tầng số - cuộc chạy đua nước rút cần làm ngay

VOV.VN - Xây dựng hạ tầng số phục vụ cho Chính phủ điện tử và Kinh tế số đã trở thành cuộc chạy đua nước rút, chứ không phải là chạy marathon.

Xây dựng hạ tầng số - cuộc chạy đua nước rút cần làm ngay

Xây dựng hạ tầng số - cuộc chạy đua nước rút cần làm ngay

VOV.VN - Xây dựng hạ tầng số phục vụ cho Chính phủ điện tử và Kinh tế số đã trở thành cuộc chạy đua nước rút, chứ không phải là chạy marathon.

Cảnh báo mã độc tấn công có chủ đích vào ngân hàng và hạ tầng quốc gia
Cảnh báo mã độc tấn công có chủ đích vào ngân hàng và hạ tầng quốc gia

VOV.VN - Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính quốc gia vừa phát cảnh báo khẩn về mã độc tấn công có chủ đích vào hệ thống ngân hàng và hạ tầng quốc gia.

Cảnh báo mã độc tấn công có chủ đích vào ngân hàng và hạ tầng quốc gia

Cảnh báo mã độc tấn công có chủ đích vào ngân hàng và hạ tầng quốc gia

VOV.VN - Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính quốc gia vừa phát cảnh báo khẩn về mã độc tấn công có chủ đích vào hệ thống ngân hàng và hạ tầng quốc gia.

Kinh tế số: Doanh nghiệp cần thích nghi để tồn tại
Kinh tế số: Doanh nghiệp cần thích nghi để tồn tại

VOV.VN - Kinh tế số cùng với việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và hệ thống quản trị, buộc doanh nghiệp phải thích nghi nếu muốn tồn tại.

Kinh tế số: Doanh nghiệp cần thích nghi để tồn tại

Kinh tế số: Doanh nghiệp cần thích nghi để tồn tại

VOV.VN - Kinh tế số cùng với việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và hệ thống quản trị, buộc doanh nghiệp phải thích nghi nếu muốn tồn tại.